Mối quan hệ giữa văn hóa cơng ty và sự gắn kết với tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của văn hóa công ty đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trên địa bàn TPHCM (Trang 29 - 31)

7. Kết cấu luận văn

1.3 Mối quan hệ giữa văn hóa cơng ty và sự gắn kết với tổ chức

Mối quan hệ giữa văn hóa cơng ty và sự gắn kết với tổ chức đã được các nhà nghiên cứu nhìn nhận ngay từ những ngày đầu nghiên cứu về mảng đề tài này. Deal, Kennedy (1982) đã nhận định rằng văn hóa cơng ty tác động đến nhiều yếu tố của tổ chức và cá nhân như hiệu quả làm việc, thành tích, sự gắn kết với tổ chức, sự tự tin và các hành vi ứng xử của nhân viên.

Lee, Mathur (1998) đã chỉ ra mối quan hệ giữa văn hố cơng ty và sự gắn kết, nổ lực, hiệu quả công việc của nhân viên. Brief (1998) cũng đã đưa ra mối quan hệ giữa văn hóa cơng ty và sự thỏa mãn công việc, các hành vi, thái độ, thành tích của nhân viên. Shaw et al (1998) đưa ra mối quan hệ giữa văn hóa cơng ty và những lợi ích của tổ chức, chi phí giữ chân nhân viên và doanh thu.

Nghiên cứu của Veeri Arumugam (2006) về ảnh hưởng của văn hóa cơng ty đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên công ty chất bán dẫn tại Malaysia đã kết luận có mối quan hệ chặt chẽ giữa văn hóa cơng ty và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên.

O’Reilly et al (1991) đã cơng bố trên tạp chí “The Academy of Management Journal” đề tài đánh giá sự tương thích giữa nhân viên và tổ chức thơng qua văn hóa cơng ty trong đó bao gồm gắn kết với tổ chức, sự thỏa mãn công việc, dự định rời bỏ tổ chức, kết quả hoạt động của tổ chức (doanh thu…)

Sheridan (1992) đã đăng tải trên tạp chí “The Academy of Management Journal” về nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa cơng ty và sự giữ chân nhân viên.

McKinnon et al (2003) đã cơng bố trên tạp chí “The International Journal of Business Studies” nghiên cứu về văn hóa cơng ty và mối quan hệ với sự gắn bó, sự thỏa mãn cơng việc, và chia sẻ thông tin tại Đài Loan.

Các giá trị văn hóa tích cực phản ánh một hình ảnh tốt đẹp của công ty và mơi trường làm việc hấp dẫn với mục đích duy trì nguồn nhân lực, nhất là những nhân viên giỏi, tài năng vì văn hóa cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khuynh hướng rời bỏ tổ chức của nhân viên. Đồng thời văn hóa tích cực cũng giúp thu hút lực lượng lao động đặc biệt là những người có năng lực, những nhân tài bên ngồi do bởi người lao động bên cạnh việc xem xét các yếu tố như lương bổng, tính chất cơng việc,… thì họ ngày càng quan tâm đến yếu tố văn hóa trước khi bắt đầu gia nhập một tổ chức mới. Văn hóa tổ chức tích cực sẽ làm gia tăng sự gắn kết và hợp tác của đội ngũ nhân viên, kết quả là hiệu quả của tổ chức được nâng cao, có sự nhất trí quan tâm cao đến các định hướng chiến lược, năng suất lao động tăng, việc ra quyết định tốt hơn, sự gắn kết cao ở mọi cấp bậc nhân viên và tạo ra lợi thế cạnh tranh của tổ chức (Saeed và Hassan, 2000). Nghiên cứu của Shinichi Hirota et al (2007) đã nhận định rằng văn hóa và các giá trị của nó gia tăng mức

. Và nhờ phát triển văn hóa, họ đã đạt được lợi thế cạnh tranh so với các cường quốc kinh tế khác.

Đã có rất nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nước về đề tài mối quan hệ giữa văn hóa cơng ty và sự gắn kết với tổ chức, sự thỏa mãn công việc, kết quả làm việc của nhân viên, kết quả hoạt động của công ty. Tuy nhiên, nghiên cứu này muốn cụ thể hóa mối quan hệ giữa văn hóa cơng ty và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên ngành hàng tiêu dùng nhanh trên địa bàn TP.HCM vì theo tác giả, sự gắn kết với tổ chức là ưu tiên hàng đầu trong chính sách quản trị nguồn nhân lực tại các công ty, đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt hiện nay. Gắn kết với tổ chức thể hiện sự thỏa mãn cơng việc của nhân viên, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên và cuối cùng là nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của văn hóa công ty đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trên địa bàn TPHCM (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)