2.2.2.2 .Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam
2.3 Xuất khẩu gạo Việt Nam theo thị trường
2.3.1 Xuất khẩu gạo đi các thị trường lớn
Trong 11 tháng đầu năm 2011, xuất gạo đi 20 thị trường đầu ra lớn nhất của Việt Nam đạt 6,175 triệu tấn, chiếm 91,46% tổng lượng xuất khẩu gạo. Trong đó Indonesia và Philippines vẫn là hai thị trường dẫn đầu về xuất khẩu gạo của Việt Nam tuy nhiên vị trí xếp hạng so với năm 2010 đã có sự đổi chỗ.
Indonesia đã vượt qua Philippines để trở thành thị trường đầu ra lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng năm 2011 với lượng nhập khẩu tháng 11 đạt 1,708 ngàn tấn tăng 242,750 ngàn tấn (16,55%) so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 23,56% lượng xuất khẩu chung đi các thị trường. Trong 11 tháng năm 2011, xuất khẩu sang thị trường này đạt mức cao nhất vào tháng 10 với 286,192 ngàn tấn và ở mức đáy vào tháng 4 với 750 tấn.
Cũng giống như năm 2010, xuất khẩu gạo năm 2011 sang thị trường Philippines thường tăng mạnh vào các tháng đầu năm, tuy nhiên từ tháng 8 trở đi thì bắt đầu giảm dần. Xuất khẩu sang thị trường này đã đạt đỉnh vào tháng 6
với 174,606 ngàn tấn. Tính chung 11 tháng năm 2011 Philippines đã nhập khẩu 958,018 ngàn tấn gạo từ Việt Nam, tăng 264,925 ngàn tấn so với năm 2010 (38,22%), chiếm 14,22% tổng khẩu gạo.
Malaysia cũng là một trong số cá thị trường đầu ra lớn của Việt Nam với tỷ trọng 6,88% tổng sản lượng xuất khẩu gạo. Trong 11 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu sang thị trường này đạt 463,730 ngàn tấn, giảm 17,52% so với năm 2010. Cuba, Senegal và Singapore cũng là những thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam với lượng xuất khẩu 11 tháng năm 2011 đạt lần lượt 463,730 ngàn tấn; 404,150 ngàn tấn và 367,671 ngàn tấn, chiếm tỷ trọng trong tổng lượng xuất khẩu gạo lần lượt là 6&, 5,98% và 5,46%.
Bảng 03: Lượng gạo xuất khẩu đi các châu lục (tấn)
Thị trường Năm 2011 Cơ cấu (%)
Châu Á 4,726,000 66.52 Châu Mỹ 456,000 6.42 Châu Phi 1,618,000 22.77 Trung Đông 53,000 0.75 Châu Âu 175,000 2.46 Châu Úc 77,000 1.08 Tổng 7,105,000 100 Nguồn: VFA
Xét theo khu vực, tham khảo số liệu từ VFA, xuất khẩu gạo năm 2011 vẫn chủ yếu sang châu Á với 4,726 triệu tấn chiếm 66,52%. Tiếp đến là sang châu Phi với lượng 1,618 triệu tấn chiếm 22,77%. Các thị trường châu Mỹ, châu Âu, châu Úc, Trung Đông lần lượt là 456 ngàn tấn (6,42%); 175 ngàn tấn (2,46%); 77 ngàn tấn(1,08%), 53 ngàn tấn (0,75%).