2.2.2.2 .Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam
2.5 Đánh giá ảnh hưởng của tỷ giá tới hoạt động xuất khẩu gạo
2.5.2 Ảnh hưởng tiêu cực và những khó khăn
Chính sách tỷ giá là một trong những chính sách kinh tế có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước, hỗ trợ xuất khẩu - một cấu thành quan trọng của tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, cơ chế truyền dẫn của chính sách tỷ giá tác động ngược chiều giữa các DN xuất khẩu và DN nhập khẩu. Trường hợp tỷ giá tăng sẽ có tích cực đối với tăng năng lực cạnh tranh cho DN xuất khẩu do lợi thế cạnh tranh về giá và bảo hộ mặt hàng tiêu dùng sản xuất trong nước thì ngược lại làm tăng chi phí đối với các DN phải nhập khẩu các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thậm chí, gây bất lợi cho ngay cả các DN xuất khẩu nếu các DN này phải nhập khẩu các nguyên vật liệu sản xuất cho hàng xuất khẩu của mình. Ngồi ra, tỷ giá cao cịn làm gia tăng giá trị các khoản nợ đối với các DN có khoản vay nợ nước ngồi, kể cả các khoản nợ cơng của Chính phủ hiện đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây (chiếm 42,2% trong tổng nợ công năm 2012). Như vậy, với nền kinh tế Việt Nam phát triển theo mơ hình định hướng xuất khẩu trong khi nhập siêu các yếu tố đầu vào có xu hướng tăng như năm năm 2011 là 105,8 tỷ USD tăng 24,7% so với năm 2010, năm 2012 là 114,3 tỷ USD tăng 7,1% so với năm 2011 thì việc lựa chọn chính sách tỷ giá đảm bảo tính đa mục tiêu là khó có thể thực hiện được. Do vậy, u cầu trong chính sách tỷ giá buộc phải có lựa chọn.
Gạo xuất khẩu của Việt nam còn kém sức cạnh tranh so với các nước xuất khẩu khác, doanh lợi ngoại tệ thu được từ xuất khẩu gạo chưa phản ánh đúng thực tế giá cả thị trường thế giới . Nguyên nhân chủ yếu là chất lượng gạo thấp, cơ sở hạ tầng giao thông bến cảng cần thiết theo yêu cầu của xuất khẩu đã cũ kỹ, lạc hậu .
Xuất khẩu gạo của Việt nam chưa được ổn định, mối liên hệ với bạn hàng chưa chặt chẽ, chưa có những chính sách thích hợp về bạn hàng và thị trường quốc tế . Trong khi đó hoạt động xuất khẩu của nước ta rời rạc, chưa được sự hướng dẫn, điều hành, phân công sát xao của các cơ quan quản lý Nhà nước về
xuất khẩu lương thực. Chính vì vậy, chưa có sự liên hệ mật thiết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Trung ương và địa phương .
Về hạn ngạch : Chính sách hạn ngạch được sử dụng căn cứ vào lượng gạo
xuất khẩu hàng năm và tình hình sản xuất hiện taị, căn cứ vào hạn ngạch nhà nước quyết định số lượng xuất khẩu nếu gạo trong nước dư thừa nhiều thì tuỳ theo tình hình chính phủ sẽ tiếp tục cấp chỉ tiêu xuất khẩu . Việc sử dụng hạn ngạch linh hoạt đã căn cừ vào tình hình sản xuất trong nước, tiêu dùng nội địa và dự trữ quốc gia đã phát huy được tác dụng . Tuy nhiên hạn ngạch trong một chừng mực nào đó cản trở việc phát triển sản xuất lúa gạo xuất khẩu, ảnh hưởng đến mức giá thực tế của gạo xuất khẩu và nó thể hiện
Thứ nhất : Hạn ngạch làm cách ly nền kinh tế trong nước và các biến đổi của thương mại quốc tế bằng cách giảm sự truyền tin về giá cả quốc tế và giá cả trong nước, hạn ngạch đã mang lại hình thức giá cả ổn định cho người nơng dân, nhưng đem lại thu nhập cho người nông dân dưới mức mà sản xuất có thể .
Thứ hai : Nhiều khi lương thực trong nước dư thừa nhiều nhưng hạn ngạch chưa đề ra, bổ sung và cấp chỉ tiêu cho các đầu mối, dẫn đến mất cơ hội trong khi việc thu lợi nhuận cao khi giá thế giới biến động tăng nhanh . Trong khi đó trong nước có qúa nhiều cho tiêu dùng và dự trữ .
Thứ ba : Hạn ngạch gián tiếp tạo động cơ cho buôn lậu . Việc quả lý bằng hạn ngạch đã tạo ra sự xuất lậu gạo của tư thương qua đường biên giới, ước tính mỗi năm khoảng 0,5 triệu tấn .
Về hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu: Ngân hàng Nhà nước cấp vốn vay cho
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhưng lại không quá 10% vốn điều lệ và dự trữ . Chính vì vậy, hiện tượng thiếu vốn ở các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng tới việc thu mua và xuất khẩu . Do sự không đủ nguồn
lực mà Doanh nghiệp không mở rộng được hệ thống thu mua lúa gạo, tạo điều kiện cho tư thương gây mất ổn định về giá . Mặt khác trong quá trình vận chuyển, bảo quản, giao hàng dẫn đến tiến đội giao hàng không đảm bảo tốt và phương thức thanh tốn gặp nhiều khó khăn .
Về chính sách tổ chức, điều hành quản lý xuất khẩu gạo : Vai trò quản lý,
điều hành, tổ chức xuất nhập khẩu của Nhà nước cịn nhiều hạn chế, do đó chưa xác định được chiến lược xuất khẩu gạo cho một thời gian dài, đặc biệt là lượg gạo xuất khẩu . Cũng chính vì chưa xác định đựơc chiến lược xuất khẩu đã tạo ra sự chưa ổn định được của khách hàng và thị trường .
Việc quản lý xuất khẩu còn nhiều lúng túng, chưa kết hợp tốt việc đảm bảo an toàn lương thực trong nước với xuất khẩu, chính sách của Nhà nước hay thay đổi làm cho uy tín kinh doanh xuất khẩu gạo bị giảm sút, giá thị trường quốc tế tác động tự phát dối với sản xuất và giá gạo trong nước .
Điều hành xuất khẩu chưa đạt hiệu quả thiếu những điều kiện cần thiết cho sự điều hành tổ chức xuất khẩu như vốn dự trữ, kho tàng, bảo quản và chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng mua bán quota tranh khách vì lợi ích có nhân mà ký hợp đồng bất lợi cho đất nước .
Việc tổ chức xuất khẩu còn để tư nhân chi phối, nhiều quốc doanh được chỉ định đầu mối xuất khẩu nhưng đó chỉ là cái vỏ, mà chỉ làm công đoạn cuối cùng. Như vậy, qua sự đánh giá những mặt còn hạn chế của Việt nam trong hoạt động xuất khẩu gạo trên đây đã giúp chúng ta nhận biết rõ ràng hơn những yếu kém tồn tại từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, từ đó Đảng và Nhà nước cần đưa ra những chính sách cụ thể can thiệp một cách có hiệu quả nhằm đạt được lợi ích cao nhất .