Diễn biến của tỷ giá hối đoái giai đoạn từ 2008 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu gạo việt nam , (Trang 46 - 57)

2.2.2.2 .Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam

2.4 Cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam và ảnh hưởng của chính sách tỷ giá

2.4.3 Diễn biến của tỷ giá hối đoái giai đoạn từ 2008 đến nay

* Giai đoạn 2008 - 2010

2.2.3.1. Giai đoạn năm 2008 – 201

Hình 5 : Diễn biến tỷ giá năm 2008 – Nguồn : BIDV

hình 1:

Năm 2008 được giới phân tích tài chính coi là "năm bất ổn của tỷ giá" với những biến động tỷ giá rất phức tạp với những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô, biên độ tỷ giá đã được điều chỉnh 5 lần, một mật độ chưa từng có trong lịch sử. Trong quý I/2008, tỷ giá liên tục giảm dưới mức sàn. Tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng liên tục giảm mạnh (từ mức 16.112 đồng xuống 15.960 đồng, mức thấp nhất là 15.560 VND/USD). Trên thị trường tự do, USD dao động từ mức 15.700 – 16.000 đồng/USD. Nguyên nhân là do thời điểm này cận Tết Dương lịch nên lượng kiều hối chuyển về khá lớn, bên cạnh đó do chênh lệch giữa tiền VND và USD khá cao nên các nhà đầu tư có xu hướng bán USD để thu về VND.

Sang quý II/2008, tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6/2008, đỉnh điểm lên đến 19.400 đồng/USD vào ngày 18/06/2008, cách hơn 2.600 đồng so với mức trần, còn trên thị trường tự do, tỷ giá cao hơn khoảng 100-150 đồng, sau đó dịu lại khi Ngân hàng Nhà nước nới biên độ từ 1% lên +/- 2%(27/6) và kiểm soát chặt các bàn thu đổi.

Nguyên nhân USD tăng mạnh trong giai đoạn này chủ yếu do tâm lý bất ổn của doanh nghiệp và người dân khi thấy USD tăng nhanh dẫn đến trạng thái găm ngoại tệ của giới đầu cơ. Nhu cầu mua ngoại tệ trả các khoản nợ của cả doanh nghiệp xuất và nhập khẩu đến hạn cao; tăng nhập khẩu vàng do chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và quốc tế. Nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rút vốn khỏi Việt nam bằng việc bán trái phiếu Chính Phủ khi lo ngại về tình hình kinh tế và do tình hình thanh khoản thấp trên thị trường thế giới đẩy nhu cầu mua USD chuyển vốn về nước lên cao (bán rịng 0,86 tỷ USD).

Bên cạnh đó, cung ngoại tệ thấp do Ngân hàng Nhà nước không cho phép cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu (theo quyết định số 09/2008/QĐ.NHNN không cho phép vay để chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu,

vay thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu) giảm hiện tượng doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệ bán lại trên thị trường.

Quý III/2008, tỷ giá giảm mạnh từ 19.400 đồng/USD xuống 16.400 đồng/USD và giao dịch bình ổn quanh mức 16.600 đồng trong giai đoạn từ tháng 8 – tháng 11.

Quý IV/2008, tỷ giá USD/VND tăng đột ngột trở lại từ mức 16.600 lên mức cao nhất là 16.998 sau đó giảm nhẹ. Giao dịch nằm trong biên độ tỷ giá. Tuy nhiên cung vẫn thiếu trong khi cầu ngoại tệ lớn. Sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% trong ngày 07/11/2008 thì tỷ giá tăng đến mức 17.440 đồng/USD.

Hình 2 : Diễn biến tỷ giá năm 2008 - 2009 – Nguồn : NHNN

Năm 2009 có thể coi là năm “tiền tệ” tại Việt Nam. Tỷ giá USD/VND tăng mạnh, nhập siêu cao, lạm phát đứng trước áp lực tăng trở lại vào năm 2010, khan hiếm USD, giá vàng sốt nóng, lãi suất ngân hàng lên kịch trần…

Tỷ giá chính thức giữa USD và VND trong năm 2009 đã trải qua hai lần điều chỉnh, một lần vào tháng 3 (+2%) do tăng biên độ giao dịch từ 3% lên 5% và lần gần nhất là vào tháng 11 (+3,4%). Mặc dù sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần nhưng tỷ giá trên thị trường khơng chính thức (tỷ giá thị trường tự do) vẫn ln nằm ngồi biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Trên thực tế, điều này đã xảy ra từ đầu năm tới nay, cho thấy thị trường ngoại hối luôn căng thẳng.

Biểu đồ cho thấy càng về cuối năm tỷ giá càng biến động và mất giá mạnh, thị trường ngoại hối ln có biểu hiện căng thẳng, đồng thời USD tín dụng thì thừa, USD thương mại thì thiếu. Các ngân hàng khơng có ngoại tệ để bán cho doanh nghiệp và nếu có bán thì mức tỷ giá cũng cao hơn mức tỷ giá trần do Ngân hàng Nhà nước quy định. Những bất ổn trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đối đã tiếp tục gây ra những khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hơn nữa, đồng tiền mất giá còn ảnh hưởng đến lạm phát trong nước do giá hàng nhập khẩu tăng mạnh.

Để thấy rõ sự biến động của chúng ta so sánh ở ba góc độ của thị trường là thị trường liên ngân hàng, thị trường tự do, tỷ giá bình quân liên ngân hàng trong 4 giai đoạn tháng 1 - tháng 3; tháng 4 - tháng 9; tháng 10 - ngày 24/11 và từ 25/11 đến hết năm 2009.

Đầu tiên, xét trên thị trường liên ngân hàng. Ở giai đoạn 1, tỷ giá dao động trong khoảng 17.450 đồng - 17.700 đồng, cách giá trần khoảng từ 0 - 200 điểm (một điểm tương đương một đồng), lúc đó tính thanh khoản thị trường kém, nguồn cung khan hiếm, ngoại trừ thời điểm thị trường được bổ sung từ doanh thu xuất khẩu vàng.

Giai đoạn 2, tỷ giá liên ngân hàng sát giá trần của Ngân hàng nhà nước trong khoảng 10 ngày sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng biên độ tỷ giá (từ +/- 3% lên +/- 5% vào ngày 23/3/2009). Tuy nhiên đến 9/4, tỷ giá liên ngân hàng tăng mạnh và duy trì biên độ 200 - 600 điểm so với giá trần.

Giai đoạn 3, từ cuối tháng 10/2009, tỷ giá tăng mạnh và đến ngày 10/11, cao hơn giá trần 1.000 điểm. Biến động tỷ giá rất dữ dội, có ngày tăng 200 - 300 điểm và đạt đỉnh ở mức 19.750 vào 24/11. Chỉ đến khi Ngân hàng Nhà nước cho phép nhập vàng trở lại, tỷ giá ở thị trường này giảm trong 2 ngày nhưng vẫn cao hơn 1.200 - 1.500 điểm so với giá trần. Giai đoạn 4, tỷ giá giao dịch liên ngân hàng giảm từ mức cao 19.800 đồng xuống 18.500 đồng, sát với giá trần.

Ở thị trường tự do, tỷ giá biến động dữ dội hơn rất nhiều. Giai đoạn 1, chúng dao động trong khoảng 17.450 đồng - 17.800 đồng, cao hơn tỷ giá trên liên ngân hàng trên 100 điểm. Giai đoạn 2, từ 18.180 đồng - 18.250 đồng nhưng từ nửa cuối tháng 6/2009, tăng lên mức 18.450 đồng - 18.500 đồng. Sang giai đoạn 3, tỷ giá thị trường tự do tăng rất nhanh, đạt đỉnh 20.000 đồng rồi giảm nhanh về 18.700 đồng trước khi tăng trở lại và duy trì ở mức 19.000 đồng - 19.300 đồng Đến giai đoạn 4, tỷ giá thị trường này giảm mạnh.

Nếu như tỷ giá hai thị trường trên biến động mạnh thì biến động của tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho tỷ giá thị trường biến động rất ít. ở giai đoạn 1, chúng biến động nhỏ và xoay quanh mức 16.980 đồng. Giai đoạn 2, sau khi nới biên độ, tỷ giá giảm từ 16.980 đồng xuống 16.935 đồng (-0,26%) và duy trì đến hết tháng 5/2009. Từ tháng 6/2009, mặc dù Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng dần nhưng mức tăng thấp. Giai đoạn 3, nhịp độ tăng của tỷ giá bình qn liên ngân hàng vẫn khơng nhiều và tính đến 19/11/2009, mức tăng của chúng so với cuối 2008 chỉ 0,3%. Ở giai đoạn 4, kể từ 26/11, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 5,44% và so với cuối năm 2008, mức tăng của chúng chỉ 5,81%.

Sang đến tháng 1/2010 tỷ giá VND/USD giảm nhẹ, đứng ở mức 18.479 đồng/USD đến giữa tháng 02/2010. Nguyên nhân là do nguồn cung USD tăng từ nhiều nguồn, kể cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp.

Bên cạnh đó, các tập đồn, tổng cơng ty lớn của Nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng, sức ép tâm lý găm giữ USD do lo sợ rủi ro tỷ giá giảm, chênh lệch giữa giá thị trường tự do với giá niêm yết trên thị trường chính thức đã giảm đáng kể.

Điểm đáng chú ý của thị trường ngoại hối năm 2010 là vào ngày 28/4/2010 tỷ giá trên thị trường tự do lần đầu tiên đã thấp hơn mức tỷ giá niêm yết của các Ngân hàng thương mại. Và tỷ giá do các Ngân hàng thương mại niêm yết trong thời gian này cũng luôn thấp hơn mức trần cho phép của Ngân hàng Nhà nước, đứng ở mức 18.950 - 18.970 đồng/USD.

* Giai đoạn năm 2011- 2012

Một trong những kết quả nổi bật nhất của thị trường ngoại tệ trong 06 tháng đầu năm 2011 là duy trì được sự ổn định. Cùng với sự giảm nhiệt của giao dịch, tỷ giá giao dịch cũng được dần dần hạ xuống. Bắt đầu từ sự “giảm nhiệt” của tỷ giá trên thị trường tự do, làm cho chênh lệch tỷ giá giữa thị trường này so với thị trường chính thức giảm dần xuống, thậm chí có thời điểm cịn thấp hơn cả thị trường chính thức- một hiện tượng hiếm thấy trong nhiều năm qua.

Trên thị trường chính thức, trong thời gian qua, tỷ giá giao dịch của các Ngân hàng thương mại thường ở mức thấp hơn biên độ tối đa theo quy định (±1% so với tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố); xen kẽ những ngày tăng, tỷ gia đã có nhiều ngày đứng và nhiều ngày giảm, điều hiếm thấy trước đây, mức giảm lớn nhất so với tỷ giá điều chỉnh ngày 11/2/2011 có lúc lên đến 280 VND/USD.

Khi thị trường tự do bị thu hẹp, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường chính thức giảm thiểu, tỷ giá cơ bản ổn định và có xu hướng giảm, đã

tạo thời cơ để Ngân hàng Nhà nước mua vào ngoại tệ ròng từ đầu năm đến nay . Theo đánh giá gần đây nhất của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã được bổ sung 0,9 tỉ USD, dự trữ ngoại tệ được cải thiện rõ rệt, một động thái mà từ giữa năm 2008 đến trước tháng 5/2011 chưa thực hiện được. Các doanh nghiệp và người dân đã bắt đầu bán ngoại tệ cho ngân hàng; bước đầu chuyển dần quan hệ huy động và cho vay bằng ngoại tệ sang quan hệ mua, bán ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng; việc niêm yết giá thanh toán, mua bán trực tiếp bằng ngoại tệ đã được thu hẹp.

Trong những tháng cuối năm 2011, nguyên nhân vốn vẫn tiếp tục gây nên những biến động trên thị trường tự do, mức biến động khoảng 300-400 VND. Sự ổn định tạm thời và những chuyển biến tích cực trên thị trường ngoại tệ tự do vào thời điểm cuối năm 2011 được cho là bắt nguồn từ một số nguyên nhân trong đó phải kể đến những cam kết của NHNN nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ, theo đó tỷ giá USD/VND sẽ được điều chỉnh không quá 1% kể từ ngày 7/9/2011 cho đến hết năm. Ngoài ra, diễn biến thuận lợi của cán cân thương mại, cán cân tổng thể trong năm 2011 đặc biệt trong những tháng cuối năm đã hỗ trợ khá đắc lực cho những cam kết của NHNN. Không những thế những quy định và biện pháp kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng đã khiến cho biến động của thị trường này khơng cịn gây nhiều tác động tiêu cực đến thị trường ngoại tệ tự do như trước đây.

Năm 2012: Diễn biến tỷ giá VND/USD ổn định

Nhìn lại diễn biến tỷ giá VND/USD trong năm 2012 cho thấy, vào đầu năm duy trì ổn định với biến động khơng q +/-1% theo tỷ giá bình qn liên ngân hàng (BQLNH) và với chiều hướng giảm từ 21.030 VND/1USD, xuống còn khoảng 20.850 VND/1USD vào cuối năm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nếu như năm 2008 giá USD (tỷ giá VND/USD) tăng 6,31%, năm 2009 tăng tới

10,07%, năm 2010 tăng 9,68% thì năm 2011 chỉ tăng 2,2% và năm 2012 đã giảm gần 1%. Trong 6 tháng đầu năm 2012 tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng nhẹ, còn 6 tháng cuối năm giảm, tính chung cả năm tỷ giá giảm gần 0,88% (Biểu đồ 1). Đây là một hiện tượng ngược lại diễn biến tỷ giá trên thị trường trong

những năm xáo trộn (2008 - 2011) khi tỷ giá luôn biến động theo chiều hướng tăng dần từ đầu năm đến cuối năm.

Nhìn chung, diễn biến tỷ giá USD/VND trong năm 2012 có thể chia thành hai giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Từ tháng 1- 6/2012, tỷ giá tăng nhẹ. Trong 6 tháng đầu năm diễn biến tỷ giá VND/USD diễn ra ổn định với chiều hướng tăng nhẹ khoảng 0,55%. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng (BQLNH) tiếp tục được duy trì ở mức 20.828 VND/1 USD. Tỷgiágiao dịch của ngân hàng thương mại (NHTM) sau một thời gian duy trìởmức kịch trần biên độđãđược các ngân hàng điều chỉnh giảm dừng ởmức 20.860 - 20.920 VND/USD vào thời điểm cuối tháng 6/2012.

Riêng những ngày đầu tháng 6/2012, các “chợ đen” bám sát diễn biến tỷ giá giao dịch của NHTM , chênh lệch giữa hai thị trường này chỉ còn ở mức từ 20 - 70 VND/1USD – một sự chênh lệch không đáng kể nếu so với năm 2011 trung bình mức chênh lệch là 1.000 - 2.000 VND/1 USD.

Một điểm khác biệt so với các năm trước là trong quý I/2012, từ ngày 13/2/2012 tỷ giá mua vào của Sở Giao dịch NHNN được điều chỉnh cao hơn tỷ giá mua vào của các NHTM. Điều này nhằm khuyến khích các NHTM bán lại cho NHNN ngoại tệ mua được từ các doanh nghiệp và dân cư, tạo điều kiện cho NHNN thực hiện mục tiêu tăng dự trữ ngoại hối quốc gia.

Biểu 10: Tốc độ tăng - giảm tỷ giá năm 2012

Giai đoạn 2: Từ tháng 7 - 12/2012, tỷ giá giảm dần. Xu hướng biến động tỷ giá VND/USD duy trì ở mức độ ổn định và giảm dần. Những quyết sách rõràng vàminh bạch của NHNN trong cơng tác điều hành chính sách tỷgiá, cùng với diễn biến khảquan của cung - cầu ngoại tệtrong nền kinh tế , góp phần quan trọng tạo nên thặng dư của cán cân tổng thể trong nửa đầu năm 2012 tiếp tục duy trìxu thếổn định vào cuối năm.

Tháng 8/2012, tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do có tăng nhẹ và kéo dài khoảng cách chênh lệch với tỷ giá giao dịch của các NHTM ở mức gần 70 VND/1USD, nhưng sang tháng 9 bắt đầu xu hướng giảm dần đều cho tới cuối năm 2012 khi xoay quanh mức 20.850 – 20.870/VND/1USD. Tỷ giá BQLNH vẫn được duy trì một đường kẻ thẳng kể từ ngày 24/11/2011 cho đến nay.

Biểu 11: Diễn biến tỷ giá USD/VND 2012

Điều đáng nói, diễn biến tỷ giá VND/USD diễn ra dường như theo quy luật trong các năm gần đây là vào những tháng cuối năm tỷ giá thư ờng cóxu hướng biến động rất mạnh , kèm với sự chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do thường ở mức khá cao . Tuy nhiên, trong năm 2012 hiện tượng này lại được loại trừ hồn tồn . Có được kết quả trên là do sự kết hợp linh hoạt các biện pháp điều hành chính sách tỷ giá của NHNN trong suốt năm 2012, nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ . Theo đó, tỷ giáVND/USD sẽđược điều chỉnh biên độ dao động không quá 2 - 3% trong cả năm 2012. Ngoài ra, diễn biến thuận lợi của cán cân thương mại , cán cân tổng thểtrong năm 2012, đãhỗtrợkháđắc lực cho những cam kết của NHNN . Đồng thời, những quy định và biện pháp kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng đã khiến cho biến động của thị trường này khơng cịn gây nhiều tác động tiêu cực đến thị trường ngoại hối tự do như trước đây.

Trong năm 2012, NHNN đã sử dụng linh hoạt các biện pháp điều hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu gạo việt nam , (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)