Các chính sách của nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu gạo việt nam , (Trang 81 - 85)

2.2.2.2 .Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam

3.7 Các chính sách của nhà nước

Ổn định thị trường lương thực trong nứơc liên quan đến nhiều yếu tố mà xuất khẩu chỉ là một. Muốn ổn định, gia tăng giá trị xuất khẩu cần có chính sách thị trường đúng và hiệu quả.

Nhà nước phải lựa chon cơ cấu và định hướng dự báo thị trường. Uỷ ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo trực tiếp các doanh nghiệp trực thuộc, và doanh nghiệp có trách nhiệm lo, đảm bảo phần lớn thị trường tiêu thụ ổn định đảm bảo giữ tín nhiệm gạo Việt Nam ở các thị trường đó. Người sản xuất phải có trách nhiệm tự bảo đảm uy tín về hàng hố của mình, tổ chức lại sản xuất. Những nội dung cụ thể nên được thể hiện rõ trong cơ chế là:

- Uỷ ban Nhân dân tỉnh phối hợp Hiệp hội ngành hàng chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải có kế hoạch và chủ động kí hợp đồng tiêu thụ lúa gạo với nông dân.

- Cần giữ một số thị trường đặc biệt có lợi nhuận cao hoặc phải cói sự can thiệp của Chính phủ và giao một vài doanh nghiệp tập trung giao dịch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Bộ thương mại và Hiệp hội. Phần lớn lợi nhuận thu được từ các dịch vụ xuất khẩu từ những thị trường này bổ sung trực tiếp vàp Quỹ bảo hiểm xuất khẩu.

- Về thực hiện kế hoạch trả nợ hàng năm, để khơng trái với các thoả thuận song phương đã kí với các nước, các doanh nghiệp được tự do giao dịch, nhưng ngoài việc đảm bảo hiệu quả kinh doanh phải có tỷ lệ đóng góp nhất định cho Quỹ bảo hiểm xuất khẩu.

- Về lâu dài thành lập một số trung tâm lúa gạo để người sản xuất thuận tiện trong việc tiêu thụ hàng hoá của họ, làm như vậy sẽ tránh được cách giải quyết theo kiểu tình thế, hiệu quả khơng cao như việc mua lúa gạo tạm trữ thường làm xưa nay. Mặt khác, cần có tác động và can thiệp từ khâu sản xuất, ví dụ Nhà nước giải quyết trợ cấp để hạ giá thành.

Trên đây là một số đề xuất các giải pháp cho hoạt động xuất khẩu gạo được tốt hơn và ngày cảng phát triển trong tương lai.

KẾT LUẬN

Qua bài nghiên cứu “ Ảnh hưởng của tỷ giá tới hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam” cũng phần nào giúp độc giả nắm bắt được những biến động về tỷ giá hối đoái trong giai đoạn 2006 -2012 và có bức tranh tổng qt về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam, qua việc phân tích mơ hình hồi quy giúp chúng ta biết được mức độ tác động của tỷ giá và một số nhân tố khác tới hoạt động xuất khẩu gạo.

Nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam đã cho chúng ta các thông tin phong phú về tình hình lúa gạo thế giới cũng như sản xuất lúa gạo trong nước. Trong những năm gần đây, xuất khẩu gạo của Việt Nam nhìn chung tăng lên và có tỷ trọng đóng góp trong GDP của cả nước. Với thế mạnh về điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và nguồn lao động dồi dào với chi phí nhân cơng rẻ, Việt Nam ln khẳng định được vị thế của mình trên thị trường quốc tế về mặt hàng xuất khẩu nông sản.

Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Chính Phủ Việt Nam cũng đang áp dụng chế độ tỷ giá hối đối thả nổi có sự điều tiết, quản lý của nhà nước giúp chúng ta thực hiện một chính sách tiền tệ độc lập, vừa theo quy luật cung cầu thị trường, vừa phát huy vai trò quản lý của nhà nước đối với phát triển kinh tế .

Việc đưa ra một số giải pháp với mục đích nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo được tốt hơn, đóng góp những những giá trị gia tăng cho các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo thông qua việc hạn chế những tổn thất có thể gặp phải. Vì vậy để có được một cơ chế quản lý tỷ giá phù hợp với tình hình kinh tế, những chính sách hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu gạo, Chính phủ cần phải có những chính sách hỗ trợ đối với từng khâu trong hoạt động xuất khẩu, ngoài ra cũng cần có chiến lược phịng ngừa rủi ro tỷ giá và lựa chọn cơ chế tỷ giá thích hợp để áp dụng cho từng thời kỳ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007), “Quản trị rủi ro tài chính”, NXB Thống kê.

2. Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định (2005), “Tài chính quốc tế”, NXB Thống kê.

3. Phạm Thị Lan Anh (2009), “Một số biện pháp hạn chế rủi ro tỷ giá hối đối trong cơ chế thị trường mở”, Bộ mơn kinh tế vận tải, Khoa vận tải và kinh tế trường Đại học Giao thông Vận tải.

4. Nguyễn Văn Lịch, “Xuất nhập khẩu thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí kinh tế phát triển tháng 05/2009. 5. Nguyễn Trung Vãn, “Lương thực Việt Nam thời đổi mới, hướng xuất

khẩu”, NXB Chính trị quốc gia.

6. Tạp chí “Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2011 triển vọng 2012” của Cơng ty CP Phân tích và dự báo thị trường Việt Nam Agromonitor.

7. Báo cáo thường niên ngành hàng gạo Việt Nam 2007 và triển vọng 2008, Viện chính sách và chiến lược PTNNNT – Bộ Nông nghiệp & PTNT (2008)

Phụ lục 01 Số liệu thống kê: 2003 – 2012 Stt Thời gian EX (triệu USD)

Pex (%) Tỉ giá Stt Thời

gian EX (triệu USD) Pex (%) Tỉ giá 1 Q1/2003 195 109.3 15.368 21 Q1/2008 445 124.8 15.960 2 Q2/2003 206 109.3 15.455 22 Q2/2008 1026 124.8 19.400 3 Q3/2003 218 109.3 15.455 23 Q3/2008 980 124.8 16.400 4 Q4/2003 241 109.3 15.455 24 Q4/2008 460 124.8 16.998 5 Q1/2004 237 112 15.375 25 Q1/2009 793 88.1 18.450 6 Q2/2004 295 112 15.375 26 Q2/2009 942 88.1 18.450 7 Q3/2004 237 112 15.709 27 Q3/2009 494 88.1 18.479 8 Q4/2004 172 112 15.778 28 Q4/2009 392 88.1 19.300 9 Q1/2005 285 113.9 15.905 29 Q1/2010 793 110.7 18.479 10 Q2/2005 454 113.9 15.905 30 Q2/2010 924 110.7 18.970 11 Q3/2005 460 113.9 15.905 31 Q3/2010 739 110.7 18.932 12 Q4/2005 200 113.9 15.905 32 Q4/2010 738 110.7 21.380 13 Q1/2006 343 107.3 16.063 33 Q1/2011 971 102.06 20.693 14 Q2/2006 428 107.3 16.059 34 Q2/2011 1006 103.16 20.693 15 Q3/2006 323 107.3 16.055 35 Q3/2011 972 121.22 21.005 16 Q4/2006 212 107.3 16.051 36 Q4/2011 691 103.59 20.803 17 Q1/2007 257 107.2 16.044 37 Q1/2012 646 98.25 20.828 18 Q2/2007 495 107.2 16.117 38 Q2/2012 1048 99.53 20.860 19 Q3/2007 532 107.2 16.194 39 Q3/2012 1021 96.28 20.850 20 Q4/2007 170 107.2 16.043 40 Q4/2012 849 99.35 20.870

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu gạo việt nam , (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)