2.2.2.2 .Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam
3.5 Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo
Các doanh nghiệp cần nỗ lực chủ động để thực sự vào cuộc. Doanh nghiệp xuất khẩu gạo thường chỉ quan tâm đến thị trường tiêu thụ và một phần trong khâu lưu thơng nội địa; một số ít có chú ý đến cơng đoạn chế biến. Rất ít doanh nghiệp quan tâm đến sản xuất hàng hố. Nơng dân sẵn sàng làm gạo xuất khẩu nhưng những vướng mắc của họ là giá mua và nếu thất thu thì chýa có ai cùng chịu. Khi chúng ta có giống chuẩn, có chuyển giao công nghệ kĩ thuật tốt thông qua hệ thống khuyến nông, nhưng nếu không giải đáp được vướng mắc trên của nơng dân thì việc có gạo chất lượng cao phù hợp cho xuất khẩu vẫn sẽ còn là xa vời.
Đã đến lúc doanh nghiệp phải bỏ vốn ra, hợp tác với người sản xuất, công bố giá mua gạo trước thời vụ, chia sẻ với người sản xuất khi gặp thiên tai, mất mùa... thì người dân mới yên tâm làm lúa xuất khẩu.
Một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển là người sản xuất có kí được hợp đồng tiêu thụ trước khi sản xuất hay không. Ở các nước kinh tế phát triển, việc kí hợp đồng tiêu thụ trong sản xuất khu vực nông nghiệp đạt mức rất cao, có nước đến 100%. Chính vì vậy, các cơng ty lương thực cần thấy rõ trách nhiệm của mình mà đầu tư thích đáng vào sản xuất lúa, gạo xuất khẩu.
Trong thương trường, doanh nghiệp cần chủ động và tăng cường công tác tiếp thị, nắm chắc thị trường thế giới, hạ giá thành xuất khẩu. Phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với nhau. Dứt khốt loại bỏ cạnh tranh khơng lành mạnh; khơng để tình trạng "gạo ta đánh gạo ta" tiếp tục tiếp diểntên thị trường
thế giới (nhất là sắp tới đây cơ chế điều hành xuất khẩu gạo sẽ rất thơng thống).
Doanh nghiệp phải chú trọng công tác "hậu mãi" đối với khách hàng, đặc biệt là với người tiêu dùng nếu khơng sẽ quanh quẩn trong tình trạng bn bán chụp giật, khơng thể có bạn hàng tin cậyvà khơng giành được tình cảm củangười tiêu thụ, đặc biệt là trong xu hướng tiêu dùng luôn thay đổi với chất lượng phục vụ ngày càng cao hơn.
Doanh nghiệp có trách nhiệm lo và bảo đảm phần lớn thị trường tiêu thụ, giữ tín nhiệm gạo xuất khẩu Việt Nam ở thị trường đó, cũng như người sản xuất phải có trách nhiệm tự bảo đảm uy tín về hàng hố của mình. Làm xuất khẩu nhưng khơng thể xem nhẹ việc phục vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước.