CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.1. Phân tích thống kê tần số
4.1.2.2. Thang đo phán đoán đạo đức
Đối với thang đo phán đoán đạo đức, người được khảo sát được hỏi về phán
đoán đạo đức và có năm phương án: (1) Hoàn toàn thiếu đạo đức, (2) Thiếu đạo đức, (3) Trung bình, (4) Đạo đức, (5) Hồn tồn đạo đức. Bảng 4.4 trình bày tần số và giá trị trung bình của mức độ phán đốn đạo đức được sắp xếp từ thấp đến cao.
Bảng 4.4 Thống kê tần số thang đo phán đoán đạo đức
Biến quan sát Hoàn toàn thiếu đạo đức Thiếu đạo đức Trung bình Đạo đức Hồn tồn đạo đức Giá trị trung bình
1. KTV đặt lợi ích riêng lên trên lợi ích của người sử dụng BCTC trong cuộc kiểm tốn
55.4% 27.7% 7.7% 6.9% 2.3% 1.73
2. KTV chấp nhận áp lực của khách hàng để thay đổi ý kiến trên báo cáo kiểm toán
50.8% 24.6% 17.7% 4.6% 2.3% 1.83
3. KTV thực hiện cuộc kiểm tốn trong hồn cảnh thiếu độc lập.
4. KTV chấp nhận áp lực từ cấp trên để thay đổi ý kiến trên báo cáo kiểm toán
31.5% 41.5% 19.2% 6.2% 1.5% 2.05
5. Quyết định của KTV bị ảnh hưởng bởi sự quen thuộc với khách hàng
27.7% 38.5% 29.2% 3.8% 0.8% 2.12
6. KTV thực hiện cuộc kiểm tốn khơng đủ chun môn cần thiết
26.9% 38.5% 29.2% 3.8% 1.5% 2.15 7. Ý kiến kiểm toán bị ảnh hưởng
quá mức bởi sự tin tưởng kết quả công việc được thực hiện bởi người khác
16.2% 34.6% 35.4% 12.3% 1.5% 2.48
8. KTV thực hiện cuộc kiểm tốn ít thời gian hơn cần thiết
9.2% 34.6% 41.5% 11.5% 3.1% 2.65 9. KTV báo cáo thấp hơn số giờ thực
tế làm việc
7.7% 28.5% 47.7% 10.8% 5.4% 2.78
Hầu hết KTV được khảo sát cho rằng các trường hợp như trên là thiếu đạo đức. Trong 9 trường hợp về đạo đức (9 biến quan sát) thì trường hợp KTV đặt lợi ích riêng lên trên lợi ích của người sử dụng BCTC được cho là thiếu đạo đức nhất với 83.1% ý kiến hoàn toàn thiếu đạo đức và thiếu đạo đức. Các trường hợp được cho là thiếu đạo đức tiếp theo đó là: KTV chấp nhận áp lực của khách hàng để thay đổi ý kiến kiểm tốn (75.4% ý kiến hồn tồn thiếu đạo đức và thiếu đạo đức), KTV thực hiện cuộc kiểm tốn trong hồn cảnh thiếu độc lập (74.6% ý kiến hoàn toàn thiếu đạo đức và thiếu đạo đức) và KTV chấp nhận áp lực từ cấp trên để thay đổi ý kiến kiểm tốn (73% ý kiến hồn tồn thiếu đạo đức và thiếu đạo đức). Đứng thứ 5 và thứ 6 về mức độ thiếu đạo đức đó là Quyết định của KTV bị ảnh hưởng bởi sự quen thuộc với khách hàng (66.2% ý kiến hoàn toàn thiếu đạo đức và thiếu đạo đức) và KTV thực hiện cuộc kiểm tốn khơng đủ chuyên môn cần thiết (65.4% ý kiến hoàn toàn thiếu đạo đức và thiếu đạo đức). Tất cả 6 biến quan sát này được đánh giá là thiếu đạo đức (hơn 65% ý kiến hoàn toàn thiếu đạo đức và thiếu đạo đức).
Đối với các trường hợp còn lại, mặc dù bị đánh giá là thiếu đạo đức, nhưng cũng nhiều ý kiến lưỡng lự khi chọn lựa mức độ đánh giá đạo đức. Bằng chứng là vẫn có nhiều lựa chọn mức độ trung bình (từ 35.4% đến 47.7%) cho các nhận định: Ý kiến kiểm toán bị ảnh hưởng quá mức bởi sự tin tưởng kết quả công việc được thực hiện bởi người khác, KTV thực hiện cuộc kiểm tốn ít thời gian hơn cần thiết, KTV báo cáo thấp hơn số giờ thực tế làm việc. Rõ ràng, những trường hợp này ít bị
đánh giá là hành vi thiếu đạo đức. Các nghiên cứu trước cũng đồng ý rằng, hành vi KTV báo cáo thấp hơn số giờ thực tế không được KTV cảm nhận là thiếu đạo đức, đa số ý kiến cho rằng báo cáo thấp hơn số giờ thực tế là bình thường, khơng phải là hành vi tiêu cực (Espinosa-Pike & Barrainkua 2015).
Tuy vị trí thứ tự về giá trị trung bình của các trường hợp này có bị thay đổi so với bài nghiên cứu của Espinosa-Pike & Barrainkua (2015), nhưng nhìn chung các biến quan sát trong hai nhóm (nhóm từ biến quan sát 1-6 và nhóm biến 7-9) giống nhau, điều này cho thấy mức độ tương đồng về phán đoán đạo đức giữa KTV Tây Ban Nha và Việt Nam.