Thang đo áp lực cảm nhận của KTV trong hoạt động nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ công ty kiểm toán của KTV ở TPHCM (Trang 54 - 55)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.1. Phân tích thống kê tần số

4.1.2.1. Thang đo áp lực cảm nhận của KTV trong hoạt động nghề nghiệp

Liên quan đến áp lực mà KTV cảm nhận được trong cuộc kiểm toán, KTV được hỏi về mức độ cảm nhận áp lực trong cuộc kiểm tốn theo thang đo Likert, 1 là khơng bao giờ và 5 là luôn luôn cảm thấy áp lực. Bảng 4.3 trình bày tần số và giá trị trung bình của các loại áp lực được sắp xếp từ cao đến thấp.

Bảng 4.3 Thống kê tần số thang đo áp lực cảm nhận

Biến quan sát Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Gần như luôn ln Giá trị trung bình

1. Áp lực báo cáo thấp hơn số giờ làm việc

13.1% 10.8% 13.8% 31.5% 30.8% 3.56 2. Áp lực để thực hiện cuộc kiểm

tốn ít hơn thời gian cần thiết

13.8% 16.9% 23.8% 29.2% 16.2% 3.17 3. Áp lực để thực hiện cuộc kiểm

tốn khơng đủ chun mơn cần thiết

25.4% 23.8% 35.4% 12.3% 3.1% 2.44 4. Áp lực từ cấp trên để thay đổi ý

kiến trên báo cáo kiểm toán

26.2% 28.5% 30.8% 11.5% 3.1% 2.37

Nhìn chung, giá trị trung bình mức độ cảm nhận áp lực của KTV dao động từ 2 đến 4, tức là các KTV cảm nhận áp lực là thường xuyên. Áp lực được cảm nhận nhiều nhất đó là áp lực phải báo cáo thấp hơn số giờ thực tế làm việc. Với 76.1% ý kiến cho rằng họ thường xuyên cảm nhận áp lực này (mức độ thỉnh thoảng, thường xuyên, gần như ln ln), trong đó 30.8% KTV gần như luôn luôn cảm thấy áp lực

phải báo cáo thấp hơn số giờ thực tế làm việc. Với giá trị trung bình là 3.17, áp lực để thực hiện cuộc kiểm tốn ít hơn thời gian cần thiết cũng được các KTV cảm nhận khá thường xuyên. KTV cảm nhận mức độ thường xuyên của áp lực ngân sách thời gian có thể do số giờ cơng ty đặt ra là không thực tế để đạt được, khối lượng cơng việc nhiều hơn dự tính, độ phức tạp công việc tăng lên hoặc KTV làm việc không hiệu quả (Shapeero et al 2003), từ đó có thể dẫn đến các hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán hoặc báo cáo thấp hơn số giờ làm việc.

Tiếp theo là áp lực thực hiện cuộc kiểm tốn khơng đủ chun mơn cần thiết, với giá trị trung bình là 2.44. Đa số các KTV cho rằng họ không thường xuyên cảm nhận áp lực này (49.2% ý kiến không bao giờ và hiếm khi). Tỷ lệ 35.4% KTV được hỏi thừa nhận rằng thỉnh thoảng họ cảm thấy không đủ chuyên môn cần thiết để thực hiện công việc được giao. Điều này cho thấy rằng, trên thực tế KTV tự tin vào kiến thức chuyên môn của mình trong quá trình làm việc, nên áp lực này không được cảm nhận nhiều.

Và cuối cùng, áp lực từ cấp trên để thay đổi ý kiến kiểm toán được xếp thứ 4, điều này có nghĩa rằng KTV khơng cảm nhận áp lực này thường xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ công ty kiểm toán của KTV ở TPHCM (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)