Phân tích hệ số tương quan Pearson

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ công ty kiểm toán của KTV ở TPHCM (Trang 67 - 68)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.4. Phân tích hệ số tương quan Pearson

Để tiến hành phân tích hệ số tương quan Pearson và chạy mơ hình hồi quy đa biến, các giá trị trung bình đại diện cho nhân tố đã được tính theo trung bình cộng của các nhân tố. Mục đích chạy tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập.

Bảng kết quả phân tích tương quan Pearson được thể hiện trong phụ lục 5, dựa vào bảng hệ số tương quan ta thấy rằng giá trị Sig. của biến phụ thuộc (APLUC) so với các biến độc lập (PDDD, QDUT, YKIEN, QDPL) đều nhỏ hơn 0.05 (5%) do đó các biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc, tất cả 4 biến độc lập này đều thỏa mãn điều kiện để tiếp tục phân tích hồi quy. Nhìn vào hệ số tương quan Pearson ta có thể thấy biến quy định pháp lý có tương quan mạnh với biến phụ thuộc áp lực (r=0.459) và biến quy định đạo đức và uy tín nghề nghiệp có tương quan với biến phụ thuộc yếu nhất trong các biến độc lập (r=0.249).

Ngồi ra, khi phân tích hệ số tương quan Pearson chúng ta cũng cần lưu ý mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau, dựa vào bảng hệ số tương quan ta thấy rằng biến quy định pháp lý có tương quan khá mạnh với biến quy định đạo đức và uy tín nghề nghiệp (Sig.<5% và r=0.541), biến ý kiến tham khảo cũng có tương quan với biến quy định đạo đức và uy tín nghề nghiệp (Sig.<5% và r=0.392) và biến quy định pháp lý cũng có tương quan với biến ý kiến tham khảo (Sig.<5% và r=0.266). Do đó, trong q trình phân tích hồi quy đa biến, cần phải chú ý hiện tượng đa cộng tuyến giữa các cặp biến độc lập này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ công ty kiểm toán của KTV ở TPHCM (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)