.1 Giai đoạn phát triển của phán đoán đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ công ty kiểm toán của KTV ở TPHCM (Trang 27 - 39)

Cấp độ 1: Cấp độ tiền quy ước- Chú trọng bản thân

GĐ1: Vâng lời - Làm theo những gì đã được dạy trước đây để tránh bị trừng phạt

GĐ2: Lợi ích cá nhân và cách thức để đạt được lợi ích đó: Cả hai bên tham gia đều có lợi

Cấp độ 2: Cấp độ quy ước - Chú trọng mối quan hệ

GĐ3: Sự phù hợp giữa các cá nhân: Tập trung vào sự hợp tác giữa người với người trong xã hội, hành động theo kỳ vọng của những người xung quanh GĐ4: Luật pháp và quy định xã hội: Tuân thủ pháp luật và sự cần thiết phải tôn trọng pháp luật.

Cấp độ 3: Cấp độ hậu quy ước - Chú trọng nguyên tắc cá nhân

GĐ5: Tính hợp pháp của quy ước xã hội: Hành vi được đánh giá là tốt về mặt đạo đức là những hành vi tuân theo những quy tắc đạo đức cụ thể phù hợp với luật pháp và quy ước xã hội.

GĐ 6: Đánh giá đạo đức dựa trên những nguyên tắc đạo đức phổ biến: Tập trung vào sự công bằng của pháp luật hoặc các quy tắc xuất phát từ nguyên tắc chung được đánh giá hợp lý.

Cấp độ trước tiền quy ước (giai đoạn 1 và 2) là cấp độ mà KTV hành động

để tránh bị phạt vì làm sai hoặc vì lợi ích cá nhân. Các KTV ở cấp này thông thường sẽ báo cáo thiếu thời gian nếu có lợi hơn so với báo cáo trung thực số giờ thực tế đã làm. Tương tự như vậy, nếu KTV tin rằng các kết quả tương tự có thể đạt được bằng cách phát hành báo cáo không đủ chất lượng và xác suất bị phát hiện thấp, KTV có thể chọn để làm như vậy hơn là báo cáo thiếu thời gian. Như vậy, trong điều kiện áp lực công việc và không có biện pháp trừng phạt được đưa ra bởi các cơng ty, KTV có đạo đức ở cấp độ tiền quy ước có khả năng báo cáo thiếu thời gian hoặc tham gia vào các hành vi bất thường khác.

Cấp độ quy ước (giai đoạn 3 và 4) là cấp độ KTV nhận thức sự chia sẻ, thỏa

thuận và kỳ vọng mà khơng phải hồn tồn vì lợi ích cá nhân và họ cần phải là một người "tốt" trong mắt của các đồng nghiệp và nhà quản lý. Ở giai đoạn 3, các cá nhân mong muốn duy trì nguyên tắc và quyền hạn để hỗ trợ hành vi tốt theo khuôn mẫu. Ở giai đoạn 4, cá nhân cảm thấy bắt buộc phải tuân theo hệ thống quy định và quy ước. Giai đoạn 3 KTV sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự tồn tại của áp lực đồng nghiệp (phù hợp xã hội) hoặc luật bất thành văn trong công ty. KTV sẽ biện minh

cho báo cáo thiếu thời gian trên cơ sở những gì người khác làm. Ngược lại, giai đoạn 4 KTV, phụ thuộc vào cảm giác của mình về nghĩa vụ đối với cơng ty, họ có thể cảm thấy nhu cầu cần báo cáo trung thực bất chấp áp lực từ các đồng nghiệp khác.

Cấp độ hậu quy ước (giai đoạn 5 và 6) cá nhân sẽ dựa trên các nguyên tắc

đạo đức phù hợp quy định pháp luật hoặc quy ước xã hội. Cá nhân nhận ra các quy định đạo đức và pháp luật đôi khi mâu thuẫn nhưng họ cân bằng các quy định đạo đức với các quy định pháp luật. Do đó, KTV sẽ chọn báo cáo thiếu thời gian chỉ khi phù hợp với nguyên tắc đạo đức của mình. Tuy nhiên, bởi vì kiểm tốn ở cấp độ này thông thường sẽ cảm nhận được hậu quả hành vi bất thường dẫn đến việc báo cáo thiếu giờ nên họ sẽ không phá vỡ quy tắc này. Do đó, KTV ở các cấp này thường hiểu chính sách cơng ty, biết các quy tắc khơng chính thức của các đồng nghiệp và chịu ảnh hưởng bởi các nguyên tắc đạo đức của họ (chẳng hạn như sự trung thực và cơng bằng).

Tóm lại, cách KTV nhận thức được vấn đề và giải quyết các xung đột sẽ dẫn đến hành động phù hợp với phán đoán đạo đức. KTV ở mức độ phán đoán đạo đức thấp hơn sẽ nhạy cảm hơn với áp lực cơng việc và có nhiều khả năng thực hiện các hành vi bất thường. Những người ở mức độ cao hơn sẽ cho thấy khả năng chịu đựng áp lực cơng việc lớn hơn và sẽ ít có khả năng thực hiện các hành vi bất thường.

2.2.2. Quy định đạo đức của tổ chức, nghề nghiệp

Kiểm tốn là một nghề nghiệp mang tính chun nghiệp rất cao và được sự kỳ vọng của nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội, chính vì vậy càng cần phải chịu sự chi phối bởi các quy định có liên quan, trong đó có quy định về đạo đức nghề nghiệp.

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán ra đời nhằm hướng dẫn cho kiểm toán viên ứng xử và hoạt động một cách trung thực, phục vụ cho lợi ích chung của nghề nghiệp và xã hội. Đạo đức nghề nghiệp được công bố và trở thành yêu cầu bắt buộc trong nghề kiểm toán sẽ giúp quản lý và giám sát chặt chẽ hoạt động của DNKT và KTV, ngoài ra sẽ giúp cho cơng chúng hiểu biết về nó, qua đó có quyền

địi hỏi và đánh giá các hành vi đạo đức của KTV. Các cơng ty kiểm tốn sẽ bị buộc phải tuân theo những quy định pháp luật và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, tuy nhiên mỗi cơng ty kiểm tốn được quyền phát triển các quy tắc ứng xử riêng cho tổ chức nhưng phải phù hợp với quy định pháp luật và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

Phần lớn các nghiên cứu cho thấy rằng quy định đạo đức của tổ chức ảnh hưởng đến việc ra quyết định đạo đức và hỗ trợ trong việc nâng cao trình độ nhận thức về vấn đề đạo đức (Loe et al 2000). Các quy định đạo đức của công ty là nguồn tham khảo chính để giải quyết các xung đột về đạo đức và ngoài ra chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, ủy ban đạo đức của công ty, ý kiến của cấp trên và ý kiến của đồng nghiệp cũng là những nguồn tham khảo quan trọng trong các vấn đề liên quan đến đạo đức (Espinosa-Pike & Barrainkua 2015).

Các tổ chức nghề nghiệp luôn giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của mọi thành viên và có các chế tài xử phạt khi vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Việc kiểm soát các kiểm toán viên và tổ chức kiểm toán bằng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thậm chí có thể cịn nghiêm khắc hơn cả pháp luật, bởi vì ngay cả khi chưa đủ các yếu tố để ràng buộc nghĩa vụ pháp lý, tổ chức nghề nghiệp vẫn có thể dựa vào đó để xét xử về những sai phạm và có những vấn đề thuộc đạo đức nghề nghiệp không bị chi phối bởi luật pháp. Do đó, quy định tổ chức nghề nghiệp có thể ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực của KTV vì KTV luôn luôn chịu sự giám sát của tổ chức nghề nghiệp và tổ chức trong việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.

Trong cuộc kiểm tốn, KTV có thể gặp phải xung đột liên quan đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản được gọi là những xung đột về đạo đức (Bộ Tài chính 2015). Khi KTV gặp phải xung đột đạo đức, chuẩn mực đạo đức kiểm toán do IFAC ban hành (IESBA 2015) quy định hướng dẫn KTV giải quyết với những xung đột đó sau khi đã cân nhắc hậu quả của từng giải pháp khả thi. Nếu vẫn không giải quyết được, kế tốn viên, KTV có thể tham khảo ý kiến những người thích hợp trong doanh nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc doanh nghiệp, tổ chức nơi họ làm việc để được hỗ trợ tìm ra giải pháp. Khi khơng thể giải quyết được các xung đột nghiêm

trọng, kế tốn viên, KTV có thể tham khảo ý kiến tư vấn của tổ chức nghề nghiệp có liên quan hoặc chuyên gia tư vấn pháp luật. Trên thực tế, khi phải đối mặt với những quyết định khó khăn, thơng thường các KTV sẽ trao đổi vấn đề để tìm lời khuyên từ cấp trên hoặc đồng nghiệp. Tuy nhiên, không phải ý kiến, lời khuyên nào được đưa ra cũng là đúng đắn và phù hợp.

Cấp trên đưa ra những chỉ dẫn không phù hợp sẽ làm KTV cảm nhận áp lực phải tuân theo những chỉ dẫn đó. Việc tn theo những chỉ dẫn khơng phù hợp sẽ làm KTV có thể đưa ra những quyết định trái với đạo đức nghề nghiệp và quy định pháp lý, tuy nhiên nếu KTV không tuân theo gợi ý của cấp trên thì có thể họ sẽ bị đánh giá không tốt, không được thăng tiến, gặp nhiều khó khăn trong cơng việc… (DeZoort & Lord 2001, Davis et al 2006).

Khi gặp khó khăn KTV cũng thường trao đổi vấn đề với đồng nghiệp để tìm kiếm sự trợ giúp. KTV sẽ cảm nhận áp lực khi ý kiến của đồng nghiệp đưa ra không phù hợp nhưng lại được nhiều người ủng hộ, KTV có thể hành động trái với đạo đức nghề nghiệp vì họ khơng muốn làm khác so với mọi người (DeZoort và Lord 2001).

2.2.3. Uy tín nghề nghiệp

Nghề kiểm toán được biết đến là nghề tồn tại dựa trên niềm tin của cơng chúng, DNKT tạo dựng được uy tín tốt trên thị trường sẽ được khách hàng và người sử dụng báo cáo tài chính tin tưởng vào kết quả kiểm tốn. Uy tín của DNKT được xây dựng theo thời gian và chất lượng kiểm tốn. Để có thể duy trì và tiếp tục xây dựng uy tín cần phải có sự cam kết của tất cả thành viên trong tổ chức, các DNKT cần phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bảo vệ uy tín, phát triển bền vững và khẳng định được vị thế trên thị trường. Các KTV trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của mình để đảm bảo vai trị tạo niềm tin cho công chúng đối với chất lượng kiểm tốn, KTV phải ln luôn tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp do IFAC ban hành (IESBA 2015) nguyên tắc tư cách nghề nghiệp yêu cầu kế toán viên, KTV chuyên nghiệp phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan và

tránh bất kỳ hành vi nào mà họ biết hoặc cần phải biết rằng sẽ làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình.

Nghiên cứu trước đây của McNamara & Liyanarachchi 2008 đã chỉ ra rằng KTV làm việc ở Big 4 cảm nhận áp lực ngân sách thời gian nhiều hơn so với các DNKT khác. Tác giả cũng cho rằng, KTV coi trọng uy tín nghề nghiệp sẽ cảm nhận áp lực nhiều hơn do họ phải thực hiện hành vi đạo đức để xây dựng và bảo vệ danh tiếng cho công ty kiểm tốn và cho ngành kiểm tốn nói chung.

2.2.4. Quy định pháp lý

Yếu tố khác được KTV xem xét khi giải quyết các xung đột về đạo đức là quy định pháp lý. KTV phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về tính đúng đắn, trung thực, khách quan của các bằng chứng, tài liệu, nhận xét, kết luận trong báo cáo kiểm tốn. Việc khơng tuân thủ các quy định pháp lý dẫn đến rủi ro pháp lý như phạt, kiện tụng, hoặc mất uy tín. Từ sau các vụ bê bối liên quan đến ngành kiểm toán trên thế giới như Enron, những quy định pháp lý đã dần dần được bổ sung và hoàn thiện, rủi ro pháp lý của KTV vì khơng tn thủ quy định pháp lý tăng lên. Khi giải quyết xung đột đạo đức, áp lực của KTV tăng lên do rủi ro pháp lý tăng lên.

Hoạt động kiểm tốn độc lập là một loại hình dịch vụ đặc thù, một mặt thực hiện cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng, mặt khác xuất phát từ nhu cầu cơng khai các thơng tin tài chính minh bạch vì lợi ích của cơng chúng và yêu cầu quản lý của nhà nước. Môi trường pháp lý về kiểm toán độc lập là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực dịch vụ kiểm toán, nhằm giúp kiểm toán độc lập phát huy tối đa vai trò chức năng của mình.

Những quy định mang tính pháp lý là những quy định mang tính bắt buộc cưỡng bức của Nhà nước như Luật kiểm toán độc lập, Nghị định số 17/2012/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật kiểm toán độc lập, Nghị định 105/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế tốn....

2.2.5. Gia đình

Gia đình là mơi trường quan trọng hình thành, ni dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Những người được ni dưỡng trong gia đình nề nếp, có giá trị đạo đức phù hợp với xã hội sẽ có đời sống và các hành vi đạo đức tích cực hơn là những người sống trong gia đình bất hịa và có các hành vi vi phạm đạo đức. Espinosa- Pike & Barrainkua (2015) nghiên cứu cho thấy ý kiến của gia đình bạn bè có ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực của các KTV ở Tây Ban Nha, KTV coi trọng gia đình, bạn bè sẽ cảm thấy áp lực hơn so với KTV khác.

Tóm tắt chương 2

Trong chương này, tác giả đã trình bày các áp lực mà KTV cảm nhận từ DNKT và các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực đó. Cơng ty kiểm tốn có thể tạo ra áp lực cho KTV về ngân sách thời gian, thời hạn phát hành báo cáo kiểm toán, thực hiện kiểm tốn trong khi khơng đủ chun mơn cần thiết và cấp trên tạo ra áp lực làm ảnh hưởng đến ý kiến trên báo cáo kiểm toán. Bài nghiên cứu cũng trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực mà KTV gặp phải từ DNKT bao gồm phán đoán đạo đức và quy định tổ chức nghề nghiệp, uy tín nghề nghiệp, quy định pháp lý và gia đình.

Trên cơ sở này, tác giả đã xây dựng mơ hình nghiên cứu và tiến hành khảo sát để thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và dựa trên kết quả thu thập được, tác giả sẽ đưa ra các kiến nghị nhằm giúp các công ty kiểm toán ở Tp HCM xác định được những áp lực mà bản thân công ty đang tạo ra với KTV, từ đó có các biện pháp phù hợp để giảm cảm nhận áp lực cho KTV.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp phân tích định lượng. Trình tự tiến hành như sau: bước đầu tiên là xác định vấn đề cần nghiên cứu, thơng qua việc tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngoài nước để xác định khe hở nghiên cứu. Dựa trên mục tiêu của bài nghiên cứu tìm hiểu cơ sở lý thuyết và tìm kiếm lý thuyết phù hợp để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, nghĩa là xây dựng mơ hình, giả thuyết nghiên cứu và xây dựng thang đo cho các khái niệm nghiên cứu trong mơ hình.

Tiếp đến là giai đoạn thu thập thơng thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý như sau:

 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha

 Sau khi tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo trong mơ hình, để đánh giá giá trị thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA) được tiến hành.

 Phân tích mối quan hệ giữa các biến với nhau thơng qua phân tích hồi quy bội.

Quy trình nghiên cứu của luận văn được tóm tắt qua hình 3.1:

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu luận văn Cơ sở lý thuyết

Kết quả nghiên cứu

Phân tích và kiểm định

1. Phân tích thống kê mơ tả 2. Phân tích Cronbach alpha 3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

4. Phân tích tương quan 5. Phân tích hồi quy bội

Vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu

Các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực của KTV tại cơng ty kiểm tốn ở Tp HCM

Xây dựng thang đo

- Thang đo áp lực cảm nhận của KTV

- Thang đo phán đoán đạo đức - Thang đo quy định tổ chức nghề nghiệp

- Thang đo uy tín nghề nghiệp - Thang đo quy định pháp lý - Thang đo ý gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ công ty kiểm toán của KTV ở TPHCM (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)