ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT, GIẢI PHÓNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng khi xây dựng khu công nghiệp tại huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 50 - 54)

7. Kết cấu của của đề tài

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT, GIẢI PHÓNG

GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG KCN GIAO LONG VÀ AN HIỆP 2.2.1. Về thuận lợi trong thực hiện các chính sách BT, GPMB

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Huyện ủy thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo sát sao; UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành kịp thời các văn bản quy định, hướng dẫn về BT, HT và TĐC khi Nhà nước THĐ trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật đất đai hiện hành, có sự điều chỉnh thích hợp với từng thời điểm và tình hình thực tế của địa phương.

- Cấp uỷ, chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm thực hiện; trình độ dân trí của nhân dân ngày càng được nâng cao, tự giác chấp hành pháp luật; đại đa số quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ đối với công tác BT, HT, TĐC, GPMB, bộ máy cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực GPMB từng bước được nâng cao chất lượng, hoạt động hiệu quả.

- Đối tượng và điều kiện để được BT, HT, TĐC được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, có lý, có tình và tuân thủ quy định của pháp luật.

- Hầu hết các dự án triển khai trên địa bàn đều có mặt bằng để thi cơng, khơng có dự án nào phải rút vốn. Tất cả các dự án phải di dời dân đều đã xây dựng các khu TĐC bảo đảm cơ sở hạ tầng tốt hơn nơi ở cũ.

- Chính sách hỗ trợ thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ và địa phương.

2.2.2. Về khó khăn, vướng mắc trong q trình THĐ, GPMB

- Công tác GPMB còn chậm nhất là ở dự án KCN An Hiệp, do một số nguyên nhân cơ bản sau:

+ Dự án KCN Giao Long và KCN An Hiệp được tiến hành gần như song song trên cùng một huyện nhưng chính sách áp dụng tương ứng giữa các giai đoạn GPMB khơng hồn toàn giống nhau; trong cùng một dự án và cùng một thời gian nhưng chính sách áp dụng là khác nhau, dẫn đến người dân so bì, khiếu nại, khiếu

kiện, kì kèo chậm giao mặt bằng. Cụ thể dự án KCN Giao Long GĐ1 (2005 - 2009) và KCN An Hiệp GĐ1, 2, 3 (2005 - 2007) áp dụng cùng một phương án BT, HT, TĐC, tuy nhiên GĐ1 ở Giao Long kéo dài đến năm 2009 trong khi đó ở An Hiệp đến năm 2007 đã kết thúc và bắt đầu GPMB GĐ4 (2007 - 2010) với chính sách áp dụng giá đất mới, có lợi hơn cho người dân. Qua đến GĐ2 Giao Long (2010 - 2013) phương án BT, HT, TĐC được áp dụng theo NĐ 69/2009 và QĐ 22/2011, giá đất, nhà vật kiến trúc áp dụng QĐ 32/2010 và QĐ18/2011 của tỉnh trong khi ở An Hiệp GPMB GĐ5 (2009 - 2013) phương án BT, HT, TĐC được áp dụng theo NĐ 84/2007 và QĐ 23/2008, giá đất, nhà vật kiến trúc áp dụng QĐ 27/2008 và QĐ10/2009. Như vậy rõ ràng người dân bị thu hồi đất những năm 2008, 2009 thuộc GĐ1 của dự án KCN Giao Long, cũng như người dân bị thu hồi đất những năm 2010, 2011, 2012 và 2013 thuộc GĐ5 của dự án KCN An Hiệp phải chịu thiệt thòi do áp dụng chính sách cũ với mức BT-HT thấp hơn. Riêng ở dự án KCN An Hiệp người dân bị THĐ những năm 2009, 2010 thuộc GĐ4 phải chịu thiệt thòi hơn người dân bị THĐ cùng mốc thời gian này nhưng thuộc GĐ5.

+ Giá BT đất nhất là đất nông nghiệp chưa phù hợp với khả năng sinh lợi và giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường, giá BT tài sản gắn liền với đất còn thấp. Tiền BT đất nông nghiệp thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện tích đất nơng nghiệp tương tự hoặc không đủ để nhận chuyển nhượng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để chuyển sang làm nghề khác. Nhiều năm liền UBND tỉnh không điều chỉnh tăng giá đất, giá nhà vật kiến trúc cũng như áp dụng cùng một mức giá BT cho một giai đoạn GPMB kéo dài qua nhiều năm (ở An Hiệp GĐ5 năm 2013 mà vẫn áp dụng giá đất năm 2008, giá nhà vật kiến trúc năm 2009; GĐ4 năm 2010 mà vẫn áp dụng giá nhà vật kiến trúc của năm 2003) trong khi giá vật liệu xây dựng, giá đất ở thị trường tự do tăng mỗi ngày, khiến người dân trong cùng một giai đoạn GPMB nhưng bàn giao đất sau sẽ bị thiệt thịi hơn người trước vì tiền trượt giá, họ khó có thể tạo lập lại tài sản như ban đầu, chính vì vậy mà họ khiếu nại, khiếu kiện.

+ Giai đoạn đầu của cả hai dự án (GĐ1 Giao Long và GĐ 1, 2, 3 của An Hiệp) đều chưa có khu tạm cư cũng như khu TĐC nhưng đã tiến hành THĐ và thực hiện “chữa cháy” bằng hình thức hỗ trợ tiền thuê nhà cho người dân trong thời gian chờ đợi bố trí TĐC. Đây cũng là nguyên nhân khiến người dân chậm bàn giao mặt bằng do chưa tìm được chỗ ở tạm trong thời gian chờ đợi bố trí TĐC.

+ Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, cũng như vận động thuyết phục người dân tuân thủ pháp luật của địa phương còn nhiều hạn chế, khiến người dân chậm bàn giao mặt bằng thậm chí chống cự.

- Nhận thức tư tưởng và ý thức chấp hành Pháp luật của người dân nói chung và người bị THĐ chưa cao. Nhiều đối tượng khi đã được áp dụng đầy đủ các chính sách, đã được vận động thuyết phục, nhưng vẫn cố tình chống đối, không chấp hành việc THĐ cũng như phương án BT thiệt hại. Mặt khác, họ cịn có tư tưởng lơi kéo, kích động người khác khơng chấp hành chính sách của Nhà nước, làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện BT, GPMB.

- Một số cán bộ thực thi công tác BT, GPMB nhận thức còn những điểm chưa thống nhất, gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện BT, GPMB, đặc biệt trong việc xác định các đối tượng và các điều kiện được BT, HT, TĐC và cơng tác tun truyền, giải thích cho nhân dân. Tư tưởng né tránh, ngại va chạm chưa được khắc phục triệt để.

- Việc hỗ trợ chủ yếu bằng tiền mặt. Chính sách chuyển đổi nghề nghiệp thiếu tính bền vững như chưa có dự án để chuyển đổi nghề nghiệp khi thu hồi đất, hầu hết người dân phải tự học nghề và liên hệ doanh nghiệp tìm kiếm việc làm. Thiếu định hướng cho người dân sử dụng vốn sau đền bù giải tỏa đạt hiệu quả, dẫn đến nhiều hộ gia đình sau khi sử dụng lãng phí số tiền nhận được thì họ lâm vào cảnh khó khăn túng thiếu, thất nghiệp, nợ nần, thậm chí khơng chỗ ở ... và trở thành gánh nặng cho xã hội.

2.2.3. Nguyên nhân của những khó khăn, tồn tại về thu hồi đất, GPMB

Khi thực hiện THĐ, BT, GPMB xây dựng KCN Giao Long và An Hiệp tại huyện Châu Thành đã gặp những khó khăn, vướng mắc như đã trình bày ở trên. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc này rất nhiều, nhưng tập trung vào một số nguyên nhân chủ yếu như sau đây:

Thứ nhất, chính sách pháp luật về đất đai chưa đồng bộ, còn nhiều sơ hở, bất

cập, thường xuyên thay đổi, nhất là trong lĩnh vực THĐ, BT, GPMB. Cơ chế xây dựng các quy phạm pháp luật về THĐ, BT, GPMB chưa rõ ràng, giao cho một số Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh ban hành nên không tránh khỏi cục bộ, phiến diện.

Thứ hai, ý thức chấp hành pháp luật về THĐ, BT GPMB của một bộ phận

nhân dân còn chưa cao, thậm chí chống đối; một số cơ quan, tổ chức chưa làm tròn trách nhiệm, cán bộ, cơng chức, viên chức trong lĩnh vực này cịn có lúc năng lực

chưa đáp ứng yêu cầu; tình trạng làm sai dẫn đến vi phạm về BT, GPMB vẫn diễn ra.

Thứ ba, một số dự án có quy mơ lớn, ảnh hưởng đến nhiều đất đai, dân cư,

kéo theo nhiều vấn đề phải giải quyết trong việc THĐ, BT BPMB (nguồn kinh phí, quỹ đất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm...) địi hỏi phải mất nhiều thời gian, cơng sức, tiền bạc.

Thứ tư, công tác lập quy hoạch kéo dài và thời gian thực hiện công tác

GPMB kéo dài làm cho tâm lý người dân ngán ngại, chưa chủ động trong việc định hướng cho tương lai sau khi bị giải tỏa.

Tóm lại, hệ thống các văn bản pháp luật về THĐ, BT, GPMB trong thời gian vừa qua đã cơ bản đáp ứng tình hình thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các địa phương, đơn vị, cơ quan áp dụng có hiệu quả, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản pháp luật về THĐ, BT, GPMB vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết, bất cập, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình BT, GPMB.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN

CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, BẾN TRE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng khi xây dựng khu công nghiệp tại huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 50 - 54)