ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT KHI NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng khi xây dựng khu công nghiệp tại huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 54 - 57)

7. Kết cấu của của đề tài

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT KHI NHÀ NƯỚC

KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

Qua nghiên cứu vấn đề lý luận và thực trạng áp dụng pháp luật về THĐ, BT, HT, TĐC khi nhà nước THĐ để xây dựng KCN tại huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre tại Chương 1 và Chương 2, tác giả cho rằng việc hoàn thiện pháp luật trên lĩnh vực này là một đòi hỏi mang tính khách quan đối với nước ta hiện nay và việc hoàn thiện cần phải dựa trên những định hướng như sau:

Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật về bồi thường, GPMB khi nhà nước

THĐ phải căn cứ vào quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới của đất nước, tạo nền tảng đến năm 2030 nước ta hoàn thành mục tiêu CNH- HĐH, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại17.

Việc hồn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về bồi thường, GPMB khi nhà nước THĐ phải đảm bảo sự định hướng chính trị trong xây dựng pháp luật. Quan điểm, đường lối của Đảng ta là tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2030 nước ta hoàn thành mục tiêu CNH-HĐH, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đảm bảo định hướng này, nhà nước cần chủ động THĐ theo kế hoạch SDĐ hàng năm đã được xét duyệt; thực hiện việc BT khi nhà nước THĐ phải đảm bảo dân chủ, minh bạch, công khai, khách quan và công bằng. Nếu các quy định của pháp luật thiếu công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện phát sinh

17 Đảng Cộng sản Việt Nam - Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 22/3/2018 về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong quá trình thực thi từ đội ngũ cán bộ, công chức thừa hành. Nếu các quy định của pháp luật không công bằng sẽ tiềm ẩn nguy cơ phát sinh xung đột về lợi ích trong q trình áp dụng. Nếu các quy định của pháp luật không tạo điều kiện cho cơ chế dân chủ, khách quan được tôn trọng trong quá trình thi hành sẽ làm cho người có đất bị thu hồi không đồng thuận dẫn đến phát sinh tranh chấp, khiếu kiện kéo dài làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh nơng thơn tại các địa phương có dự án.

Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật về BT, GPMB khi nhà nước THĐ phải

dựa trên nguyên tắc hài hịa về lợi ích của nhà nước, lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của người bị THĐ.

Khi nhà nước THĐ vào mục đích phát triển kinh tế - xă hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng đã để lại những hậu quả khác nhau đối với các bên có liên quan và sự xung đột về lợi ích giữa các bên là điều khơng tránh khỏi. Cụ thể: Người có đất bị thu hồi không những bị thiệt hại nhà cửa, cây cối, hoa màu và những tài sản khác trên đất mà họ còn bị mất tư liệu sản xuất, đời sống trở nên khó khăn hơn; nhà nước thì có đất để sử dụng mục đích chung; các nhà đầu tư có đất để sử dụng vào mục đích kinh doanh thương mại. Ở một khía cạnh nào đó, việc THĐ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà đầu tư do q trình GPMB có nhiều ách tắc do người dân không hợp tác, không chấp hành chủ trương. Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách tổng thể thì khi THĐ và thực hiện việc BT, sự thiệt thịi ln về phía của người bị THĐ. Việc BT khi nhà nước THĐ sử dụng vào mục đích chung chỉ bù đắp một phần thiệt hại do việc THĐ gây ra vì giá đất được tính để BT là giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm THĐ mà giá này thì ln thấp hơn giá chuyển nhượng QSDĐ trên thị trường. Đối với những dự án không do nhà nước làm chủ đầu tư trực tiếp thì vấn đề giá đất tính BT càng được xem là vấn đề quan trọng hơn. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc người bị THĐ khiếu kiện đông người, vượt cấp trong công tác THĐ, BT và GPMB khi nhà nước THĐ. Trước tình trạng này, một số địa phương thay vì đối thoại, tham khảo ý kiến để xem xét điều chỉnh, bổ sung phương án BT thì lại sử dụng sức mạnh cưỡng chế để giải quyết và hậu quả là các bất đồng trong BT về đất khi nhà nước THĐ không được giải quyết mà còn làm bùng phát các xung đột xã hội gay gắt, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị và trật tự an tồn xã hội. Do đó, lợi ích của người bị THĐ phải được đặt ngang bằng với lợi ích của chủ đầu tư. Phải coi QSDĐ khơng chỉ là quyền tài sản bình thường mà cịn là một loại vật quyền, có như vậy nhà nước mới có ứng xử

phù hợp với người có đất bị thu hồi và BT về đất khi nhà nước THĐ sẽ được thực hiện một cách thỏa đáng cho người có đất bị thu hồi. Việc hồn thiện pháp luật khi nhà nước THĐ phải dựa trên nguyên tắc hài hịa lợi ích của nhà nước, lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của người bị THĐ, nhằm đảm bảo lợi ích của những chủ thể này trong q trình điều phối đất đai; đảm bảo sự cơng bằng xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật BT về đất khi Nhà nước THĐ, GPMB phải đặt

trong mối quan hệ với việc hoàn thiện pháp luật đất đai nói chung và các luật khác có liên quan.

Chế định bồi thường về đất khi Nhà nước THĐ, GPMB là một chế định trong pháp luật đất đai. Nó có mối liên hệ với các quy định khác của luật đất đai như: Quy định về THĐ, về thẩm quyền, trình tự, thủ tục THĐ; quy định về giá đất bt,...Do đó, việc hồn thiện chế định BT về đất khi Nhà nước THĐ không thể tách với việc hoàn thiện pháp luật đất đai nói chung, nhằm đảm bảo tính thống nhất, tương thích. Mặt khác, chế định BT về đất khi Nhà nước THĐ, GPMB cịn có sự giao thoa giữa các quy định của LĐĐ với các đạo luật khác như: Bộ Luật dân sự, Luật Nhà ở, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tố tụng hành chính,... Do đó, để nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật trên lĩnh vực này thì cần phải có sự thống nhất, đồng bộ với các đạo luật khác có liên quan, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn khi áp dụng.

Thứ tư, hoàn thiện pháp luật bồi thường về đất khi Nhà nước THĐ, GPMB

cần được xem xét, tham khảo kinh nghiệm và thực tiễn pháp lý của các nước trên thế giới về lĩnh vực này.

Hiện nay, nước ta đã trở thành thành viên chính thức của nhiều tổ chức quốc tế trong khu vực và thế giới như Hiệp Hội các nước Đông nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Thái Bình dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),... Trong quá trình hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu nước ta phải cam kết tuân thủ luật lệ của các tổ chức này. Do đó, hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng của nước ta phải tương thích với các quy tắc và luật lệ chung của thế giới.

Ở Việt Nam, việc xây dựng và thực thi pháp luật BT khi nhà nước THĐ dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do nhà nước đại diện chủ sở hữu trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một điều đặc trưng riêng, chưa có tiền lệ. Bên cạnh đó, thực tiễn cho thấy việc thực thi pháp luật về lĩnh vực này là vấn đề phức tạp, khó khăn vì động chạm đến lợi ích của nhiều chủ thể

liên quan. Do đó, chúng ta cần phải từng bước xây dựng, sửa đổi và hoàn thiện nhằm đáp ứng các yêu cầu đề ra đối với đất nước. Việc nghiên cứu, tìm hiểu và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm và thực tiễn pháp lý của các nước trên thế giới, nhất là những nước có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, lịch sử, pháp luật,... với nước ta là vấn đề cần thiết, giúp chung ta lựa chọn, tiếp thu những kinh nghiệm bổ ích để vận dụng và hồn thiện pháp luật đất đai nói chung và pháp luật BT, GPMB khi nhà nước THĐ để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng khi xây dựng khu công nghiệp tại huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)