Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao mức độ thỏa mãn công việc của cán bộ nhân viên văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 31 - 32)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.3. Nghiên cứu định tính

2.1.3.1. Thiết kế nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung nhằm bổ sung, điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu sự thỏa mãn công việc của nhân viên. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên được kế thừa từ thang đo của Trần Kim Dung (2005, 2007).

Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp thảo luận nhóm. Nhóm thảo luận gồm 5 cán bộ quản lý: 1 Phó Chủ tịch HĐND, 1 Phó Chủ tịch UBND, 1 Chánh Văn phịng và 2 Phó Chánh văn phịng.

Phương pháp thảo luận nhóm được thiết kế với các câu hỏi và đề nghị người tham gia thảo luận, hiệu chỉnh biến quan sát cho các thành phần của yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc.

Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính bằng cách gửi trước cho nhóm nghiên cứu cơ sở lý thuyết. Sau đó, tác giả tiến hành gặp mặt để thảo luận nhóm. Trong buổi thảo luận, lần lượt các câu hỏi được đưa ra cho những người tham gia thảo luận và khi thống nhất được ý kiến trên 70% thì kết quả đó sẽ được ghi nhận.

Nếu các ý kiến chưa đạt thống nhất trên 70% sẽ thảo luận lại cho đến khi đạt được kết quả mong muốn. Kết quả được sử dụng để hiệu chỉnh các thành phần và thang đo của mơ hình để thực hiện nghiên cứu định lượng.

2.1.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả thảo luận nhóm cho thấy mơ hình tác giả đề xuất được nhất trí cao. Tuy nhiên, nhóm thảo luận đề nghị đổi tên yếu tố “Điều kiện làm việc” thành “Môi

trường làm việc” cho phù hợp với đặc điểm công việc tại cơ quan nhà nước. Như vậy, mơ hình 7 yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn cơng việc của nhân viên, đó là: (1) Đặc điểm công việc; (2) Đào tạo và thăng tiến; (3) Sự hỗ trợ từ cấp trên; (4) Đồng nghiệp; (5) Môi trường làm việc; (6) Thu nhập; (7) Phúc lợi.

Số lượng biến quan sát của từng thang đo như sau: Thang đo “Đặc điểm công việc” gồm 5 biến quan sát; Thang đo “Đào tạo và thăng tiến” gồm 5 biến quan sát; Thang đo “Sự hỗ trợ từ cấp trên” gồm 8 biến quan sát; Thang đo “Đồng nghiệp” gồm 4 biến quan sát; Thang đo “Môi trường làm việc” gồm 4 biến quan sát; Thang đo “Thu nhập” gồm 4 biến quan sát; Thang đo “Phúc lợi” gồm 4 biến quan sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao mức độ thỏa mãn công việc của cán bộ nhân viên văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)