Hệ thống hóa lý thuyết về sự thỏa mãn của nhân viên đối với tổ chức
Phân tích thơng tin thứ cấp
(Các chính sách động viên, đãi ngộ; Cơng trình nghiên cứu đã cơng bố)
Thảo luận nhóm
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của CBNV
Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Thiết kế lần 1 Phỏng vấn thử Thiết kế hồn chỉnh Lấy thơng tin vào bảng câu hỏi
Nhập số liệu và xử lý số liệu (SPSS) Phân tích, tổng hợp Đề xuất các kiến nghị Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng
Kiểm định thang đo
Đo lường mức độ thỏa mãn (Trung bình các biến tiềm
ẩn, biến phụ thuộc)
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là CBNV đang làm việc tại Văn phòng HĐND, UBND thành phố Biên Hịa. Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là phương pháp thống kê mô tả.
Tổng thể nghiên cứu là CBNV đang cơng tác tại Văn phịng HĐND, UBND thành phố Biên Hịa có 41 người nên cỡ mẫu nghiên cứu là 41.
2.1.3. Nghiên cứu định tính
2.1.3.1. Thiết kế nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung nhằm bổ sung, điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu sự thỏa mãn công việc của nhân viên. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên được kế thừa từ thang đo của Trần Kim Dung (2005, 2007).
Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp thảo luận nhóm. Nhóm thảo luận gồm 5 cán bộ quản lý: 1 Phó Chủ tịch HĐND, 1 Phó Chủ tịch UBND, 1 Chánh Văn phịng và 2 Phó Chánh văn phịng.
Phương pháp thảo luận nhóm được thiết kế với các câu hỏi và đề nghị người tham gia thảo luận, hiệu chỉnh biến quan sát cho các thành phần của yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc.
Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính bằng cách gửi trước cho nhóm nghiên cứu cơ sở lý thuyết. Sau đó, tác giả tiến hành gặp mặt để thảo luận nhóm. Trong buổi thảo luận, lần lượt các câu hỏi được đưa ra cho những người tham gia thảo luận và khi thống nhất được ý kiến trên 70% thì kết quả đó sẽ được ghi nhận.
Nếu các ý kiến chưa đạt thống nhất trên 70% sẽ thảo luận lại cho đến khi đạt được kết quả mong muốn. Kết quả được sử dụng để hiệu chỉnh các thành phần và thang đo của mơ hình để thực hiện nghiên cứu định lượng.
2.1.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả thảo luận nhóm cho thấy mơ hình tác giả đề xuất được nhất trí cao. Tuy nhiên, nhóm thảo luận đề nghị đổi tên yếu tố “Điều kiện làm việc” thành “Môi
trường làm việc” cho phù hợp với đặc điểm công việc tại cơ quan nhà nước. Như vậy, mơ hình 7 yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên, đó là: (1) Đặc điểm công việc; (2) Đào tạo và thăng tiến; (3) Sự hỗ trợ từ cấp trên; (4) Đồng nghiệp; (5) Môi trường làm việc; (6) Thu nhập; (7) Phúc lợi.
Số lượng biến quan sát của từng thang đo như sau: Thang đo “Đặc điểm công việc” gồm 5 biến quan sát; Thang đo “Đào tạo và thăng tiến” gồm 5 biến quan sát; Thang đo “Sự hỗ trợ từ cấp trên” gồm 8 biến quan sát; Thang đo “Đồng nghiệp” gồm 4 biến quan sát; Thang đo “Môi trường làm việc” gồm 4 biến quan sát; Thang đo “Thu nhập” gồm 4 biến quan sát; Thang đo “Phúc lợi” gồm 4 biến quan sát.
2.1.4. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc
2.1.4.1. Thang đo “Đặc điểm công việc”
Thang đo “Đặc điểm công việc” được kế thừa từ nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005, 2007). Sau khi thảo luận nhóm, thang đo “Đặc điểm cơng việc” được giữ nguyên gồm 5 biến quan sát (bảng 2.1).
Bảng 2.1: Thang đo “Đặc điểm công việc”
Biến quan sát
Anh/chị được quyền quyết định, chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc được giao Công việc của anh/chị có tính thử thách
Sự phân chia cơng việc giữa các phịng, ban, bộ phận trong cơ quan là hợp lý Công việc phù hợp với năng lực, chuyên môn của anh/chị
Công việc của anh/chị thú vị
Nguồn: Trần Kim Dung (2005, 2007) thảo luận nhóm (2016)
2.1.4.2. Thang đo “Đào tạo và thăng tiến”
Thang đo “Đào tạo và thăng tiến” được kế thừa từ nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005, 2007). Nhóm nghiên cứu cũng đã thảo luận và thống nhất điều chỉnh biến quan sát: “Các chương trình đào tạo ở cơ quan là tương đối tốt” thành “Các chương trình đào tạo ở cơ quan rất hữu ích cho anh/chị”. Sau khi thảo luận nhóm, thang đo “Đào tạo và thăng tiến” gồm 5 biến quan sát (bảng 2.2).
Bảng 2.2: Thang đo “Đào tạo và thăng tiến”
Biến quan sát
Các chương trình đào tạo ở cơ quan rất hữu ích cho anh/chị
Cơ quan ln tạo cơ hội để anh/chị được đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc
Anh/chị được cơ quan đào tạo đầy đủ các kỹ năng để thực hiện cơng việc của mình Các chính sách về thăng tiến của cơ quan là rõ ràng, công khai
Cơ quan luôn tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực
Nguồn: Trần Kim Dung (2005, 2007) thảo luận nhóm (2016)
2.1.4.3. Thang đo “Sự hỗ trợ của cấp trên”
Thang đo “Sự hỗ trợ của cấp trên” được kế thừa từ nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005, 2007). Nhóm nghiên cứu cũng đã thảo luận và thống nhất điều chỉnh biến quan sát: “Sự hỗ trợ của cấp trên cho anh/chị” thành “Cấp trên sẵn sàng bảo vệ quyền lợi chính đáng cho anh/chị”. Sau khi thảo luận nhóm, thang đo “Sự hỗ trợ của cấp trên” gồm 8 biến quan sát (bảng 2.3).
Bảng 2.3: Thang đo “Sự hỗ trợ của cấp trên”
Biến quan sát
Cấp trên của anh/chị thân thiện, dễ gần
Anh/chị luôn nhận được sự hỗ trợ của cấp trên khi cần thiết
Cấp trên của anh/chị biết lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của cấp dưới Cấp trên của anh/chị ln khuyến khích cấp dưới đổi mới cách làm việc Cấp trên sẵn sàng bảo vệ quyền lợi chính đáng cho anh/chị
Cấp trên ln ghi nhận sự đóng góp của anh/chị đối với cơ quan Cấp trên của anh/chị luôn đối xử công bằng với nhân viên cấp dưới Cấp trên của anh/chị có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành
Nguồn: Trần Kim Dung (2005, 2007) thảo luận nhóm (2016)
2.1.4.4. Thang đo “Đồng nghiệp”
Thang đo “Đồng nghiệp” được kế thừa từ nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005, 2007). Sau khi thảo luận nhóm, thang đo “Đồng nghiệp” được giữ nguyên, gồm 4 biến quan sát (bảng 2.4).
Bảng 2.4: Thang đo “Đồng nghiệp”
Biến quan sát
Đồng nghiệp ln sẵn lịng hỗ trợ, giúp đỡ anh/chị khi cần thiết Các đồng nghiệp phối hợp tốt với anh/chị trong công việc Đồng nghiệp của anh/chị là người thân thiện, dễ gần Đồng nghiệp của anh/chị luôn tận tâm trong công việc
Nguồn: Trần Kim Dung (2005, 2007) thảo luận nhóm (2016)
2.1.4.5. Thang đo “Mơi trường làm việc”
Thang đo “Môi trường làm việc” được kế thừa từ nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005, 2007). Sau khi thảo luận nhóm, thang đo “Mơi trường làm việc” được giữ nguyên, gồm 4 biến quan sát (bảng 2.5).
Bảng 2.5: Thang đo “Môi trường làm việc”
Biến quan sát
Môi trường làm việc ở cơ quan của anh/chị sạch sẽ, tiện nghi Khối lượng công việc mà anh/chị phải xử lý hàng ngày là hợp lý Áp lực công việc đối với anh/chị là vừa phải
Anh/chị không phải mất nhiều thời gian đi lại từ nhà đến cơ quan và ngược lại
Nguồn: Trần Kim Dung (2005, 2007) thảo luận nhóm (2016)
2.1.4.6. Thang đo “Thu nhập”
Thang đo “Thu nhập” được kế thừa từ nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005, 2007). Nhóm nghiên cứu cũng đã thảo luận và thống nhất điều chỉnh biến quan sát: “Anh/chị có thể sống dựa vào thu nhập từ cơng việc hiện tại” thành “Thu nhập từ công việc hiện tại có thể đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình anh/chị”. Sau khi thảo luận nhóm, thang đo “Thu nhập” gồm 4 biến quan sát (bảng 2.6). Bảng 2.6: Thang đo “Thu nhập”
Biến quan sát
Thu nhập phù hợp với năng lực và đóng góp của anh/chị cho cơ quan
Thu nhập từ công việc hiện tại có thể đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình anh/chị
Thu nhập của anh/chị được trả đầy đủ và đúng hạn Thu nhập được trả công bằng và thỏa đáng
2.1.4.7. Thang đo “Phúc lợi”
Thang đo “Phúc lợi” được kế thừa từ nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005, 2007). Sau khi thảo luận nhóm, thang đo “Phúc lợi” được giữ nguyên, gồm 4 biến quan sát (bảng 2.7).
Bảng 2.7: Thang đo “Phúc lợi”
Biến quan sát
Anh/chị được tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đầy đủ Anh/chị luôn nhận được sự hỗ trợ tốt từ cơng đồn cơ quan Công việc của anh/chị được đảm bảo ổn định trong tương lai Các chế độ phúc lợi của anh/chị được thực hiện đầy đủ và kịp thời
Nguồn: Trần Kim Dung (2005, 2007) thảo luận nhóm (2016)
2.1.5. Thang đo “Sự thỏa mãn trong công việc”
Thang đo “Sự thỏa mãn trong công việc” được kế thừa từ nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005, 2007). Sau khi thảo luận nhóm, thang đo “Sự thỏa mãn trong công việc” được giữ nguyên, gồm 3 biến quan sát (bảng 2.8).
Bảng 2.8: Thang đo “Sự thỏa mãn công việc”
Biến quan sát
Anh/chị thỏa mãn với môi trường làm việc của cơ quan công tác Anh/chị thỏa mãn với cơ hội phát triển cá nhân tại cơ quan Nhìn chung, anh/chị thỏa mãn khi làm việc tại cơ quan
Nguồn: Trần Kim Dung (2005, 2007) thảo luận nhóm (2016)
2.1.6. Nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định thang đo và đo lường mức độ thỏa mãn công việc của CBNV. Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phiếu khảo sát. Dữ liệu thu thập được xử lý bởi phần mềm SPSS 16.0. Dữ liệu sau khi được mã hóa và làm sạch, sẽ tiến hành phân tích thơng qua các bước sau:
Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) thì Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên chấp nhận được.
Thống kê mô tả để xem xét mức độ thỏa mãn trong cơng việc của CBNV Văn phịng HĐND, UBND thành phố Biên Hòa.
Kiểm định giá trị trung bình (t-test) được sử dụng để kiểm định có hay khơng có sự khác nhau về sự thỏa mãn trong công việc theo các đặc điểm cá nhân.
2.1.7. Thiết kế bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu
Quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Bảng câu hỏi sử dụng hình thức câu hỏi đóng. Bảng câu hỏi khảo sát được trình bày ở phụ lục, gồm các phần chính: Phần mở đầu giới thiệu mục đích nghiên cứu và cam kết bảo mật thơng tin của cuộc khảo sát;
Phần 1: Thông tin cá nhân gồm những câu hỏi để người được khảo sát cung cấp những thông tin cá nhân (tuổi, giới tính, vị trí cơng tác, trình độ, thu nhập);
Phần 2: Khảo sát về sự thỏa mãn công việc. Dùng để lấy ý kiến đánh giá của CBNV theo thang đo Likert 5 điểm, tương ứng với mức đồng ý tăng dần: 1- Hoàn tồn khơng đồng ý/Rất kém; 2 - Khơng đồng ý/Kém; 3 -Trung lập (Bình thường); 4 - Đồng ý/Tốt; 5 - Hoàn toàn đồng ý/Rất tốt.
2.2. Tóm tắt chương 2
Chương 2 trình bày thiết kế nghiên cứu gồm 2 giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Giai đoạn nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để xác định thang đo các yếu tố ảnh hưởng mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên. Kết quả giai đoạn này đã xác định có 7 thang đo với 34 biến quan sát có ảnh hưởng đến thỏa mãn công việc. Và thang đo “Sự thỏa mãn công việc” của nhân viên với 3 biến quan sát. Từ đó hình thành nên bảng câu hỏi khảo sát cho nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định lượng sử dụng độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, thống kê mô tả để xem xét mức độ thỏa mãn trong công việc của CBNV và kiểm định giá trị trung bình (t-test) được sử dụng để kiểm định có hay khơng có sự khác nhau về sự thỏa mãn trong công việc theo các đặc điểm cá nhân của CBNV tại Văn phòng HĐND, UBND thành phố Biên Hòa.
Chương 3. ĐO LƯỜNG SỰ THỎA MÃN CƠNG VIỆC CỦA CBNV VĂN PHỊNG HĐND, UBND THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
3.2. Giới thiệu, cơ cấu nhân sự
3.2.1. Giới thiệu
Tên gọi: Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa. Các chức năng, nhiệm vụ như sau:
Cơng tác tham mưu
Văn phịng có chức năng tham mưu tổng hợp cho UBND thành phố Biên Hòa về hoạt động của UBND thành phố, tham mưu giúp UBND thành phố Biên Hòa về cơng tác dân tộc; theo dõi, nắm tình hình hoạt động chung của UBND; tổ chức việc thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin phục vụ xử lý, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thành phố Biên Hịa; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND, UBND thành phố Biên Hịa; cung cấp thơng tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND;
Tham mưu cho UBND thành phố Biên Hòa và Chủ tịch UBND thành phố Biên Hịa xây dựng chương trình làm việc hàng năm, hàng quý, tháng, lịch làm việc hàng tuần, kế hoạch công tác, báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động, báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố Biên Hòa và các báo cáo khác của UBND thành phố Biên Hòa theo sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Biên Hịa. Đồng thời kiểm tra, đơn đốc các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND thành phố Biên Hòa, Ủy ban nhân dân xã thực hiện các chương trình, kế hoạch cơng tác của UBND thành phố Biên Hòa;
Chuẩn bị các dự thảo báo cáo trình HĐND - UBND; biên tập và quản lý hồ sơ các kỳ họp, phiên họp HĐND - UBND; thẩm định tính pháp lý của các văn bản trước khi trình UBND ký, phê duyệt, ban hành, tổ chức soạn thảo các đề án do HĐND -UBND thành phố Biên Hòa; Chủ tịch UBND thành phố trực tiếp giao;
Tham mưu giúp HĐND - UBND, Chủ tịch UBND thành phố Biên Hòa phối hợp với các cơ quan đơn vị; Chủ tịch HĐND thành phố Biên Hòa chuẩn bị nội dung
các kỳ họp HĐND và các điều kiện kỹ thuật, cơ sở vật chất, các vấn đề liên quan đến kỳ họp để HĐND - UBND thành phố Biên Hòa xem xét, quyết định;
Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chun mơn thuộc UBND thành phố Biên Hịa quản lý trong việc chuẩn bị các đề án, các dự án kinh tế - xã hội - văn hóa - giáo dục - y tế - quốc phòng - an ninh - dân tộc - tôn giáo; và các dự án, chương trình ngắn hạn, dài hạn khác. Thẩm định các đề án của các cơ quan chuyên môn và UBND các xã trình UBND thành phố hoặc các cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Giúp UBND, Chủ tịch UBND thành phố Biên Hòa tổ chức thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân thành phố với Thường trực HĐND thành phố Biên Hòa, Chủ tịch HĐND, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân cùng cấp, các tổ chức kinh tế - chính trị xã hội trên địa bàn thành phố Biên Hịa, các sở, ban ngành của tỉnh;
Trình UBND thành phố Biên Hịa chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính nhà nước thuộc phạm vi của Văn phòng HĐND và UBND thành phố Biên Hòa; tham mưu cho Chủ tịch UBND thành phố Biên Hòa tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; tổ chức bộ phận tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” của UBND thành phố Biên Hòa;
Hướng dẫn các phòng, ban, HĐND, UBND các phường xã về nghiệp vụ hành chính, tin học hóa quản lý hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật;
Thực hiện cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi quản lý