Thống kê mô tả mẫu khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao mức độ thỏa mãn công việc của cán bộ nhân viên văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 43)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Thống kê mô tả mẫu khảo sát

Tổng số phiếu khảo sát phát ra là 41 phiếu. Tổng số phiếu khảo sát thu về là 39 phiếu. Sau khi sàng lọc, cả 39 phiếu đều đảm bảo chất lượng. Số phiếu khảo sát được sử dụng để phân tích là 39 phiếu, như vậy mẫu nghiên cứu có 39 quan sát. Theo số liệu bảng 3.3, trong số 39 CBNV tham gia khảo sát, có 15 CBNV nữ, chiếm tỷ lệ 38,5% và 24 CBNV nam, chiếm tỷ lệ 61,5%.

Bảng 3.3: Cơ cấu về giới tính

Giới tính Tần số Phần trăm % hợp lệ % cộng dồn

Giá trị

Nữ 15 38,5 38,5 38,5

Nam 24 61,5 61,5 100,0

Tổng 39 100,0 100,0

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2016)

Bảng 3.4 cho thấy cơ cấu độ tuổi của các quan sát. Nhìn chung, CBNV tại Văn phịng HĐND, UBND thành phố Biên Hòa chủ yếu là các cán bộ trung niên, làm việc đã lâu năm tại cơ quan.

Bảng 3.4: Cơ cấu về tuổi

Tuổi Tần số Phần trăm % hợp lệ % cộng dồn Giá trị Dưới 25 6 15,4 15,4 15,4 Từ 25 đến 34 5 12,8 12,8 28,2 Từ 35 đến 44 10 25,6 25,6 53,8 Từ 45 trở lên 18 46,2 46,2 100,0 Tổng 39 100,0 100,0

Theo từng độ tuổi: Dưới 25 tuổi có 6 người (chiếm tỷ lệ 15,4%); Từ 25 đến 34 tuổi có 5 người (chiếm tỷ lệ 12,8%); Từ 35 đến 44 tuổi có 10 người (chiếm tỷ lệ 25,6%) và nhóm từ 45 tuổi trở lên có 18 người (chiếm tỷ lệ 46,2%).

Xem xét về trình độ CBNV tại Văn phòng HĐND, UBND thành phố Biên Hòa, bảng 3.5 cho thấy nhóm nhân viên có trình độ dưới đại học có 9 người (chiếm tỷ lệ 23,1%), nhóm có trình độ đại học có 27 người chiếm tỷ lệ lớn nhất (tương đương 69,2%) và nhóm có trình độ trên đại học có 3 người (chiếm tỷ lệ 7,7%). Bảng 3.5: Cơ cấu về trình độ Trình độ Tần số Phần trăm % hợp lệ % cộng dồn Giá trị Dưới đại học 9 23,1 23,1 23,1 Đại học 27 69,2 69,2 92,3 Trên đại học 3 7,7 7,7 100,0 Tổng 39 100,0 100,0

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2016)

Về vị trí cơng tác, bảng 3.6 cho thấy trong cơ quan hiện có 11 cán bộ làm quản lý (chiếm tỷ lệ 28,2%) và 28 nhân viên (chiếm tỷ lệ 71,8%). Tỷ lệ cán bộ quản lý/nhân viên là 1: 2,5 nghĩa là bình qn 1 cán bộ quản lý có 2,5 nhân viên.

Bảng 3.6: Cơ cấu về vị trí cơng tác

Bộ phận Tần số Phần trăm % hợp lệ % cộng dồn

Giá trị

Quản lý 11 28,2 28,2 28,2

Nhân viên 28 71,8 71,8 100,0

Tổng 39 100,0 100,0

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2016)

Cơ cấu thu nhập của CBNV tại Văn phòng HĐND, UBND thành phố Biên Hịa được chia thành 4 nhóm (bảng 3.6). Nhóm thu nhập hàng tháng dưới 5 triệu đồng/tháng có 16 người (chiếm tỷ lệ 41%), nhóm thu nhập từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng có 14 người (chiếm tỷ lệ 35,7%), nhóm thu nhập trên 7 triệu đồng/tháng có 9 người (chiếm tỷ lệ 23,1%). Như vậy có thể nói mức thu nhập dưới 7 triệu đồng/tháng là mức thu nhập phổ biến của hầu hết CBNV tại Văn phòng HĐND,

UBND thành phố Biên Hòa. Bảng 3.7: Cơ cấu về thu nhập

Thu nhập (triệu đồng/tháng) Tần số Phần trăm % hợp lệ % cộng dồn

Giá trị

Dưới 5 triệu đồng 16 41,0 41,0 41,0

Từ 5 đến 7 triệu đồng 14 35,9 35,9 76,9

Trên 7 triệu đồng 9 23,1 23,1 100,0

Tổng 39 100,0 100,0

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2016)

Bảng 3.8 thống kê về thời gian công tác của CBNV tại Văn phòng HĐND, UBND thành phố Biên Hịa. Thời gian cơng tác dưới 5 năm có 14 người (chiếm tỷ lệ 35,9%); Thời gian công tác từ 5 đến dưới 10 năm có 14 người (chiếm tỷ lệ 35,9%); Thời gian công tác từ 10 đến dưới 15 năm có 5 người (chiếm tỷ lệ 12,8%); Thời gian công tác trên 15 năm có 6 người (chiếm tỷ lệ 15,4%).

Bảng 3.8: Cơ cấu mẫu theo thời gian công tác của CBNV

Thời gian công tác Tần số Phần trăm % hợp lệ % cộng dồn

Giá trị Dưới 5 năm 14 35,9 35,9 35,9 Từ 5 đến dưới 10 năm 14 35,9 35,9 71,8 Từ 10 đến dưới 15 năm 5 12,8 12,8 84,6 Trên 15 năm 6 15,4 15,4 100,0 Tổng 39 100,0 100,0

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2016)

3.5. Đo lường thỏa mãn cơng việc của CBNV văn phịng HĐND, UBND Thành phố Biên Hòa

3.5.1. Mức độ thỏa mãn chung đối với công việc

Bảng 3.9 cho thấy mức độ thỏa mãn công việc của CBNV khi làm việc tại Văn phòng HĐND, UBND thành phố Biên Hịa.

Giá trị trung bình của mức độ thỏa mãn chung (TMC) là 3,32 (độ lệch chuẩn là 0,628), nghĩa là CBNV có mức độ thỏa mãn công việc ở mức trung bình. Có 5 CBNV (tỷ lệ 12,8%) không thỏa mãn với công việc. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy vẫn cịn CBNV chưa thỏa mãn với cơng việc.

Bảng 3.9: Thống kê mô tả mức độ thỏa mãn chung Biến quan sát Ký hiệu Nhỏ Biến quan sát Ký hiệu Nhỏ

nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Thỏa mãn với môi trường làm

việc của cơ quan

TM1

2 4 3,38 0,673

Thỏa mãn với cơ hội phát triển cá nhân tại cơ quan

TM2

2 4 3,26 0,677

Nhìn chung, thỏa mãn khi làm việc tại cơ quan

TM3

2 4 3,36 0,628

Thỏa mãn chung TMC 2 4 3,32 0,628

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2016)

CBNV đa số thỏa mãn với công việc, rất năng nổ, nhiệt tình trong cơng tác, mong muốn gắn bó lâu dài với đơn vị. Tuy nhiên, cũng còn một vài trường hợp còn thờ ơ, chưa tận tâm với công việc (Ý kiến 1 cán bộ lãnh đạo Văn phòng HĐND, UBND thành phố Biên Hòa, phỏng vấn ngày 02/11/2016).

Đối với các biến quan sát “Thỏa mãn với môi trường làm việc của cơ quan”: Giá trị trung bình là 3,38 (độ lệch chuẩn 0,673). Có 4/39 CBNV (chiếm 10,3%) không thỏa mãn với môi trường làm việc.

Đối với các biến quan sát “Thỏa mãn với cơ hội phát triển cá nhân tại cơ quan”: Giá trị trung bình là 3,26 (độ lệch chuẩn 0,677). Có 5/39 CBNV (chiếm 12,8%) không thỏa mãn với cơ hội phát triển cá nhân.

Đối với các biến quan sát “Nhìn chung, thỏa mãn khi làm việc tại cơ quan”: Giá trị trung bình là 3,36 (độ lệch chuẩn là 0,628); Có 3/39 CBNV (chiếm 7,7%) không thỏa mãn với công việc.

Trong một tổ chức, để thỏa mãn tất cả CBNV là rất khó. Đặc biệt là trong điều kiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, cơng chức, viên chức hiện nay chưa có nhiều cải thiện, chưa tương xứng với thời gian và cơng sức đóng góp của CBNV (Ý kiến 1 cán bộ lãnh đạo Văn phòng HĐND, UBND thành phố Biên Hòa, phỏng vấn ngày 12/11/2016).

3.5.2. Mức độ thỏa mãn theo từng nhóm yếu tố

3.5.2.1. Mức độ thỏa mãn theo nhóm yếu tố “Đặc điểm cơng việc”

Bảng 3.10 cho thấy mức độ thỏa mãn theo nhóm yếu tố “Đặc điểm cơng việc” của tồn thể CBNV Văn phịng HĐND, UBDN thành phố Biên Hòa (ký hiệu CV) là 3,17 điểm (độ lệch chuẩn là 0,540); Giá trị nhỏ nhất là 2 và lớn nhất là 4, chứng tỏ vẫn còn CBNV chưa thỏa mãn với yếu tố “Đặc điểm công việc”.

Đối với các biến quan sát trong nhóm yếu tố “Đặc điểm cơng việc”: Biến quan sát “Công việc phù hợp với năng lực, chun mơn” có giá trị trung bình thấp nhất (2,97); Biến quan sát “Cơ cấu tổ chức đơn vị là chặt chẽ” có giá trị trung bình cao nhất (3,38). Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy vẫn cịn trường hợp cơng việc được bố trí chưa phù hợp, chưa phát huy được năng lực của CBNV.

Bảng 3.10: Mức độ thỏa mãn theo nhóm yếu tố “Đặc điểm công việc” Biến quan sát Ký hiệu Nhỏ

nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn CBNV được quyền quyết định,

chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc được giao

CV1

1 4 3,21 0,656

Cơng việc có tính thử thách CV2 1 4 3,03 0,743

Sự phân chia công việc giữa các phòng, ban, bộ phận trong cơ quan là hợp lý

CV3

2 4 3,23 0,743

Công việc phù hợp với năng lực, chuyên môn

CV4

2 4 2,97 0,811

Công việc thú vị CV5 1 4 3,23 0,667

Cơ cấu tổ chức đơn vị chặt chẽ CV6 2 4 3,38 0,633

Đánh giá chung về đặc điểm công việc

CV

2 4 3,17 0,540

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2016)

Tơi có bằng đại học hành chính, từ lúc vào làm đến nay gần 12 tháng, nhưng công việc chủ yếu là soạn thảo văn bản, phô tô và quản lý công văn. Nhiều lúc thấy khơng cịn hứng thú với công việc. Chỉ mong muốn được lãnh đạo phân công công việc phù hợp (Phỏng vấn sâu 1 nhân viên ngày 02/11/2016)

cứ trên khối lượng công việc, định biên nhân sự và năng lực của CBNV. Công việc cụ thể của mỗi chức danh được quy định tại bảng mô tả cơng việc theo Đề án vị trí việc làm đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt. Tuy nhiên, đối với trường hợp sinh viên mới ra trường, cần có thời gian tìm hiểu, nắm bắt cơng việc, nghiên cứu các quy định của nhà nước sẽ được bố trí làm việc ở bộ phận hành chính (Ý kiến của một cán bộ quản lý, phỏng vấn ngày 03/11/2016).

3.5.2.2. Mức độ thỏa mãn theo nhóm yếu tố “Đào tạo và thăng tiến”

Bảng 3.11 cho thấy mức độ thỏa mãn theo nhóm yếu tố “Đào tạo và thăng tiến” của tồn thể CBNV Văn phịng HĐND, UBDN thành phố Biên Hòa (ký hiệu DTTT) là 3,33 điểm (độ lệch chuẩn là 0,630). Cụ thể, có 9/39 CBNV (tỷ lệ 23,1%) đánh giá yếu tố này dưới mức trung bình (3,0 điểm), chứng tỏ vẫn cịn CBNV chưa thỏa mãn với yếu tố “Đào tạo và thăng tiến”.

Bảng 3.11: Mức độ thỏa mãn theo nhóm yếu tố “Đào tạo và thăng tiến”

Biến quan sát Ký hiệu Nhỏ

nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Các chương trình đào tạo ở cơ quan

rất hữu ích cho CBNV

DTTT1

2 4 3,46 0,555

Cơ quan luôn tạo cơ hội để CBNV được đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc

DTTT2

2 4 3,33 0,662

CBNV được cơ quan đào tạo đầy đủ các kỹ năng để thực hiện cơng việc của mình

DTTT3

1 4 3,46 0,790

Các chính sách quy định về thăng tiến của cơ quan là rõ ràng, công khai

DTTT4

2 4 3,44 0,598

Cơ quan luôn tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực

DTTT5

2 4 3,49 0,644

Đánh giá chung về đào tạo và thăng tiến

DTTT

1,7 4 3,33 0,630

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2016)

Đối với các biến quan sát trong nhóm yếu tố “Đào tạo và thăng tiến”: Biến quan sát “Cơ quan luôn tạo cơ hội để CBNV được đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc” có giá trị trung bình thấp nhất (3,33); Biến quan sát “Cơ quan luôn

tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực” có giá trị trung bình cao nhất (3,49). Theo Văn phịng HĐND, UBND thành phố Biên Hòa (2016), giai đoạn 2011 – 2015 đã đưa đào tạo lý luận chính trị cho 12 người (Trong đó: Cao cấp 3 người; Trung cấp 6 người); Đào tạo chun mơn, nghiệp vụ cho 17 người (Trong đó: Đào tạo dài hạn sau đại học: 4 người; Các khóa đào tạo ngắn hạn: 13 người).

Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo đã có sự chuyển biến tích cực, có sự đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng cơ bản, toàn diện và thiết thực, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, thực tiễn công tác quản lý nhà nước tại địa phương, gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành (Văn phòng HĐND, UBND thành phố Biên Hòa, 2015).

Do đặc thù là cơ quan tham mưu cho HĐND, UBND thành phố Biên Hòa trong nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước. Yêu cầu đội ngũ CBNV Văn phịng HĐND, UBND khơng chỉ giỏi về nghiệp vụ và phải khéo léo, bản lĩnh chính trị vững vàng. Hàng năm, đơn vị đều xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn để

CBNV tham gia, một số CBNV tham dự các chương trình đào tạo thạc sĩ quản lý tại Trường Đại học Kinh tế TPHCM. (Ý kiến của một cán bộ quản lý, phỏng vấn ngày 03/11/2016).

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã gắn với công tác quy hoạch và nhu cầu sử dụng cán bộ nên đã phát huy hiệu quả. Các chính sách khuyến khích, đãi ngộ đi học từ nguồn ngân sách địa phương sau khi được sửa đổi và ban hành bước đầu tác động tích cực đến việc học tập nâng cao trình độ của CBNV (Văn phịng HĐND, UBND thành phố Biên Hịa, 2015).

Chính sách thăng tiến của cơ quan rất rõ ràng. Mỗi vị trí đều quy hoạch từ 2 – 3 người. Định kỳ đều có đánh giá, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế để CBNV trong diện quy hoạch có điều kiện hồn thiện chính mình. Lãnh đạo đơn vị rất quan tâm, luôn tạo điều kiện quy hoạch, đào tạo cho cán bộ trẻ, có năng lực. Ngồi ra, đơn vị hỗ trợ tồn bộ kinh phí đào tạo đối với CBNV. Các trường hợp tốt nghiệp cao học còn được hỗ trợ thêm từ 30 – 45 triệu theo chính sách chung của tỉnh Đồng Nai (Ý kiến của 1 nhân viên Bộ phận quản lý đô thị, phỏng vấn ngày 04/11/2016).

Như vậy, qua tổng hợp kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu, nhìn chung các chương trình đào tạo tại đơn vị là khá tốt. CBNV được tham dự các chương trình đào tạo để nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ. Chính sách về thăng tiến rõ ràng và được thực hiện công khai, minh bạch.

3.5.2.3. Mức độ thỏa mãn theo nhóm yếu tố “Sự hỗ trợ của cấp trên”

Bảng 3.12 cho thấy mức độ thỏa mãn theo nhóm yếu tố “Sự hỗ trợ của cấp trên” (ký hiệu CT) là 3,53 điểm (độ lệch chuẩn là 0,479). Có 3/39 CBNV (tỷ lệ 7,8%) đánh giá yếu tố này dưới mức trung bình (3,0 điểm), chứng tỏ vẫn còn CBNV chưa thỏa mãn với yếu tố “Sự hỗ trợ của cấp trên”.

Bảng 3.12: Mức độ thỏa mãn theo nhóm yếu tố “Sự hỗ trợ của cấp trên” Biến quan sát Ký hiệu Nhỏ

nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Cấp trên thân thiện, dễ gần CT1 1 4 3,33 0,737

CBNV luôn nhận được sự hỗ trợ của cấp trên khi cần thiết

CT2

2 4 3,38 0,633

Cấp trên biết lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của cấp dưới

CT3

2 4 3,62 0,544

Cấp trên luôn khuyến khích cấp dưới đổi mới cách làm việc

CT4

3 4 3,56 0,502

Cấp trên sẵn sàng bảo vệ quyền lợi chính đáng cho CBNV

CT5

2 4 3,67 0,530

Cấp trên luôn ghi nhận sự đóng góp của CBNV đối với cơ quan

CT6

3 4 3,44 0,502

Cấp trên luôn đối xử công bằng với nhân viên cấp dưới

CT7 2 4 3,54 0,555 Cấp trên có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành CT8 2 4 3,51 0,556

Đánh giá chung về cấp trên CT 2,6 4 3,53 0,479

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2016)

Đối với các biến quan sát trong nhóm yếu tố “Sự hỗ trợ của cấp trên”: Biến quan sát “Cấp trên thân thiện, dễ gần” có giá trị trung bình thấp nhất (3,33); Biến quan sát “Cấp trên biết lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của cấp dưới” có giá trị trung bình cao nhất (3,62).

Đặc thù văn hóa cơ quan hành chính nhà nước là văn hóa thứ bậc, do vậy yếu tố thân thiện, dễ gần bị đánh giá thấp hơn so với các yếu tố khác.

Những nhân viên mới lần đầu tiếp xúc với lãnh đạo tâm lý không thoải mái lắm. Thời gian qua dần, thấy lãnh đạo cũng rất dễ gần, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần cho nhân viên cấp dưới, nên khơng cịn ngại nữa (Ý kiến của 1 nhân viên Bộ phận văn hóa xã hội, phỏng vấn ngày 04/11/2016).

Trong cơng việc, chúng tơi ln khuyến khích nhân viên tìm tịi, sáng kiến cải tiến để ứng dụng vào công việc, rút ngắn thời gian, công sức cho CBNV và thực hiện cải cách hành chính (Ý kiến của Lãnh đạo Văn phòng, phỏng vấn ngày 4/11/2016).

3.5.2.4. Mức độ thỏa mãn theo nhóm yếu tố “Đồng nghiệp”

Bảng 3.13 cho thấy mức độ thỏa mãn theo nhóm yếu tố “Đồng nghiệp” (ký hiệu DN) là 3,42 điểm (độ lệch chuẩn là 0,539). Có 6/39 CBNV (tỷ lệ 15,4%) đánh giá yếu tố này dưới mức trung bình (3,0 điểm, chứng tỏ vẫn còn CBNV chưa thỏa mãn với yếu tố “Đồng nghiệp”. Đối với các biến quan sát trong nhóm yếu tố “Đồng nghiệp”: Biến quan sát “Đồng nghiệp là người thân thiện, dễ gần” có giá trị trung bình thấp nhất (3,33); Biến quan sát “Đồng nghiệp ln tận tâm trong cơng việc” có giá trị trung bình cao nhất (3,51).

Bảng 3.13: Mức độ thỏa mãn theo nhóm yếu tố “Đồng nghiệp”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao mức độ thỏa mãn công việc của cán bộ nhân viên văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)