Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng các chính sách đối với CBNV Văn phòng HĐND, UBND thành phố
thành phố Biên Hịa
3.3.1. Một số chính sách về nhân sự đang áp dụng tại Văn phòng HĐND, UBND thành phố Biên Hòa UBND thành phố Biên Hịa
Trên cơ sở các quy định của Chính phủ, và căn cứ tình hình thực tế, HĐND, UBND thành phố Biên Hòa đã quan tâm xây dựng tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức (bảng 3.2). Các tiêu chuẩn đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sử dụng và giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức khách quan và công bằng.
Bảng 3.2: Tiêu chuẩn cơng chức Văn phịng HĐND, UBND thành phố Biên Hịa
Stt Chức danh Tuổi đời Trình độ học vấn Trình độ chuyên mơn Trình độ lý luận chính trị I Cán bộ lãnh đạo 1 Chủ tịch HĐND ≤50 THPT Đại học Cao cấp 2 Phó Chủ tịch HĐND ≤50 THPT Đại học Cao cấp
3 Chủ tịch UBND ≤50 THPT Đại học Cao cấp
4 Phó Chủ tịch UBND ≤50 THPT Đại học Cao cấp
5 Trưởng, Phó phịng ≤50 THPT Đại học Trung cấp
II Công chức
1 Tài chính – kế tốn ≤35 THPT Đại học Trung cấp 2 Địa chính – xây dựng ≤35 THPT Đại học Trung cấp 3 Văn phòng – Thống kê ≤35 THPT Đại học Trung cấp
Nguồn: Văn phòng HĐND, UBND thành phố Biên Hòa (2016).
Việc xác định các tiêu chuẩn đã tạo ra một động lực mạnh mẽ cho việc học tập nâng cao trình độ của cán bộ, cơng chức, góp phần quan trọng vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, có kiến thức, kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ ngày càng cao.
Công tác tuyển dụng công chức vào làm việc tại Văn phòng HĐND, UBND thành phố Biên Hịa cơ bản đảm bảo theo đúng quy trình, thủ tục do tỉnh Đồng Nai
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức ở Văn phịng HĐND, UBND thành phố Biên Hòa được quan tâm. Hàng năm, thành phố đều xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, có sự tham gia của các bộ phận liên quan như tổ chức cán bộ, tài chính - kế hoạch nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đến năm 2020 định hướng đến 2025 và những năm tiếp theo.
Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức khơng chỉ ở Trường Chính trị tỉnh mà cịn tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế TPHCM đào tạo trình độ cử nhân, cao cấp, thạc sỹ nhằm bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về kinh tế cho phù hợp với yêu cầu phát triển của địa phương.
3.3.2. Hạn chế của các chính sách
Cơng tác tuyển dụng công chức còn hạn chế là nội dung thi tuyển hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu của việc tuyển dụng bố trí cơng chức, chưa xác định được những nội dung, yêu cầu cho việc thi tuyển phù hợp với từng loại đối tượng. Thông thường mỗi năm chỉ tổ chức thi một lần cho tất cả các cơ quan, đơn vị ở các ngành khác nhau. Nội dung thi tuyển tập trung quá nhiều vào các vấn đề lý luận chung, chưa quan tâm đến phần năng lực giải quyết công việc thực tiễn, kỹ năng hành chính, xử lý các tình huống cụ thể. Đề thi giống nhau cho tất cả các vị trí cơng việc.
Cơng tác đánh giá cán bộ, công chức vẫn là khâu yếu. Ở nhiều đơn vị, việc đánh giá cán bộ, cơng chức cịn mang nặng hình thức, kết quả đánh giá khơng tương xứng với thực chất hiệu quả thực hiện công việc được giao. Khi xảy ra sai sót, khuyết điểm thì trách nhiệm thuộc về tập thể, chứ không phải là riêng của một cán bộ, cơng chức nào cả.
Chính sách về tiền lương vẫn cịn bất cập. Tiền lương của cán bộ, cơng chức giữ chức vụ trưởng, phó phịng, có thâm niên cơng tác hàng chục năm nhưng tiền lương không bằng một sinh viên sau khi ra trường, được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp khoảng 2 năm. Bởi theo cách tính hiện nay, ngạch chuyên viên cứ 03 năm được nâng một bậc lương thì sau 9, 10 năm cơng tác, hệ số lương chỉ là 3,0 (tương đương khoảng 4,8 triệu đồng/tháng) trong khi mức lương của doanh nghiệp đối với người lao động có chun mơn đại học khoảng 6 - 8 triệu đồng/tháng.
Chính sách hỗ trợ về đào tạo cũng còn những hạn chế, nên chưa tạo được sự tự nguyện đi học của cán bộ, công chức; chẳng hạn mức hỗ trợ đi học chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia khu vực II thành phố Hồ Chí Minh là 1.000.000 đồng/tháng, tiền tài liệu 2.000.000 đồng/khóa học; như vậy tổng kinh phí một người đi học được hỗ trợ trong 10 tháng là 12.000.000 đồng, bình quân một tháng 1.200.000 đồng; nếu đem so sánh với các khoản tiền bỏ ra đi học thì khoản hỗ trợ là q ít. Do vậy, chưa tạo được sự phấn khởi trong cán bộ, công chức khi đi học.