Kiểm định thang đo bằng CFA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thỏa mãn công việc đến gắn kết với tổ chức và dự định nghỉ việc của nhân viên – trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp tại tỉnh bến tre (Trang 62 - 69)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Kiểm định thang đo

4.3.3 Kiểm định thang đo bằng CFA

Một trong những ưu điểm của kiểm định CFA là cho phép chúng ta kiểm định mối quan hệ của một khái niệm nghiên cứu với các khái niệm khác mà không bị chệch do sai số đo lường (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). Trong quá trình kiểm định bằng CFA và SEM cần lưu ý đến mức độ phù hợp của mơ hình với dữ liệu thị trường thơng qua các tiêu chí:

- Các chỉ số Chi-square/df (cmin/df): tốt nếu <3; có thể chấp nhận được nếu <5 (theo Carmines & McIver (1981))

- CFI: rất tốt nếu > 0.95; tốt nếu >0.9 (Theo Hu & Bentler, 1990) - TLI: đạt nếu >0.9 (Hair & cộng sự, 2010)

- RMSEA: tốt nếu <0.05; chấp nhận được trong khoảng 0.05 – 0.1 (Theo Hu & Bentler, 1990)

Ngồi ra, cần phải đánh giá một số tiêu chí về: hệ số tin cậy tổng hợp (composite reliability), tổng phương sai trích (variance extracted), tính đơn hướng (unidimensionality), giá trị hội tụ (convergrent validity), giá trị phân biệt (discriminant validity).

4.3.3.1 Kiểm định CFA cho thang đo thỏa mãn công việc

Kết quả CFA cho thang đo thỏa mãn cơng việc lần 1 có: Chi-square= 685.532; df=113; p=0.000; chi-square/df=6.067; TLI=0.867; CFI=0.889; RMSEA=0.129 so với các tiêu chuẩn đã đề cập bên trên thì chưa đạt yêu cầu cho các điều kiện phân tích CFA. Tiếp theo, tác giả nối sai số các biến quan sát có hệ số tương quan cao dựa trên việc xem xét hệ số tương quan trong Modification Indencies nhằm điều chỉnh mơ hình phù hợp hơn. Cụ thể như sau: nối sai số các biến quan sát: e14 với e15; e10 với e11. Kết quả CFA sau khi điều chỉnh như sau: (hình 4.2)

Nguồn: tác giả phân tích AMOS

Kết quả cụ thể như sau:

- Mơ hình có các tham số phù hợp: Chi-square=366.342; df=111; p=0.000; Chi-square/df=3.300<5; TLI=0.939>0,9; CFI=0.951>0.95; RMSEA=0.087<0.1

- Chỉ có thang đo bản chất cơng việc và mối quan hệ cơng việc đạt được tính đơn hướng. Cịn thang đo: lương và chính sách; thăng tiến chưa đạt được tính đơn hướng do sai số của các biến quan sát có tương quan nhau.

- Thang đo đạt được giá trị phân biệt do các hệ số tương quan đều <1 (bảng 4.11)

Bảng 4.11: Hệ số tƣơng quan

R SE CR P-value

Mối quan hệ công việc <--> Thăng tiến 0.5 0.05 10.12 0

Mối quan hệ cơng việc <--> Lương và chính sách 0.29 0.06 12.99 0

Bản chất công việc <--> Lương và chính sách 0.57 0.05 9.084 0

Bản chất cơng việc <--> Mối quan hệ công việc 0.48 0.05 10.38 0

Bản chất công việc <--> Thăng tiến 0.72 0.04 6.991 0

Thăng tiến <--> Lương và chính sách 0.51 0.05 9.986 0

Hệ số tương quan (correlations)

Nguồn: tác giả phân tích AMOS

- Thang đo đạt giá trị hội tụ do trọng số chuẩn hóa của các biến quan sát đều > 0.5 và có ý nghĩa thống kê (xem phụ lục 5)

- Thang đo đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy tổng hợp CR (composite reliability): các hệ số CR > 0.6, giá trị phương sai trích >0.5. (xem bảng 4.12)

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định CFA thang đo thỏa mãn công việc

Thang đo Số biến quan sát

Độ tin cậy tổng hợp (CR)

Phương

sai trích Giá trị

Bản chất công việc 5 0.957 0.818 Đạt yêu cầu

Lương và chính sách 4 0.851 0.602 Đạt yêu cầu

Mối quan hệ công việc 4 0.935 0.786 Đạt yêu cầu

Thăng tiến 4 0.861 0.609 Đạt yêu cầu

Nguồn: tác giả phân tích AMOS

Kết quả kiểm định thang đo thỏa mãn công việc đều đạt yêu cầu, khơng có biến nào bị loại trong kiểm định này.

4.3.3.2 Kiểm định CFA cho thang đo gắn kết với tổ chức.

Kết quả kiểm định CFA lần thứ nhất cho kết quả như sau: Chi-square = 206.239; df=41; p=0.000; chi-square/df=5.030; TLI=0.922; CFI=0.942; RMSEA=0.115. Thang đo chưa đạt được các tiêu chuẩn yêu cầu cho kiểm định CFA. Để điều chỉnh mơ hình tác giả thực hiện nối sai số các biến quan sát có tương quan cao dựa trên hệ số tương quan các biến trong Modification Indencies. Cụ thể là: nối e7 với e8.Kết quả kiểm định CFA sau khi điều chỉnh mơ hình được thể hiện trong hình 4.3.

Nguồn: tác giả phân tích AMOS

Kết quả cụ thể như sau:

- Mơ hình có tham số: Chi-square=127.626; df=40; p=0.000; Chi- quare/df=3.191<5; TLI=0.958>0.9; CFI=0.969>0.95; RMSEA=0.085<0.1

- Chỉ duy nhất thang đo gắn kết chuẩn mực chưa đạt được tính đơn hướng do sai số của các biến quan sát tương quan nhau.Hai thang đo gắn kết cảm xúc và gắn kết duy trì đều đạt được tính đơn hướng.

- Thang đo đạt được giá trị phân biệt do các hệ số tương quan đều <1 và có ý nghĩa thống kê. (bảng 4.13)

Bảng 4.13: Hệ số tƣơng quan thang đo gắn kết với tổ chức

r SE CR P-value

Gắn kết cảm xúc <--> Gắn kết duy trì 0.534 0.048 9.61 0

Gắn kết cảm xúc <--> Gắn kết chuẩn mực 0.534 0.048 9.61 0

Gắn kết chuẩn mực <--> Gắn kết duy trì 0.627 0.045 8.348 0

Hệ số tƣơng quan

Nguồn: tác giả phân tích AMOS

- Thang đo đạt giá trị hội tụ do trọng số chuẩn hóa của các biến quan sát đều >0.5 và có ý nghĩa thống kê (xem phụ lục 5).

- Thang đo đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy CR (composite reliability) với các hệ số CR đều >0.6, phương sai trích >0.5. Kết quả thể hiện trong bảng 4.14

Bảng 4.14: Kết quả kiểm định thang đo gắn kết với tổ chức.

Thang đo Số biến

quan sát Độ tin cậy tổng hợp (CR) Phƣơng sai trích Giá trị Gắn kết cảm xúc 4 0.911 0.722 Đạt yêu cầu Gắn kết duy trì 3 0.918 0.789 Đạt yêu cầu Gắn kết chuẩn mực 4 0.89 0.676 Đạt yêu cầu

Nguồn: tác giả phân tích AMOS

Từ kết quả kiểm định CFA, khơng có biến quan sát nào bị loại bỏ trong kiểm định này.

4.3.3.3 Kiểm định CFA cho mơ hình nghiên cứu.

Kết quả kiểm định CFA cho mơ hình nghiên cứu như sau:

Nguồn: tác giả phân tích AMOS

Hình 4.4: Kiểm định mơ hình bằng CFA

Kết quả kiểm định mơ hình bằng CFA cụ thể như sau:

- Mơ hình có tham số: Chi-square=1237.943; df=421; p=0.000; Chi- square/df=2.940<3; TLI=0.903>0.9; CFI=0.912>0.9; RMSEA=0.08<0.1 cho thấy mơ hình phù hợp với phân tích CFA.

- Thang đo có thành phần bản chất công việc, mối quan hệ công việc, gắn kết cảm xúc, gắn kết duy trì, và dự định nghỉ việc là đạt được tính đơn hướng. Các thành phần còn lại (lương và chính sách, thăng tiến, gắn kết chuẩn mực) khơng đạt tính đơn hướng vì sai số của các biến quan sát tương quan nhau.

- Thang đo đáp ứng được giá trị phân biệt do các hệ số tương quan đều <1 và có ý nghĩa thống kê. (xem bảng 4.15)

Bảng 4.15: Hệ số tƣơng quan của mơ hình.

r SE CR P-value

Dự định nghỉ việc <--> Thỏa mãn công việc -0.404 0.052 26.76 0

Dự định nghỉ việc <--> Gắn kết với tổ chức -0.606 0.046 35.2 0

Thỏa mãn công việc <--> Gắn kết với tổ chức 0.389 0.053 11.56 0

Biến quan sát

Nguồn: tác giả phân tích AMOS

- Thang đo đạt giá trị hội tụ do trọng số chuẩn hóa của các biến quan sát >0.5 và có ý nghĩa thống kê (xem phụ lục 5)

- Thang đo đáp ứng yêu cầu độ tin cậy tổng hợp CR (composite reliability) với CR>0.6, phương sai trích >0.5. (xem bảng 4.16)

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định thang đo mơ hình

Khái niệm Thang đo Số biến

quan sát Độ tin cậy tổng hợp (CR) Phƣơng sai trích Giá trị 4 0.82 0.54 Bản chất cơng việc 5 0.957 0.818 Lương và chính sách 4 0.851 0.602

Mối quan hệ công việc 4 0.935 0.786

Thăng tiến 4 0.861 0.609 3 0.794 0.562 Gắn kết cảm xúc 4 0.911 0.722 Gắn kết duy trì 3 0.918 0.789 Gắn kết chuẩn mực 4 0.89 0.676 3 0.91 0.773

Thỏa mãn công việc

Đạt yêu cầu

Gắn kết với tổ chức

Dự định nghỉ việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thỏa mãn công việc đến gắn kết với tổ chức và dự định nghỉ việc của nhân viên – trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp tại tỉnh bến tre (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)