Sự phân cấp quản lý và mối quan hệ giữa phân cấp quản lý với kế toán trách nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp logistics trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 28 - 32)

Thứ nhất, kế toán trách nhiệm giúp xác định mức độ đóng góp của từng đơn vị,

bộ phận vào lợi ích chung của tổ chức.

Thứ hai, kế tốn trách nhiệm cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về

kết quả hoạt động của những nhà quản lý bộ phận.

Thứ ba, kế toán trách nhiệm được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động của các

nhà quản lý và ảnh hưởng đến cách thức thực hiện hành vi của các nhà quản lý này.

Thứ tư, kế toán trách nhiệm thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận

của mình theo phương thức phù hợp với những mục tiêu cơ bản của tổ chức.

2.1.3- Sự phân cấp quản lý và mối quan hệ giữa phân cấp quản lý với kế toán trách nhiệm kế toán trách nhiệm

2.1.3.1- Khái niệm phân cấp quản lý

Kế toán trách nhiệm là công việc được thực hiện không thể tách rời các trung tâm trách nhiệm. Các trung tâm này được hình thành thơng qua việc phân cấp quản lý.

Phân cấp quản lý là việc người quản lý giao nhiệm vụ và giao quyền ra quyết định cho cấp quản lý thấp hơn trong doanh nghiệp, đồng thời xác định nhiệm vụ đối với từng cấp được phân quyền. Cấp thấp hơn chỉ ra quyết định trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Các cấp quản lý khác nhau được quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của họ. Sự phân cấp quản lý trải rộng việc quyết định ra cho nhiều cấp quản lý. Ban quản lý cấp cao hơn không phải giải

quyết các vấn đề chi tiết xảy ra hàng ngày, họ tập trung vào những công việc chiến lược và việc thực hiện các mục tiêu chung.

Sự phân cấp quản lý còn giúp các nhà quản trị ở các cấp đạt được sự độc lập tương đối trong quá trình thực hiện cơng việc của họ, đồng thời giúp nhà quản trị nâng cao kiến thức chuyên môn và tăng khă năng ứng xử các tình huống nhằm giúp tốc độ hoạt động của mỗi bộ phận tăng lên. Sự phân cấp quản lý còn giúp nhà quản trị ở các cấp đạt được sự hài lịng trong cơng việc.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của phân cấp quản lý là sự thống nhất trong việc hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Do có sự độc lập tương đối nên các nhà quản trị ở từng bộ phận thường khó biết được các quyết định của họ ảnh hưởng như thế nào đến các bộ phận khác trong tổ chức.

Để đạt được mục tiêu chung, các nhà quản trị khác nhau trong tổ chức phải hướng hoạt động của bộ phận mình đến mục tiêu của người quản lý cấp cao. Nhiệm vụ của kế toán quản trị trong việc thiết lập hệ thống kế toán trách nhiệm là cung cấp các chỉ tiêu, cơng cụ để làm động cơ tích cực cho các nhà quản trị các bộ phận trong tổ chức, hướng đến việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. ( Theo “Tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp sản xuất “ của Nguyễn

Thái An, Ths. Vương Thị Bạch Tuyết – ĐH Công Nghệ Giao Thông Vận Tải)

Việc tổ chức quản lý có tầm quan trọng trong q trình điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong tổ chức quản lý có một nội dung khá quan trọng đó là phân quyền. Phân quyền là cơ sở của phân cấp quản lý tài chính. Việc giao quyền cho cấp dưới luôn phải đi kèm với trách nhiệm quản lý tài chính ứng. Như vậy, có thể hiểu rằng phân cấp quản lý tài chính là sự giao quyền về quản lý tài chính cho cấp dưới trong đó có quy định về quyền hạn, trách nhiệm ở mỗi cấp.

2.1.3.2. Những ưu điểm của phân cấp quản lý

- Phân công trách nhiệm giúp mỗi cá nhân trong tổ chức được giao một số trách nhiệm và họ chịu trách nhiệm về cơng việc của mình. Khơng ai có thể chuyển trách nhiệm của mình cho bất cứ ai khác.

- Cải thiện hiệu suất việc phân công nhiệm vụ. Người phụ trách cho các hoạt động khác nhau biết rằng hoạt động của họ sẽ được báo cáo với ban quản lý cấp cao. Họ sẽ cố gắng để cải thiện hiệu suất của mình.

- Sự hữu ích trong lập kế hoạch chi phí trong hệ thống kế tốn trách nhiệm, thông tin đầy đủ được thu thập về chi phí và doanh thu.

- Phân quyền và kiểm soát hệ thống trách nhiệm cho phép quản lý ủy quyền trong khi giữ tồn bộ quyền kiểm sốt

- Kế tốn trách nhiệm khơng chỉ là một cơng cụ kiểm sốt mà cịn hữu ích trong việc ra quyết định. Thông tin thu thập được theo hệ thống phân cấp trách nhiệm sẽ hữu ích cho việc quản lý trong việc lập kế hoạch hành động tương lai.(

“Examining the Role of Responsibility Accounting in organizational Structure” của Rikita, Minaxi Rani,2015)

- Quản lý cấp cao có sự tập trung vào chiến lược, đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu chung của doanh nghiệp.

- Sự phân cấp quản lý giúp cho nhà quản lý ở các cấp có sự độc lập tương đối trong điều hành công việc của mình, phát triển kỹ năng, nâng cao kiến thức chuyên môn, tăng nhanh khả năng ứng xử các tình huống để tăng tốc độ hoạt động của mỗi bộ phận, toàn tổ chức.

- Nhà quản trị ở các cấp đều có quyền ra quyết dịnh ở các mức độ khác nhau và chịu trách nhiệm về cơng việc của mình , việc này giúp thúc đẩy họ phát huy khả năng quản lý và giúp quản lý cấp dưới cảm thấy hài lịng với cơng việc.

- Chính sự phân cấp quản lý mà các bộ phận có thể tiếp cận được các thơng tin và phản hồi thông tin cho nhà quản lý cấp trên được đầy đủ và kịp thời. (Nguyễn

Thị Q, 2016. Kế tốn trách nhiệm tại Tổng cơng ty Cổ Phần Bảo Hiểm Quân Đội MIC . Luận văn thạc sĩ. Đại học Lao Động – Xã Hội.)

2.1.3.3. Nhược điểm của phân cấp quản lý

Bên cạnh những ưu điểm thì việc phân cấp quản lý cũng có những nhược điểm sau đây:

- Các nhà quản lý thường có xu hướng tập trung thực hiện công việc của bộ phận mình hơn là việc hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.

- Các nhà quản lý có thể khơng chú ý đến hậu quả cơng việc của bộ phận mình sẽ ảnh hưởng như thế nào lên các bộ phận khác trong tổ chức.

- Phân cấp quản lý có thể dẫn đến sự trùng lắp không cần thiết giữa các bộ phận, gây ra sự lãng phí nhân lực trong doanh nghiệp. (Theo “Hoàn Thiện Hệ Thống

Kế Toán Trách Nhiệm tại Công Ty Cổ Phần Dược TW Medipharco – Tenamyd” , Luận Văn thạc sĩ kinh tế của Võ Nhật Anh,2013 )

- Việc phân cấp quản lý dễ dẫn đến sự tách bạch về quyền lợi và trách nhiệm giữa các bộ phận, là nguyên nhân dẫn đến sự cạnh tranh thành tích khơng lành mạnh giữa các bộ phận làm mất đi sự hợp tác và đoàn kết giữa các bộ phận. - Mục tiêu của các nhà quản trị cấp dưới có thể mâu thuẫn với mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. (Nguyễn Thị Quí, 2016. Kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty Cổ Phần Bảo Hiểm Quân Đội MIC . Luận văn thạc sĩ. Đại học Lao Động

– Xã Hội.)

2.1.3.4- Mối quan hệ giữa phân cấp quản lý và kế toán trách nhiệm

Hệ thống kế toán trách nhiệm gắn liền với sự phân cấp về quản lý. Hệ thống kế toán trách nhiệm đạt hiệu quả cao nhất trong các tổ chức có sự phân quyền, ở đó quyền ra quyết định và trách nhiệm được trải rộng trong toàn tổ chức. Trong đơn vị, mức độ phân cấp quản lý cao hay thấp sẽ quyết định bộ máy kế toán được tổ chức như thế nào: tập trung, phân tán hay vừa tập trung vừa phân tán. Nếu đơn vị đã có phân cấp quản lý hồn chỉnh thì bộ máy kế tốn cũng thay đổi cho phù hợp.

Sự phân cấp không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống thơng tin của đơn vị mà cịn đặt ra nhu cầu cần phải kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp logistics trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)