- Tính khơng hiện hữu: là tính vơ hình, khách hàng khơng thể biết trước mình sẽ
CHƯƠNG 5– KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
5.1- Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã khái quát được phần nào thực trạng tổ chức kế tốn trách nhiệm trong các cơng ty Logistics trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. Qua khảo sát, đánh giá thực trạng cơng tác kế tốn trách nhiệm tại các cơng ty Logistics tại TP.Hồ Chí Minh, luận văn đã đưa ra các nhân tố tác động trực tiếp đến công tác tổ chức kế tốn trách nhiệm tại các cơng ty này, bao gồm: Phân cấp quản lý, Nhận thức của nhà quản lý, Chi phí, Trình độ nhân
viên kế tốn và Quy mơ doanh nghiệp. 5.2- Khuyến nghị
Để hỗ trợ cho các cơng ty Logistics trong nước có thể tổ chức thực hiện kế toán trách nhiệm nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngồi, trước hết phải cần có sự can thiệp của Nhà nước. Đầu tiên, Nhà nước nên chú trọng vào việc hồn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ Logistics vì hiện nay về mặt pháp luật họat động Logistics của các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm và hỗ trợ từ Chính phủ, các thủ tục hải quan thì rất rườm rà và phức tạp làm giảm nhiều khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực. Đồng thời, Nhà nước cũng nên tập trung hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho Logistics, cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành dịch vụ Logistics ở nước ta khá yếu kém , các cảng hàng không hay cảng biển khơng đủ diện tích và nhân lực phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng tăng trong thời gian qua. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có biện pháp để cải thiện năng lực doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ, phát triển thị trường Logistics trong nước, có thể nhận thấy rằng hiện nay các doanh nghiệp Logistics trong nước chỉ chủ yếu thực hiện hoạt động vận chuyển, thủ tục hải quan - chứng từ, lưu kho bãi ngoại quan chứ chưa nhiều doanh nghiệp có đủ khả năng để mở được hãng tàu hay hãng bay riêng. Cuối cùng, Nhà nước nên cần xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo về kế toán trách nhiệm tạo điều kiện giúp đỡ cho các doanh nghiệp Logistics trong
nước có cơ hội học tập và tham gia các chương trình thực tiễn về kế tốn trách nhiệm tại các nước tiên tiến, cũng như là hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp Logistics trong nước như chính sách ưu đãi vay vốn...
Ngồi việc cải thiện trong chính sách của Nhà nước thì các doanh nghiệp Logistics cũng cần phải tổ chức kế toán trách nhiệm một cách hợp lý mục đích nhằm kiểm sốt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình một cách hiệu quả.
Vấn đề quan trọng đầu tiên là các doanh nghiệp Logistics nên tổ chức thực hiện hoạt động phân cấp phân quyền quản lý cho các phòng ban. Nhà quản lý cấp cao nên ban hành quy định phân chia công việc nhiệm vụ cụ thể để hạn chế việc đùn đẩy trách nhiệm cơng việc. Bên cạnh đó, các nhà quản lý ở các phịng ban, bộ phận phải có thẩm quyền ra các văn bản, quyền quyết định đối với các khu vực trung tâm trách nhiệm mà mình quản lý. Để có được thẩm quyền này thì trước hết nhà quản lý cấp bộ phận phải được mô tả và xác định trách nhiệm, thẩm quyền rõ ràng từ nhà quản lý cấp trên.
Thứ hai, nhà quản trị doanh nghiệp phải luôn là người tiên phong trong việc nhận ra tầm quan trọng của kế toán trách nhiệm trong việc kiểm soát doanh nghiệp. Nhà quản lý phải được thông báo rõ ràng về hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp để có trách nhiệm với hệ thống này. Ngồi ra, nhà quản lý phải tự nhận thức được những lợi ích mà kế toán trách nhiệm sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao gồm các lợi ích về trách nhiệm pháp lý và tăng năng suất lao động.
Nhà quản lý doanh nghiệp cũng cần chú trọng chấp nhận đầu tư chi phí nhiều hơn khi quyết định thực hiện tổ chức kế toán trách nhiệm. Doanh nghiệp phải cân đối chi phí cho việc đào tạo nâng cao trình độ nhân viên kế tốn , chi phí trang bị hệ thống thơng tin, hệ thống máy móc và chi phí dự trù ngân sách cho việc đổi mới tổ chức kế toán trách nhiệm định kỳ.
Bên cạnh đó, tổ chức kế tốn trách nhiệm có hiệu quả địi hỏi phải có đội ngũ nhân viên kế tốn có kỹ năng và kiến thức tốt. Ngay từ khâu tuyển dụng, doanh
nghiệp nên chú ý đến trình độ và kinh nghiệm đầu vào của nhân viên kế toán. Nhà quản lý cũng nên khuyến khích nhân viên học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ, đây là phương thức tốt nhất để cải thiện đội ngũ nhân viên theo nhu cầu thực tế.
Cuối cùng, các doanh nghiệp nên phải đảm bảo nguồn lực tài chính, nhân lực và tài nguyên đầy đủ trong quá trình tổ chức thực hiện kế tốn trách nhiệm. Quy mơ doanh nghiệp vững mạnh sẽ giúp việc thực hiện kế toán trách nhiệm dễ dàng và có hiệu quả hơn.