CHƯƠNG 4 : MƠ HÌNH THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3 Kết quả nghiên cứu
4.3.7 Phân tích kết quả mơ hình:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế - GDP
Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu ở mức ý nghĩa thống kê 1% (p-value là 0), khi tốc độ tăng GDP tăng lên 1% thì nợ xấu sẽ giảm 0.003% và ngược lại, điều này là phù hợp với kỳ vọng ban đầu và kết quả nghiên cứu của Jakubík (2011) và Castro (2013): khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, các doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận và đảm bảo được khả năng trả nợ nên tỷ lệ nợ xấu giảm; và khi kinh tế rơi vào suy thoái, tốc độ tăng trưởng GDP
giảm, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong q trình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ bị hạn chế.
Tỷ lệ thất nghiệp - UNE
Theo kết quả mơ hình, tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu, khi tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế tăng lên 1%, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ sẽ giảm 0.0015%, trái ngược với kỳ vọng ban đầu và nghiên cứu của Castro (2013): khi tỷ lệ thất nghiệp tăng ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền của khách hàng và suy giảm trong sản xuất của doanh nghiệp, làm tăng gánh nặng nợ nần. Lý giải cho vấn đề này tại Việt Nam, có thể do khi thất nghiệp, người dân sẽ có tâm lý hạn chế vay mượn nợ từ các tổ chức tín dụng vì khơng đủ khả năng thanh tốn, các doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn nên sẽ phải cân nhắc tính tốn kỹ lưỡng để tập trung nguồn lực cho những dự án thật sự có hiệu quả và mang lại lợi nhuận nhằm đảm bảo được khả năng trả nợ cho ngân hàng, do đó tỷ lệ nợ xấu của nền kinh tế sẽ giảm. Kết quả này cũng phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2016, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng thì tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm và ngược lại. Tuy nhiên, chưa tìm được ý nghĩa thống kê cho mối quan hệ giữa hai nhân tố này tại Việt Nam.
Lãi suất thực – INR
Hệ số hồi quy của biến lãi suất thực INR là -0.000487 có giá trị p-value là 0, nghĩa là có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%. Kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa lãi suất thực của nền kinh tế và tỷ lệ nợ xấu: khi lãi suất thực tăng lên 1%, tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm 0.00048% và ngược lại, trái với kỳ vọng ban đầu của luận văn và nghiên cứu của Castro (2013); Louzis và cộng sự (2011) và Nkusu (2011). Có thể lý giải là do ở thị trường Việt Nam, khi lãi suất thực tăng, người dân sẽ có tâm lý hạn chế vay vốn do phải trả lãi suất cao. Bên cạnh đó lãi suất thực tăng sẽ làm tăng chi phí đi vay của doanh nghiệp do phải trả lãi nhiều hơn và tăng gánh nặng nợ nần, do đó các doanh nghiệp sẽ thận trọng hơn trong việc sử dụng nguồn vốn vay của mình và
phải cân nhắc tính tốn kỹ lưỡng để tập trung vốn cho những dự án thật sự mang lại hiệu quả. Do đó góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu.
Tỷ giá hối đoái – EXR
Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và tỷ lệ nợ xấu là cùng chiều và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% (p-value là 0.001): khi tỷ giá tăng 1%, tỷ lệ nợ xấu tăng 0.0000014% và ngược lại. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu và nghiên cứu của Nkusu (2011): khi tỷ giá hối đoái tăng có thể làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu và làm giá cả hàng hoá trong nước trở nên đắt hơn, do đó ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp này, từ đó dẫn đến tăng nợ xấu. Tuy nhiên, hệ số hồi quy nhỏ 0.0000014 cho thấy tác động của tỷ giá đến nợ xấu tại Việt Nam là không nhiều.
Hiệu quả chi phí hoạt động – INEF
Kết quả hồi quy cho thấy hệ số hồi quy của biến INEF là 0.00887 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% (p-value = 0.001), nghĩa là có mối quan hệ đồng biến giữa hiệu quả hoạt động và tỷ lệ nợ xấu: khi tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động tăng 1% thì lệ nợ xấu tăng 0.00887%. Kết quả này ủng hộ giả thuyết “bad management” và giả thuyết “bad luck” của Berge và DeYoung (1997): khi khả năng quản lý của ngân hàng kém làm chi phí hoạt động tăng – nghĩa là tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động tăng – sẽ làm gia tăng nợ xấu; và khi có những khoản nợ xấu nằm ngoài khả năng kiểm sốt của ngân hàng thì ngân hàng sẽ phải bỏ ra nhiều chi phí hơn để giải quyết những khoản nợ xấu này dẫn đến hiệu quả hoạt động thấp. Điều này cho thấy thực tế tại Việt Nam, khả năng quản lý của các NHTM chưa thực sự tốt, dẫn đến chi phí hoạt động tăng, làm giảm lợi nhuận và tăng nợ xấu.
Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng – LLP
Kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng và nợ xấu: khi dự phịng rủi ro tín dụng tăng 1% thì tỷ lệ nợ xấu tăng 0.037% và ngược lại. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu và nghiên cứu của Hasan & Wall
(2003): ngân hàng càng có nhiều khoản nợ xấu thì tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng càng cao để bù đắp cho các tổn thất sau này. Tuy nhiên giá trị p-value của biến LLP là 0.404, cho thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng và các khoản nợ xấu là khơng có ý nghĩa thống kê trong trường hợp tại Việt Nam.
Tỷ lệ đòn bẩy – LEV
Từ kết quả mơ hình có thể thấy được mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ đòn bẩy của ngân hàng và các khoản nợ xấu. Hệ số hồi quy của biến LLP là -0.021: khi tỷ lệ đòn bẩy của ngân hàng tăng 1%, tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm tương ứng 0.021% và ngược lại. Kết quả này trái ngược với kỳ vọng ban đầu và nghiên cứu của Chaibi & Ftiti (2015): các ngân hàng có địn bẩy cao thường chấp nhận những khoản vay có rủi ro cao để tạo ra lợi nhuận cao trong điều kiện vốn thấp. Tại Việt Nam, khi các ngân hàng huy động nhiều hơn, tỷ lệ địn bẩy cao hơn nhưng lại khơng làm tăng nợ xấu, có thể giải thích là do khi tỷ lệ đòn bẩy cao, nghĩa là tổng nợ phải trả của ngân hàng cao hơn vốn chủ sở hữu dẫn đến tăng áp lực trả nợ, vì vậy NHTM sẽ thận trọng hơn trong hoạt động kinh doanh của mình và hạn chế chấp nhận những khoản vay có rủi ro q cao nhằm tránh tình trạng áp lực trả nợ nặng nề hơn, do đó có thể giảm được các khoản nợ xấu. Tuy nhiên, chưa tìm được ý nghĩa thống kê cho mối quan hệ giữa hai nhân tố này tại Việt Nam (p-value=0.521).
Khả năng sinh lời – ROE
Kết quả mơ hình cho thấy có mối quan hệ nghịch biến giữa ROE và tỷ lệ nợ xấu. Hệ số hồi quy của biến ROE là -0.0468 với giá trị p-value là 0.040, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%: khi ROE tăng 1% thì tỷ lệ nợ xấu giảm tương ứng 0.0468% và ngược lại. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu và nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2015): khi ROE tăng nghĩa là ngân hàng hoạt động kinh doanh tốt và sử dụng nguồn vốn hiệu quả, từ đó làm giảm tỷ lệ nợ xấu.
Theo kết quả mơ hình, mối quan hệ giữa tỷ lệ thu nhập ngoài lãi/tổng thu nhập và nợ xấu là đồng biến, hệ số hồi quy của biến NII là 0.0167 với p-value bằng 0, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này có nghĩa là khi tỷ lệ thu nhập ngồi lãi/tổng thu nhập tăng 1%, tỷ lệ nợ xấu tăng 0.0167% và ngược lại, kết quả này trái với kỳ vọng của mơ hình ban đầu và nghiên cứu của Louzis và cộng sự (2011): khi các ngân hàng có nhiều khoản thu khác từ hoạt động kinh doanh ngồi lãi vay thì có thể dùng khoản thu nhập này để bù đắp tổn thất khi nợ xấu xảy ra. Tuy nhiên tại Việt Nam, thu nhập ngồi lãi cao lại dẫn đến rủi ro tín dụng cao hơn, vì khi NHTM đa dạng hố các hoạt động kinh doanh của mình mà khơng có một chính sách quản lý các hoạt động này một cách hiệu quả thì có thể dẫn đến gia tăng nợ xấu.
Quy mô ngân hàng – SIZE
Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mơ ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu, hệ số hồi quy cho biến SIZE là 0.003. Kết quả này phù hợp với giả thuyết “too big too fail” (quá lớn để sụp đổ) và nghiên cứu của Louzis và cộng sự (2011), các ngân hàng có quy mơ càng lớn thì tỷ lệ nợ xấu càng cao. Vì các ngân hàng lớn tin rằng họ khơng thể gặp rủi ro khi quy mô của họ quá lớn và nếu trong trường hợp có rủi ro xảy ra thì chính phủ sẽ hỗ trợ cho họ nhằm ổn định hệ thống tài chính vì tác động của họ lên thị trường tiền tệ là rất lớn, do đó các ngân hàng lớn thường có xu hướng chấp nhận những khoản vay có rủi ro cao dẫn đến tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Tuy nhiên mối quan hệ giữa hai nhân tố này là khơng có ý nghĩa thống kê tại Việt Nam (p-value là 0.378).
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Từ kết quả của những nghiên cứu trước đây, luận văn đã chọn lọc và tiến hành xây dựng mơ hình thực nghiệm cũng như các giả thuyết nghiên cứu ban đầu về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Sau đó thực hiện mơ hình hồi quy bội và kiểm định theo các phương pháp OLS, Fixed effect, Random effect và cuối cùng là GMM nhằm khắc phục khuyết tật của ba mơ hình trên và hiện tượng nội sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy ba nhân tố tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất thực và ROE có quan hệ
ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu; trong khi ba nhân tố tỷ giá hối đối, hiệu quả chi phí hoạt động và thu nhập ngồi lãi lại có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Đây sẽ là cơ sở để đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam trong chương 5.
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM
Với những phân tích về thực trạng rủi ro tín dụng, cụ thể là tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam hiện nay, có thể thấy nợ xấu vẫn sẽ tiếp tục là gánh nặng cho nền kinh tế trong tương lai nếu như các cơ quan quản lý và bản thân các NHTM khơng có những giải pháp và chính sách kịp thời.
Từ kết quả nghiên cứu của mơ hình thực nghiệm về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng (đặc trưng bởi tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ) của hệ thống NHTM Việt Nam và thực trạng khuôn khổ pháp lý về lĩnh vực ngân hàng cũng như tình hình hoạt động của các NHTM hiện nay, tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.