Bảng 3 .3 Tốc độ tăng trưởng GDP tại Việt Nam từ năm 2008 – 2016
Bảng 3.6 Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam từ năm 2008 – 2016
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Lạm phát
(%) 22.97 6.88 9.19 18.58 9.21 6.60 4.09 0.63 2.66
Nguồn:Tổng cục Thống kê Biểu đồ 3.6: Diễn biến lạm phát và tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam từ năm 2008 – 2016
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thống kê Tỷ lệ lạm phát trong năm 2008 là 22.97%; nguyên nhân là do sự bùng nổ tăng trưởng tín dụng và cung tiền năm 2007 (tín dụng tăng 49.79%; cung tiền M2 tăng 49.11%) cộng với việc giá lương thực và nguyên liệu trên thế giới tăng. Tuy nhiên, tình hình cuối năm đã có những chuyển biến tích cực do sự phối hợp đồng bộ các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát như thắt chặt chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô của NHNN, nhờ đó chỉ số giá tiêu dùng đã bắt đầu giảm từ tháng 10/2008. Do sự bùng nổ lạm phát trong năm 2008 vừa qua, ngay từ đầu năm 2009, Chính phủ và NHNN đã chủ trương điều hành chính sách tiền tệ với mục tiêu hàng đầu là phòng ngừa lạm phát cao trở lại, khơi phục và đẩy mạnh sản xuất. Nhìn chung, chỉ số giá tiêu dùng trong năm
22.97 6.88 9.19 18.58 9.21 6.60 4.09 0.63 2.66 2.17 2.05 2.52 3.3 5.22 3.79 3.25 2.9 2.8 0 1 2 3 4 5 6 0 5 10 15 20 25 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ nợ xấu
2009 khá ổn định, tỷ lệ lạm phát 6.88%. Diễn biến trong năm 2010 cũng tương tự, lạm phát chỉ tăng nhẹ và khơng có sự bùng nổ nào trong suốt năm.
Bước sang năm 2011, lạm phát bắt đầu có những diễn biến phức tạp trở lại. Nếu như trong tháng 1/2011, lạm phát chỉ ở mức khoảng 7% thì đến tháng 7/2011, lạm phát tại Việt Nam lên đến đỉnh điểm với mức 22% so với cùng kỳ năm 2010. Đến quý III/2011, lạm phát bắt đầu có dấu hiệu chững lại và bắt đầu giảm trong những tháng cuối năm. Nguyên nhân chính đẩy lạm phát tăng cao là việc tăng giá xăng dầu lên gần 3,000 đồng/lít, điều chỉnh giá điện sinh hoạt lên 15% trong những tháng đầu năm. Năm 2012, lạm phát nhìn chung khơng cao (9.21%). Đến năm 2013, lạm phát vẫn được kiểm soát ở mức thấp (6.60%) theo đúng mục tiêu đề ra. Năm 2014, lạm phát Việt Nam vẫn tiếp tục được duy trì ở mức thấp (4.09%), phù hợp với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm sốt lạm phát của Chính phủ. Ngun nhân chủ yếu là do trong năm 2014, thị trường ngoại hối khá ổn định, các mức lãi suất cho vay liên tục được điều chỉnh giảm, cộng với tốc độ tăng trưởng tín dụng và cung tiền khá thấp đã kềm chế phần nào tốc độ gia tăng của lạm phát.
Năm 2015 là năm lạm phát có mức thấp kỉ lục trong 15 năm trở lại đây, ở mức 0.63%. Nguyên nhân chính là do các chi phí đầu vào của doanh nghiệp giảm. Cụ thể, nguồn cung lương thực thực phẩm trong nước dồi dào, xuất khẩu gạo khó khăn do phải cạnh tranh với các nước trong khu vực như Thái Lan, Ấn Độ…dẫn đến chỉ số giá nhóm lương thực năm 2015 giảm. Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới giảm mạnh dẫn đến giá xăng dầu và giá gas tiêu dùng trong nước giảm. Bước sang năm 2016, lạm phát nhìn chung tăng nhẹ (2.66%) nhưng vẫn thấp hơn mức mục tiêu mà Chính phủ đề ra. Các chi phí đầu vào như giá xăng dầu, giá cước vận tải giảm theo xu hướng giá cả trên thị trường thế giới đã góp phần làm giảm tốc độ gia tăng của lạm phát trong năm 2016. Nhìn chung, trong phần lớn thời gian từ năm 2008 – 2016, lạm phát và tỷ lệ nợ xấu tương quan cùng chiều, vì khi lạm phát tăng lên sẽ làm giảm giá trị thu nhập thực tế của khách hàng dẫn đến suy yếu khả năng trả nợ.
3.2.1.5 Tỷ giá hối đoái