CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2. Tổng quan về cổ phiếu và giá cổ phiếu
2.2.1. Khái niệm
Theo Khoản 1 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2014, cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của cơng ty đó.
Theo Khoản 2 Điều 6 Luật chứng khoán 2006, cổ phiếu là loại chứng khốn xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
Lịch sử ra đời của cổ phiếu gắn liền với lịch sử hình thành cơng ty cổ phần – Cổ phiếu chính là sản phẩm riêng của cơng ty cổ phần. Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ
đông. Cổ đông được cấp một giấy xác nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Cổ phiếu là bằng chứng và là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần. Quyền sở hữu của cổ đông trong công ty cổ phần tương ứng với số lượng cổ phần mà cổ đơng nắm giữ. Vì vậy, cổ phiếu cịn được gọi là chứng khoán vốn.
2.2.2. Đặc điểm
Theo giáo trình Thị Trường Chứng Khoán – ĐH Kinh Tế Quốc Dân (2010), Cổ phiếu thường của Doanh nghiệp có một số đặc điểm cơ bản sau:
Khơng có kỳ hạn và khơng hồn vốn.
Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn của các cổ đơng vào cơng ty cổ phần. Chỉ có chiều góp vào, khơng thể hiện thời hạn hồn vốn; khơng có kỳ hạn. (Khi cơng ty phá sản hoặc giải thể, thì sẽ khơng cịn tồn tại cổ phiếu).
Cổ tức không ổn định và phụ thuộc vào kết quả SXKD của doanh nghiệp. Cổ tức cổ phiếu thường tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, và vì kết quả kinh doanh không ổn định nên cổ tức cũng không thể cố định. Khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt thì cổ đơng được hưởng lợi nhuận nhiều hơn so với các loại chứng khốn khác có lãi suất cố định. Ngược lại, khi làm ăn khó khăn hoặc thua lỗ, cổ tức có thể rất thấp hoặc khơng có cổ tức.
Khi phá sản, cổ đơng là người cuối cùng nhận được giá trị cịn lại của tài sản thanh lý.
Giá cổ phiếu biến động rất mạnh.
Giá biến động nhiều nhất là trên thị trường thứ cấp, do giá chịu sự tác động của nhiều nhân tố, và nhân tố quan trọng đó là kết quả kinh doanh của cơng ty.
Tính thanh khoản cao: Cổ phiếu có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt dễ dàng. Tuy nhiên, tính thanh khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất là kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành. Thông thường, nếu tổ chức phát hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, trả cổ tức cao, cổ phiếu của công ty sẽ thu hút NĐT và cổ phiếu thực sự dễ mua bán trên thị trường. Ngược lại, nếu công ty làm ăn kém hiệu quả, không trả cổ tức hoặc cổ tức thấp, giá cổ phiếu của công ty sẽ giảm và khó bán. Thứ hai là mối quan hệ cung cầu trên thị trường. Thị trường cổ phiếu cũng như các loại thị trường khác đều chịu sự chi phối của quy luật cung cầu. Giá cổ phiếu trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của cơng ty, mà cịn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của NĐT. Tuy một loại cổ phiếu rất tốt, nhưng thị trường đang bão hịa nguồn cung (nhiều hàng bán) thì cổ phiếu đó cũng khó tăng giá, thậm chí xu hướng giảm giá chung của thị trường đơi khi đánh đồng giữa cổ phiếu tốt và xấu (tất cả đều giảm và thanh khoản thấp). Ngược lại, khi thị trường khan hiếm hàng hóa thì ngay cả những cổ phiếu chất lượng kém hơn cũng có thể bán dễ dàng với mức giá cao. Ngoài ra, các nhân tố khác như đầu cơ, móc ngoặc, lũng đoạn chứng khoán của cá nhân, tổ chức nhằm tạo ra cung cầu chứng khoán giả tạo cũng làm tính thanh khoản bị méo mó.
Cổ phiếu có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt dễ dàng. Tuy nhiên tính thanh khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào các yếu tố sau:
o Thứ nhất, kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành (cơng ty có cổ phiếu niêm yết). Nếu tổ chức phát hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, trả cổ tức cao, cổ phiếu của công ty sẽ thu hút NĐT và cổ phiếu thực sự dễ mua bán trên thị trường. Ngược lại nếu công ty làm ăn kém hiệu quả không trả cổ tức hoặc cổ tức thấp, cổ phiếu của công ty sẽ giảm giá và khó bán.
o Thứ hai, là mối quan hệ cung - cầu trên thị trường chứng khoán: Thị trường cổ phiếu cũng như các loại thị trường khác đều chịu sự chi phối của qui luật cung cầu. Giá cổ phiếu trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào chất lượng công ty mà còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của NĐT. Tuy một loại cổ phiếu rất tốt nhưng thị trường đang bão hòa nguồn cung (nhiều hàng bán) thì cổ phiếu đó cũng khó tăng giá. Ngược lại khi thị trường khan hiếm hàng hóa thì ngay cả những cổ phiếu chất lượng kém hơn cũng có thể bán dễ dàng. Tuy nhiên cũng cần chú ý đến sự đầu cơ trong thị trưòng, một số NĐT sở hữu một phần lớn lượng cổ phiếu trong thị trường, đẩy giá lên xuống theo ý mình để trục lợi.
Tính lưu thơng khiến cổ phiếu có giá trị như một loại tài sản thực sư, nếu như tính thanh khoản giúp cho chủ sở hữu cổ phiếu chuyển cổ phiếu thành tiền mặt khi cần thiết thì tính lưu thơng giúp chủ sở hữu cổ phiếu thực hiện được nhiều hoạt động như thừa kế tặng cho để thục hiện nghĩa vụ tài sản của mình.
Tính Tư bản giả: Cổ phiếu có tính tư bản giả, tức là cổ phiếu có giá trị như tiền. Tuy nhiên, cổ phiếu không phải là tiền và nó chỉ có giá trị khi được đảm bảo bằng tiền. Mệnh giá của cổ phiếu cũng không phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu. Tuy nhiên, lưu ý rằng, với cổ phiếu phổ thơng thì mệnh giá chủ yếu mang tính chất danh nghĩa do giá trị của cổ phiếu được quyết định bởi thị trường, nhưng với cổ phiếu ưu đãi thì mệnh giá gần với giá trị thực tế hơn, vì cổ tức được tính tốn theo một số phần trăm nhất định của mệnh giá. Cổ phiếu có tính tư bản giả tức là cổ phiếu có giá trị như tiền. Tuy nhiên cổ phiếu không phải là tiền và nó chỉ có giá trị khi được đảm bảo bằng tiền. Mệnh giá của cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu.
Tính Rủi ro cao: Về lý thuyết, khi đã phát hành, cổ phiếu không đem lại rủi ro cho tổ chức phát hành, mà rủi ro lúc này thuộc về chủ sở hữu cổ phiếu.
Nguyên nhân là giá trị của cổ phiếu do các nguyên nhân khách quan quyết định, như kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của quốc gia và toàn thế giới… Hơn nữa, giá trị cổ phiếu còn bị ảnh hưởng bởi tâm lý của số đông NĐT khi nắm bắt các thơng tin khơng chính xác hay chính sự thiếu hiểu biết của NĐT cũng khiến cổ phiếu rủi ro hơn. Tất nhiên, rủi ro cao thường đi kèm với kỳ vọng lợi nhuận lớn và điều này tạo nên sự hấp dẫn của cổ phiếu đối với các NĐT.
Tính Rủi ro phụ thuộc vào thơng tin và tình hình phát triển, chính trị. Giá trị cổ phiếu luôn biến động theo các yếu tố này.
2.2.3. Các loại cổ phiếu
Theo giáo trình Thị Trường Chứng Khoán - Bùi Kim Yến (2009), khi xem xét cổ phiếu của Cơng ty cổ phần, thường có sự phân biệt cổ phiếu được phép phát hành, cổ phiếu đã phát hành, cổ phiếu quỹ, cổ phiếu đang lưu hành.
Cổ phiếu được phép phát hành: Khi công ty cổ phần được thành lập, thì được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Nhưng luật pháp các nước quy định công ty phải đăng ký tổng số cổ phiếu của công ty và phải ghi trong điều lệ công ty và được gọi là cổ phiếu được phép phát hành hay cổ phiếu đăng ký. Cổ phiếu được phép phát hành là số lượng cổ phiếu tối đa của một cơng ty có thể phát hành từ lúc bắt đầu thành lập cũng như trong suốt quá trình hoạt động. Khi cần có sự thay đổi số lượng cổ phiếu được phép phát hành thì phải được đa số cổ đông bỏ phiếu tán thành và phải sửa đổi điều lệ công ty.
Cổ phiếu đã phát hành: là cổ phiếu mà công ty được bán ra cho các NĐT trên thị trường và cơng ty đã thu về được tồn bộ tiền bán số cổ phiếu đó, nó nhỏ hơn hoặc tối đa là bằng với số cổ phiếu được phép phát hành.
Cổ phiếu quỹ: là cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường và được chính tổ chức phát hành mua lại bằng nguồn vốn của mình. Số cổ phiếu này có thể
được cơng ty lưu giữ một thời gian sau đó lại được bán ra; luật pháp một số nước quy định số cổ phiếu này không được bán am à phải hủy bỏ. Cổ phiếu quỹ không phải là cổ phiếu đang lưu hành, khơng có vốn đằng sau nó; do đó khơng được tham gia vào việc chia lợi tức cổ phần và khơng có quyền tham gia bỏ phiếu.
Cổ phiếu đang lưu hành: là cổ phiếu đã phát hành, hiện đang lưu hành trên thị trường và do các cổ đông đang nắm giữ. Số cổ phiếu đang lưu hành được xác định như sau:
Số cổ phiếu đang lưu hành = Số cổ phiếu đã phát hành – Số cổ phiếu quỹ
Trong trường hợp cơng ty có cả hai loại cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi, người ta sẽ xác định cụ thể cho từng loại một. Số cổ phiếu thường đang lưu hành là căn cứ quan trọng để phân chia lợi tức cổ phần trong công ty.
Dựa vào hình thức cổ phiếu, có thể phân biệt cổ phiếu ghi danh và cổ phiếu vô danh.
Cổ phiếu ghi danh: là cổ phiếu có ghi tên người sở hữu trên tờ cổ phiếu. Cổ phiếu này có nhược điểm là việc chuyển nhượng phức tạp, phải đăng ký tại cơ quan phát hành và phải được Hội đồng Quản trị của công ty cho phép. Cổ phiếu vô danh: là cổ phiếu không ghi tên người sở hữu. Cổ phiếu này được tự do chuyển nhượng mà không cần thủ tục pháp lý.
Dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu đem lại cho người nắm giữ, có thể phân biệt cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường) và cổ phiếu ưu đãi – Đây là cách phân loại phổ biến nhất. Khi nói đến cổ phiếu của một cơng ty, người ta thường nói đến cổ phiếu phổ thơng (cổ phiếu thường) và cổ phiếu ưu đãi. Các loại cổ phiếu này tuơng ứng với các loại cổ phần.
Cổ phiếu phổ thông (Cổ phiếu thường) là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty và xác nhận cho phép cổ đông được hưởng các quyền lợi thông thường trong công ty.
Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong một công ty, đồng thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu tiên hơn so với cổ đông phổ thông. Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được gọi là cổ đông ưu đãi của công ty.
Bài nghiên cứu chỉ tập trung vào cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường).
2.2.4. Các loại giá cổ phiếu
Hiện giá cổ phiếu: (giá trị lý thuyết của cổ phiếu): Dựa vào cổ tức hàng năm và tỷ
suất chiết khấu để xác định hiện giá của cổ phiếu.
Mệnh giá cổ phiếu
Mệnh giá của cổ phiếu thường: Mệnh giá hay còn gọi là giá trị danh nghĩa là giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho một cổ phiếu và được ghi trên cổ phiếu.
Mệnh giá cổ phiếu thường được sử dụng để ghi sổ sách kế tốn của cơng ty. Mệnh giá cổ phiếu khơng có giá trị thực tế đối với NĐT khi đã đầu tư, nên nó khơng liên quan đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Mệnh giá cổ phiếu chỉ có ý nghĩa quan trọng vào thời điểm công ty phát hành cổ phiếu thường lần đầu huy động vốn thành lập công ty. Mệnh giá thể hiện số tiền tối thiểu Công ty phải nhận được trên mỗi cổ phiếu mà Công ty phát hành ra.
Một số nước luật pháp cho phép Cơng ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu thường khơng có mệnh giá.
Giá sổ sách
Giá trị sổ sách của cổ phiếu thường là giá trị của cổ phiếu được xác định dựa trên cơ sở số liệu sổ sách kế tốn của cơng ty.
Trường hợp công ty chỉ phát hành cổ phiếu thường thì giá trị sổ sách của một cổ phiếu thường được xác định bằng cách lấy vốn chủ sở hữu hoặc tổng giá trị tài sản thuần (phần giá trị chênh lệch giữa giá trị tổng tài sản với tổng số nợ) của công ty chia cho tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành.
Trường hợp công ty phát hành cả cổ phiếu ưu đãi, thì phải lấy tổng giá trị tài sản thuần trừ đi phần giá trị thuộc cổ phiếu ưu đãi rồi mới chia cho số cổ phiếu thường đang lưu hành.
Phần giá trị của cổ phiếu ưu đãi được tính theo mệnh giá hoặc giá mua lại tùy thuộc loại cổ phiếu ưu đãi công ty phát hành và cộng với phần cổ tức cơng ty cịn khất lại chưa trả cho cổ đơng ưu đãi trong các kỳ trước đó (nếu có).
Việc xem xét giá trị sổ sách, cho phép Cổ đông thấy được số giá trị tăng thêm của cổ phiếu thườngsau một thời gian công ty hoạt động so với số vốn góp ban đầu.
Giá thị trường
Giá trị thị trường: là giá trị thị trường hiện tại của cổ phiếu thường, được thể hiện trong giao dịch cuối cùng đã được ghi nhận. Giá trị thị trường hay còn được gọi là giá thị trường. Thực tế, giá thị trường của cổ phiếu không phải do công ty ấn định và cũng không do người nào khác quyết định, mà giá thị trường của cổ phiếu được xác định bởi giá thống nhất mà người bán sẵn sàng bán nó và giá cao nhất mà người mua sẵn sàng trả để mua nó.
Tóm lại, Giá thị trường của cổ phiếu được xác định bởi quan hệ cung - cầu trên thị trường. Giá trị thị trường cổ phiếu của một công ty phụ thuộc rất nhiều yếu tố, do vậy nó thường xuyên biến động.
2.3. Ảnh hưởng của thơng tin kế tốn trên BCTC đến giá cổ phiếu
Tính minh bạch và độ tin cậy của thơng tin tài chính là cơ sở lý thuyết và thực tế, được coi là rất quan trọng để bảo vệ NĐT cũng như tính ổn định của TTCK. Khi tham gia vào TTCK, vấn đề quan trọng và mong muốn của NĐT là nắm được những thơng tin chính xác và thơng tin tài chính trên thị trường. Căn cứ để NĐT quyết định mua bán cổ phiếu của mình là phân tích tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Như đã nêu ra ở chương 1, trong những năm qua, trên thế giới, có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm xem xét tác động của thơng tin kế tốn đến giá cổ phiếu của các
công ty niêm yết trên các thị trường chứng khoán. Các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng, giá trị của thơng tin kế tốn đối với giá cổ phiếu rất quan trọng và ngày càng có xu hướng tác động mạnh hơn. Các nghiên cứu còn cho thấy NĐT hoặc người quản lý doanh nghiệp khi đánh giá giá trị hoặc tạo ra giá trị của cổ phiếu nên tập trung phân tích thực nghiệm kết hợp các thơng tin kế tốn hơn là chỉ tập trung vào phân tích một thơng tin hoặc những thông tin đơn lẻ khác. Đặc biệt, trong bối cảnh hệ thống chuẩn mực kế tốn quốc tế nói chung và hệ thống chuẩn mực kế tốn của các quốc gia nói riêng ngày càng được cải tiến và thống nhất với nhau làm cho thơng tin kế tốn ngày càng minh bạch, đáng tin cậy và dễ tiếp cận hơn.
Ngồi ra, thơng tin kế tốn cũng giúp các NĐT đánh giá tình hình tài chính, dự đốn