Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max
P 1855 13988.65 12417.88 1400 152000 EPS 1855 2215.406 3003.736 -10332.4 25623.1 BVS 1855 17317.68 8664.123 2607.8 75082.4 DIV 1855 963.6172 1611.631 0 40798 ROE 1855 .0999747 .1783765 -3.674 1.001 FL 1855 2.868571 2.29779 1 23.5 OCF 1855 1704.384 6911.392 -42143.2 56049.2 EBITDA 1855 4937.168 4964.908 -7745 34718.4
(Ng̀n: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3)
Kết quả thống kê từ bảng trên cho thấy: Trong 1855 biến quan sát, giá cổ phiếu trung bình là 13998.65 VNĐ, giá cổ phiếu có mức dao động lớn giữa các cơng ty qua các năm (độ lệch chuẩn là 12417.88), giá trị lớn nhất 152000 VNĐ và giá trị nhỏ nhất là 1400 VNĐ. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu có giá trị trung bình trong thời gian này là 2215.406 VNĐ và mức độ phân tán lớn là 3003.736 VNĐ. Giá trị trung bình của giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu là 17317.68 VNĐ và có mức độ dao động lớn (độ lệch chuẩn là 8664.123). Chỉ tiêu cổ tức trên mỗi cổ phiếu có giá trị trung bình là 963.6172 VNĐ và có mức độ giao động giữa các cơng ty qua các năm là 1611.631. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có giá trị trung bình là 10% và độ lệch chuẩn là 0.1783765. Chỉ tiêu tỷ suất địn bẩy tài chính có giá trị trung bình là 2.868571 và độ lệch chuẩn là 2.29779. Chỉ tiêu dòng tiền thuần trên mối cổ phiếu có giá trị trung bình là 1704.384 VNĐ và độ lệch chuẩn là 6911.392. Cuối cùng chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao trên mỗi cổ phiếu có giá trị trung bình là 4937.168 và độ lệch chuẩn 4964.908 giữa các công ty qua các năm.
4.2. Phân tích hồi quy, kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu
4.2.1. Phân tích tương quan giữa các biến
Trước khi đi vào kiểm định mơ hình nghiên cứu bằng phân tích hồi qui tuyến tính bội, ta cần xem xét sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Tác giả phân tích ma trận tương quan để nhận diện được các biến có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với giá cổ phiếu, cũng như nhận biết dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.
Hệ số tương quan chỉ ra mối quan hệ hai chiều giữa từng cặp biến với nhau. Hệ số tương quan càng lớn cho thấy mối quan hệ giữa hai biến càng chặt và ngược lại khi hệ số tương quan thấp diễn tả mối quan hệ giữa hai biến không chặt. Đồng thời với hệ số dương chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa các cặp biến, hệ số âm cho thấy quan hệ ngược chiều giữa hai biến.
Hệ số này luôn nằm trong khoảng từ -1 đến 1, lấy giá trị tuyệt đối, nếu từ 0.4 đến 0.6 thì tương quan trung bình, lớn hơn 0.6 là tương quan chặt chẽ và càng gần 1 thì mối quan hệ càng chặt, nếu nhỏ hơn 0.3 thì mối quan hệ là lỏng.