Mơ hình Ohlson

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thông tin kế toán trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 50 - 53)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.4. Các mơ hình nghiêncứu về ảnh hưởng của thơng tin kế tốn trên BCTC đến giá

2.4.3. Mơ hình Ohlson

Pt = 01 + 1EPSt + 2BVSt

Năm 1995, Ohlson phát triển mơ hình chiết khấu cổ tức tổng quát và đưa ra mô hình nhận xét mối tương quan giữa giá cổ phiếu với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu, thu nhập rịng, cổ tức và các thơng tin hữu ích khác.

Khi so sánh với mơ hình thu nhập rịng, điểm khác nhau căn bản giữa mơ hình Ohlson và mơ hình này là q trình biến động của thơng tin tuyến tính đã chỉ ra thu nhập khác biệt theo thời gian. Điểm khác biệt này là ưu điểm thu hút các học giả do ở mơ hình thu nhập ròng tổng quát hay đơn giản đều chỉ giả định mô hình tăng trưởng cố định để cung cấp ước tính cụ thể về xu hướng tương quan và giá trị các thơng số.

Bên cạnh đó, như những mô hình khác, mô hình Ohlson cũng tồn tại một số nhược điểm. Thứ nhất, mô hình hướng đến một công ty cụ thể và không dự báo các thông số giống nhau cho tất cả các công ty. Tiếp theo, biến v trong mô hình đại diện cho

các thơng tin hữu ích khác không được xác định một cách cụ thể. Do vậy nghiên cứu thực nghiệm thường bỏ qua biến này với giả định chúng nằm trong hệ số góc và sai sót ngẫu nhiên. Tuy nhiên việc này làm giảm nội dung thực nghiệm của mơ hình.

Ý nghĩa mơ hình Ohlson

Những nghiên cứu đầu tiên của Ball và Brown được công bố từ năm 1968 đến trước năm 1995, nhằm nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa thơng tin kế tốn và giá cổ phiếu. Tuy nhiên, các nghiên cứu này thiếu đi một cơ sở lý luận vững chắc vì chưa trả lời được 2 câu hỏi: những thơng tin kế tốn trên BCTC có mối liên hệ đến giá cổ phiếu và mơ hình lý thuyết của mối quan hệ này?

Năm 1995, mô hình giáo sư Jame Ohlson đã trả lời được 2 câu hỏi trên, tác động mạnh mẽ đến các nghiên cứu cùng chủ đề sau này. Mô hình Ohlson đã trở thành mô hình được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm tại các TTCK trên thế giới. Mô hình đề xuất việc sử dụng giá lịch sử vào các nghiên cứu để phân tích giá trị tài sản tài chính.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày tổng quan các cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài, bao gồm: thơng tin kế tốn trên BCTC; cổ phiếu và giá cổ phiếu; cũng như mối liên hệ giữa chúng, cụ thể đã trình bày những nội dung sau:

Những khái niệm cơ bản liên quan đến thông tin kế toán trên báo cáo tài chính, giá cổ phiếu, cơng ty niêm yết và yêu cầu công bố thông tin của công ty niêm yết.

Nêu ra những nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn.

Trình bày mối quan hệ giữa thơng tin kế tốn với giá cổ phiếu, phân tích từng yếu tố thơng tin kế tốn ảnh hưởng như thế nào đến giá cổ phiếu.

Từ những cơ sở lý thuyết trình bày sẽ làm cơ sở cho mơ hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết liên quan. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để kiểm định các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thông tin kế toán trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)