Tổng quan về dịch vụ Logistics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài dịch vụ logistics của các doanh nghiệp nhật bản tại TP hồ chí minh và bình dương (Trang 25 - 27)

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

2.2 Tổng quan về dịch vụ Logistics

2.2.1 Khái niệm dịch vụ Logistics

Theo Luật Thương 2005: “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.

Theo Hội đồng quản trị Logistics (Council of Logistics Management – CLM, 1991): Logistics là q trình lập kế hoạch, thực hiện, và kiểm sốt một cách hiệu quả về mặt chi phí dịng lưu chuyển và phần dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cùng những thông tin liên quan từ điểm khởi đầu của quá trình sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thõa mãn được các yêu cầu của khách hàng”

“Logistics là một tập hợp các hoạt động chức năng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt quy trình chuyển hóa nguyên vâ ̣t liê ̣u thành thành phẩm” (Grundey, 2016).

“Sứ mê ̣nh của Logistics là đưa được đúng sản phẩm và di ̣ch vu ̣ tới đúng đi ̣a điểm, thời gian và hoàn cảnh yêu cầu, đồng thời phải đem la ̣i những đóng góp lớn nhất cho doanh nghiê ̣p” (Ballou, 1992).

“Logistics là viê ̣c lên kế hoa ̣ch, thực hiê ̣n và kiểm soát sự di chuyển và sắp đă ̣t con người và / hoă ̣c hàng hóa và các hoa ̣t đô ̣ng hỗ trợ liên quan tới sự di chuyển và sắp đă ̣t đó”.

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các khái niệm về dịch vụ Logistics có thể chia làm hai nhóm:

 Hiểu một cách đơn giản theo nghĩa hẹp: thì dịch vụ Logistics gần tương tự

với hoạt động giao nhận hàng hóa, hoặc bó hẹp trong phạm vi, đối tượng của một ngành nhất định.

 Theo nghĩa rộng: dịch vụ Logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên

vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thơng, sau đó là phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Nhóm định nghĩa này của dịch vụ Logistics góp phần phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý … với một nhà cung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận tồn bộ các khâu trong q trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, nhà cung cấp dịch vụ Logistics chun nghiệp địi hỏi phải có chun mơn, nghiệp vụ vững vàng để cung cấp dịch vụ mang tính “trọn gói” cho các nhà sản xuất. Đây là một cơng việc mang tính chun mơn hóa cao.

2.2.2 Phân loại Logistics

Logistics là một khái niệm rộng lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực và được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả xin được tóm lược cách phân loại Logistics theo phương thức khai thác hoa ̣t đô ̣ng như sau:

 Logistics bên thứ nhất (1PL _ First Party Logistics): Là hình thức cơng ty tự tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp mình. Các cơng ty tự đầu tư mua sắm phương tiện vận tải, kho chứa hàng, thiết bi ̣ xếp dỡ, hệ thống thông tin, và các nguồn lực khác bao gồm cả nhân công để quản lý và vận hành hoạt động Logistics.

 Logistics bên thứ hai (2PL _ Second Party Logistics): Người cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ hai là người cung cấp một số hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động Logistics (như vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan…). Công ty không sở hữu hoă ̣c không phương tiê ̣n, cơ sở ha ̣ tầng thì có thể thuê ngoài các di ̣ch vu ̣ của bên thứ hai như: các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không; các công ty kinh doanh kho bãi; khai thuê hải quan; trung gian thanh toán; ….

 Logistics bên thứ ba hay còn được go ̣i là Logistics theo hợp đồng (3PL _ Third Party Logistics): Nhà cung cấp dịch vụ Logistics 3PL là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ Logistics cho từng bộ phận chức năng, ví dụ như: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng tới địa điểm đến quy định... Do đó 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc ln chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thơng tin… và có tính tích hợp vào chuỗi cung ứng của khách hàng. Đây được coi là mô ̣t liên minh chă ̣t chẽ giữa mô ̣t công ty và nhà cung cấp di ̣ch vu ̣ Logistics. Nó không chỉ nhằm thực hiê ̣n các hoa ̣t đô ̣ng Logistics mà còn chia sẻ thông tin, rủi ro và các lợi ích theo mô ̣t hợp đồng dài ha ̣n.

 Logistics bên thứ tư hay còn được go ̣i là Logistics chuỗi phân phối (4PL _ Fourth Party Logistics): Nhà cung cấp dịch vụ Logistics 4PL là người tích hợp (integrator) _ người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi Logistics. 4PL chịu trách nhiệm quản lý dịng lưu chuyển vật tư, hàng hóa, cung cấp giải pháp chuỗi cung ứng, hoạch định, tư vấn Logistics, quản trị vận tải… 4PL hướng đến quản trị cả quá trình Logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng.

 Logistics bên thứ năm (5PL – Fifth Party Logistics): Nhà cung cấp dịch vụ Logistics 5PL là người thiết kế và tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng, các hoạt động của 4PL, 3PL cũng như cung cấp hệ thống thơng tin tích hợp để đảm bảo dịng thơng tin liên tục và tăng khả năng kiểm sốt tồn bộ chuỗi cung ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài dịch vụ logistics của các doanh nghiệp nhật bản tại TP hồ chí minh và bình dương (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)