.3 Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài dịch vụ logistics của các doanh nghiệp nhật bản tại TP hồ chí minh và bình dương (Trang 40 - 50)

Năm 2010 2011 2012 2013 ODA (Tỷ Yên) 86.50 145.00 162.30 525.00

ODA (triệu USD)

985.40 1,819.30 1,900.00 6,500.00

Trung bình mỗi năm Việt Nam có dành 20-25 tỷ Yên trả nợ ODA cho Nhật Bản, ODA của Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam tập trung vào 5 lĩnh vực cơ bản, cụ thể là:

 Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế.

 Xây dựng và cải tạo các cơng trình giao thơng và điện lực.

 Phát triển nông nghiệp và xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn.

 Phát triển giáo dục và đào tạo y tế.

 Bảo vệ môi trường.

Sơ lược về các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam nói chung, tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương nói riêng

Kết quả khảo sát của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản _ JETRO trong năm 2016 cho thấy: trong 10.983 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Châu Á và Châu Đại Dương thì có 70% doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn đầu tư vào Việt Nam. Với 600 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam, có hơn 60% doanh nghiệp đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh và tiếp tục coi Việt Nam là một điểm đầu tư quan trọng, giúp họ tăng doanh thu. Điều này cho thấy số lượng doanh nghiệp Nhật Bản mới vẫn đang không ngừng tăng.

Là vị trí trung tâm hạt nhân của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, TP. Hồ Chí Minh ngày càng được hồn thiện cơ sở hạ tầng để phục vụ đầu tư nước ngồi, trong đó có Nhật Bản, tiêu biểu như Khu Công nghệ cao, Khu kỹ nghệ Việt - Nhật. Đây là thị trường tiềm năng phù hợp với mục tiêu phát triển và mở rộng của các doanh nghiệp Nhật Bản. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP. Hồ Chí

Minh (The Japan Business Association of Ho Chi Minh City _ JBAH), cho đến tháng 03 năm 2017 có 893 cơng ty là thành viên của tổ chức này, và chắc chắn con số này sẽ gia tăng trong thời gian tới.

Được đánh giá là Thành phố mới, Bình Dương là một trong những điểm kinh tế trọng yếu phía nam Việt Nam với 28 Khu Cơng nghiệp và 10 cụm Cơng nghiệp, có tổng diện tích khoảng 10.560 héc ta. Các Khu Công nghiệp đều được đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Bình Dương là điểm kinh tế đầy thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngồi nói chung và Nhật Bản nói riêng. Khơng chỉ gia tăng về tổng vốn đầu tư, tại Bình Dương, doanh nghiệp Nhật cịn tăng cường số lượng dự án lẫn quy mô và chú trọng vào các lĩnh vực như Dịch vụ, Đô thị, Cơng nghiệp phụ trợ.

Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã trình bày các khái niệm về Outsourcing, về Logistics, cũng như cơ sở lý thuyết và các bài nghiên cứu trước đây. Để từ đó đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất. Đồng thời, trong chương này cũng đã trình bày tổng quan quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, về các doanh nghiệp Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương. Chương tiếp theo sẽ trình bày thiết kế và xây dựng mơ hình nghiên cứu.

Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu 3.1 Quy trình nghiên cứu

Áp dụng kiến thức đã học và kinh nghiệm làm việc, bài nghiên cứu được thực hiện theo tuần tự như sau:

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Nguồn: tác giả nghiên cứu

Ý tưởng Xác định Thu thập Tham vấn nghiên cứu mục đích nghiên cứu tài liệu ý kiến chuyên gia

Cơ sở khoa học

Nghiên cứu sơ bộ định tính

Nghiên cứu sơ bộ định lượng

Nghiên cứu định lượng chính thức

Phân tích kết quả nghiên cứu

Một số hàm ý quản trị Nhận diện hạn chế của bài nghiên cứu

Lý thuyết

Các bài nghiên cứu trước đây Điều chỉnh các

biến

Thang đo chính thức Quyết định lựa chọn đề tài

3.2 Nghiên cứu định tính

Bước 1: Dựa trên ý tưởng nghiên cứu, trong quá trình giao tiếp với khách

hàng, đối tác và bạn bè, tác giả tiến hành tham vấn ý kiến một số nhà quản trị và nhân viên làm việc có kinh nghiệm bằng các câu hỏi mở như sau:

(Bảng câu hỏi khảo sát: Xem phụ lục 1, phụ lục 2)

Những ý kiến quan trọng được chắc lọc như là:

- Cùng với sự phát triển của thị trường, các công ty dịch vụ Logistics cũng “mọc lên” ngày càng nhiều, nhưng quy mô lớn không nhiều, chỉ cung cấp từng khâu lẻ, hệ thống kho bãi đạt tiêu chuẩn rất hiếm; Mong muốn tìm được sự chun nghiệp trong cơng việc Logistics; Muốn tập trung vào cơng việc sản xuất chính của cơng ty hơn là làm các công việc Logistics tuy rất quan trọng nhưng cần nhiều thời gian, cần kinh nghiệm, và nhiều người vì có nhiều khâu; Các cơng ty dịch vụ Logistics nước ngoài được đánh giá cao bởi làm việc có trách nhiệm, thái độ và cung cách làm việc của nhân viên chuyên nghiệp và niềm nở; Mong muốn tìm nhà cung cấp dịch vụ cùng quốc gia;…. (Nội dung chắc lọc từ ý kiến của các nhà quản trị làm việc tại các

doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu)

- Các công ty khách hàng là doanh nghiệp các nước khác nhau sẽ có yêu cầu khác nhau. Ví dụ: Các doanh nghiệp Mỹ, Châu Âu thì cần sự nhanh chóng và chuyên nghiệp cao, các doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản thì địi hỏi sự đảm bảo, các doanh nghiệp nội địa thì quan tâm nhiều hơn về chi phí,…. ; Cơng ty có nhiều đại lý ở nước ngồi chiếm ưu thế đối với hàng xuất khẩu chỉ định, ngược lại hàng nhập khẩu thì thủ tục hải quan nghiêm ngặt hơn đặc biệt là hàng thực phẩm, dược phẩm nên cơng ty đang cố gắng hồn thiện hơn để có thể cạnh tranh với các “ơng lớn nước ngoài”; Ứng với mỗi doanh nghiệp thuộc các nền văn hóa khác nhau sẽ có cách tiếp cận và chào mời khác nhau; …. (Nội dung chắc lọc từ ý kiến các nhà quản

trị / nhân viên sale có kinh nghiệm làm việc trong các cơng ty dịch vụ Logistics).

Sau khảo sát ban đầu, tác giả nhận thấy áp dụng thang đo SERVQUAL trong bài bài nghiên cứu mang tính khả thi. Tuy nhiên, tác giả của thang đo cũng khẳng định tùy theo đặc điểm, môi trường, thị trường mà các biến quan sát trong thang đo

cần được điều chỉnh cho phù hợp. Sau bước 1, tác giả cũng quyết định thu hẹp phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp Nhật Bản thay vì khảo sát đại trà.

Bước 2: Dựa trên thang đo Servqual của Parasuraman & ctg (1988), lý thuyết

các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua của khách hàng, và đặc biệt là kế thừa nghiên cứu của tác giả Đặng Nguyễn Tất Thành (2014), tác giả thực hiện nghiên cứu định tính bằng cách tham vấn ý kiến của các chuyên gia là các nhà quản trị của các doanh nghiệp nhằm điều chỉnh thang đo cho phù hợp với thời gian nghiên cứu.

Từ các 6 thành phần với 32 biến trong nghiên cứu của tác giả Đặng Nguyễn Tất Thành:

Thành phần tin cậy

1. Chứng từ chính xác. 2. Thời gian chuyển tải ngắn. 3. Tính nhất quán của dịch vụ. 4. Không để xảy ra một sai sót nào.

Thành phần đảm bảo

5. Uy tín, thương hiệu của Cơng ty cung cấp dịch vụ Logistics. 6. Cung cấp dịch vụ theo dõi định vị. (track and trace)

7. Khơng bị hư trong q trình vận chuyển.

8. Kiến thức và kinh nghiệm của nhân viên công ty Logistics. 9. Cung cấp dịch vụ một cửa

10. Dịch vụ có tiêu chuẩn cao

11. Thái độ phục vụ của nhân viên công ty Logistics nhã nhặn, niềm nở

Thành phần hữu hình

12. Vị trí tọa lạc của cơng ty Logistics. 13. Trang thiết bị hiện đại.

14. Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và chứng từ điện tử. 15. Sở hữu kho gom hàng lẻ (Kho CFS).

Thành phần đồng cảm

17. Quan tâm đến lợi ích và nhu cầu của khách hàng 18. Duy trì mối quan hệ với khách hàng

Thành phần đáp ứng

19. Phản hồi nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng 20. Mạng lưới cung ứng dịch vụ toàn cầu

21. Cập nhật cước cung cấp dịch vụ 22. Dịch vụ khách hàng tốt

23. Có mạng lưới dịch vụ ở nước ngoài 24. Cung ứng dịch vụ một cách nhất quán 25. Đa dạng hoá dịch vụ

26. Cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh 27. Đáp ứng dịch vụ linh hoạt

28. Mức độ sẵn sàng của nhân viên

Thành phần chi phí

29. Giá cả cạnh tranh 30. Dễ thanh toán

31. Phương thức thanh toán phù hợp 32. Có chiết khấu

Để điều chỉnh các biến cho phù hợp, tác giả gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với 12 nhà quản trị làm việc tại các cơng ty có hoạt động xuất nhập khẩu và các công ty cung cấp dịch vụ Logistics tại TP. Hồ Chí Minh bằng câu các câu hỏi thăm dò (xem

phụ lục 3a, 3b).

Ý kiến của các nhà quản trị được ghi nhận và đúc kết như sau:

- Khi công ty dịch vụ đến chào mời là cơng ty Nhật thì họ cảm giác yên tâm, tin tưởng hơn và muốn hợp tác hơn.

- Trong chiến lược kinh doanh của công ty, cần thuê ngoài dịch vụ làm ở một số khâu.

- Giám đốc là người Nhật nên các nhà cung cấp dịch vụ là công ty Nhật sẽ được ưu tiên lựa chọn.

Nhận xét về các yếu tố chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp, tác giả tổng hợp như sau:

- “Khi nhắc đến cụm từ “tin cậy” thì hoặc là bạn đã sử dụng dịch vụ của cơng ty đó một thời gian và họ đã tạo được niềm tin cho bạn, hoặc là cơng ty dịch vụ đã có thương hiệu, có tiếng tốt trên thị trường và được nhiều người chia sẻ lan truyền”.

- Biến “thời gian vận chuyển ngắn” bị bác bỏ rất nhiều vì: “tùy vào khoảng

cách địa lý và đặc điểm của tuyến vận chuyển cũng như phương tiện vận chuyển sẽ có thời gian cụ thể”; ”khơng phải cơng ty dịch vụ muốn “ngắn” là ngắn được”. “Và từ “ngắn” này cũng khá là mơ hồ”.

- Tương tự, biến “Không bị hư trong quá trình vận chuyển”, “Duy trì mối quan hệ với khách hàng”, và “Mức độ sẵn sàng của nhân viên” cũng bị bác bỏ nhiều vì: “đây là điều tất yếu khi bạn kinh doanh”; “là nhiệm vụ của công ty

dịch vụ”; “là đạo đức kinh doanh bắt buộc phải có chứ khơng phải là điều kiện bạn đưa ra để hấp dẫn khách hàng”

- Biến “Tính nhất quản của dịch vụ”, “Dịch vụ có tiêu chuẩn cao”, “ Dịch vụ khách hàng tốt” và “Đáp ứng dịch vụ linh hoạt” bị nhận xét là cịn chung chung, chưa có quy ước cụ thể, chưa có thang đo chính xác như thế nào là cao, như thế nào là tốt.

Bước 3: Tổng hợp ý kiến và điều chỉnh thang đo. Thang đo sau nghiên cứu sơ

Bảng 3.1 Thang đo nghiên cứu sơ bộ các nhân tố tác động đến quyết định thuê ngoài dịch vụ Logistics

I. Sự tin câ ̣y mà cơng ty dịch vụ có được trong lòng khách hàng _ Thành phần TIN CẬY _ RELIABILITY (REL)

REL1 Nhà cung cấp DV hoàn thành chứng từ chính xác

REL2

Nhà cung cấp dịch vụ có thương hiệu hoă ̣c có sự đảm bảo bởi các cơ quan chức năng về dịch vụ như ISO….

REL3

Nhà cung cấp di ̣ch vu ̣ đưa ra các cam kết về tiến đô ̣ công viê ̣c, tính bảo mâ ̣t cũng như chế đô ̣ bảo hiểm thõa đáng.

REL4 Nhà cung cấp di ̣ch vu ̣ đã chứng tỏ được sự chuẩn xác trong công viê ̣c qua những lần hợp tác đầu tiên.

II. Công ty DV luôn có sự đảm bảo cho khách hàng _ Thành phần ĐẢM BẢO _ ASSURANCE (ASS)

ASS1

Nhà cung cấp di ̣ch vu ̣ có mơ ̣t đội ngũ nhân sự có chun mơn, kiến thức rộng lớn, am hiểu thực tế và giàu kinh nghiê ̣m

ASS2 Nhà cung cấp DV cung cấp dịch vụ một cửa

ASS3

Thái độ phục vụ của nhân viên công ty di ̣ch vu ̣ rất niềm nở, nhã nhặn, chịu được áp lực

ASS4 Có khả năng cung cấp dịch vụ trọn gói

ASS5 Chính sách bảo hiểm cho lơ hàng / gói di ̣ch vu ̣ cao.

III. Mức đô ̣ đáp ứng nhu cầu khách hàng của công ty DV _ Thành phần ĐÁP ỨNG _ RESPONSIVENESS (RES)

RES1 Phản hồi nhanh chóng yêu cầu của khách hàng

RES2 Phạm vi, địa bàn hoạt động rộng lớn và có sự liên kết trên tồn cầu RES3 Nhà cung cấp dịch vụ thường xuyên cập nhật cước cung cấp dịch vụ

RES4

Nhân viên công ty dịch vụ thường xuyên liên lạc để chăm sóc khách hàng.

RES5 Có đại lý ở nước ngồi RES6 Đa dạng hóa dịch vụ

RES7 Chất lượng DV được cải tiến liên tục

IV. Công ty DV có đầu tư, trang bi ̣ cơ sở ha ̣ tầng _ Thành phần HỮU HÌNH _ TANGIBLES (TAN)

TAN1 Cty DV có vị trí thích hợp với viê ̣c đi la ̣i giao di ̣ch với khách hàng TAN2 Công ty DV có hê ̣ thống công nghê ̣ thông tin hiê ̣n đa ̣i, có thể đi ̣nh vi ̣, theo dõi

tình tra ̣ng hàng hóa, câ ̣p nhâ ̣t tiến đô ̣ công viê ̣c mo ̣i lúc , mo ̣i nơi. TAN3 Cung cấp DV thương mại điện tử và truyền dữ liệu điện tử TAN4 Có trạm thu gom hàng lẻ

V. Công ty DV có trách nhiê ̣m với khách hàng và xã hô ̣i _ Thành phần ĐỒNG CẢM _ EMPATHY (EMP)

EMP1 Bảo mật thông tin

EMP2 Công ty DV luôn tìm cách hiểu rõ và quan tâm lợi ích và nhu cầu của khách hàng

EMP3 Khi có vấn đề gì, công ty DV sẽ trao đổi thẳng thắng với khách hàng trên quan điểm đơi bên cùng có lợi

EMP4 Công ty DV hoa ̣t đô ̣ng trên phương châm bảo vê ̣ lợi ích của khách hàng đi đôi với trách nhiê ̣m xã hô ̣i

VI. Công ty DV đem đến nhiều lơ ̣i thế về chi phí _ Thành phần CHI PHÍ _ COST (COS)

COS1 Giá cả cạnh tranh COS2 Dễ thanh toán

COS3 Có nhiều chính sách chiết khấu hấp dẫn

COS4 Thời gian và phương thức thanh toán linh hoa ̣t COS5 Giá cả ổn đi ̣nh trong thời gian dài

VII. Thuê ngoài dịch vụ Logistics dựa trên quan điểm quản tri ̣ và chiến lươ ̣c của công ty _ Thành phần QUAN ĐIỂM NHÀ QUẢN TRỊ _ EXPECTATION (EXP)

EXP1 Chuyển dịch cơ cấu chi phí

EXP2 Thuê DV Logictics để tập trung vào cơng việc sản xuất chính EXP3 Mong ḿn hợp tác với nhà cung cấp DV là công ty Nhâ ̣t EXP4

Mong muốn tìm chất xúc tác cho sự thay đổi trong nguồn lực doanh nghiê ̣p .

VIII THUÊ NGOÀI DỊCH VỤ LOGISTICS _ OUTSOURCING LOGISTICS SERVICE (OLS)

OLS1 Dich vụ Logistics đóng vai trị khơng thể thiếu trong q trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

OLS2 Tiếp tục th ngồi dịch vụ Logistics của cơng ty dịch vụ hiện tại OLS3 Thuê ngoài thêm dịch vụ Logistics ở những khâu hiện tại đang tự làm

3.3 Nghiên cứu sơ bộ định lượng:

Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp và gửi bảng câu hỏi khảo sát đến tất cả 70 nhà quản trị và nhân viên có kinh nghiệm đang làm việc tại các cơng ty có hoạt động xuất nhập khẩu tại TP. Hồ Chí Minh.

Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để khảo sát với, mức 1: hồn tồn khơng đồng ý; mức 2: không đồng ý; mức 3: trung lập; mức 4: đồng ý; mức 5: hồn tồn đồng ý.

Cơng cụ Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại đi những biến quan sát không đạt yêu cầu và loại bỏ thang đo không đạt đủ độ tin cậy (Xem Phụ lục 6a kết quả phân tích thang đo sơ bộ).

3.3.1 Kết quả kiểm định thang đo sơ bộ

Phân tích Cronbach’s Alpha: tác giả chọn tiêu chuẩn đánh giá thang đo là 0,6 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0,95 và tương quan biến – tổng > 0,3 (Hoàng Trọng, 2008; Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 353 và 404). Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố trong mơ hình lần lượt là:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài dịch vụ logistics của các doanh nghiệp nhật bản tại TP hồ chí minh và bình dương (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)