Quan hệ kinh tế Việt Nam Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài dịch vụ logistics của các doanh nghiệp nhật bản tại TP hồ chí minh và bình dương (Trang 37 - 42)

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

2.6 Quan hệ kinh tế Việt Nam Nhật Bản

Trong xu thế hội nhập kinh tế tồn cầu, mở rộng tự do hóa thương mại, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước. Trong đó, sự hợp tác Việt Nam - Nhật Bản là một trong những thành cơng của nước ta trong q trình hội nhập. Việt Nam và Nhật Bản đang hướng tới mục tiêu xây dựng quan hệ đối tác chiến lược vì hồ bình và thịnh vượng của châu Á

theo chủ trương đã được lãnh đạo hai nước thống nhất từ năm 2006, và được đánh dấu bằng bước ngoặc ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (gọi là Hiệp định VJEPA) chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2009. VJEPA là hiệp định FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, các hiệp định FTA ký kết và thực hiện trước đó đều trong khn khổ ASEAN.

Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10 năm 2011).

Đến nay, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, nhà đầu tư số một tại Việt Nam (cả về tổng vốn đầu tư và vốn đã giải ngân), đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam

2.6.1 Thương mại

Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999. Năm 2014, Nhật Bản là bạn hàng thương mại đứng thứ 4 của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 27,619 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 14,693 tỷ USD (tăng 8% so với năm 2013), nhập khẩu đạt 12,926 tỷ USD (tăng 12%).

Bảng 2.1 Trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản

ĐVT: Triệu USD

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Nhật Bản 7,727.7 11,091.7 13,064.5 13,544.2 14,692.9 14,140.0

“Nguồn: Tổng cục Hải quan”

Bảng 2.2 Trị giá nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản vào Việt Nam

ĐVT: Triệu USD

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Nhật Bản 9,016.1 10,400.7 11,602.1 11,558.3 12,925.8 14,370.0

“Nguồn: Tổng cục Hải quan”

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2015, kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Nhật Bản đạt 28.51 tỷ USD (tăng 3.2% so với năm 2014), trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 14.14 tỷ USD (giảm 3.8% so với năm 2014), nhập khẩu đạt 14.37 tỷ USD (tăng 11.2%).

2.6.2 Đầu tư

Đầu tư trực tiếp

Hai bên đã cơ bản hoàn thành Giai đoạn IV Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam và thỏa thuận khởi động Giai đoạn V Sáng kiến chung trong năm 2013.

Năm 2013, FDI Nhật Bản dẫn đầu (trong tổng số 54 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam) với tổng đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,747 tỷ USD.

Biểu đồ 2.1 Vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam năm 2014 theo quốc gia

ĐVT: Triệu USD

“Nguồn: Hồ sơ thị trường Nhật Bản (VCCI)”

Năm 2014, tổng vốn đầu tư trực tiếp đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,050 tỷ USD chiếm 10.1% tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam, đứng thứ 4 sau Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore; số dự án cấp mới là 289 dự án với số vốn là 1.2 tỷ, số dự án tăng vốn là 138 dự án.

Lũy kế đến ngày 31/12/2014, Nhật Bản có 2,531 dự án cịn giá trị hiệu lực với tổng số vốn đạt 37,345 tỷ USD, đứng đầu trong tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Viện trợ phát triển chính thức (ODA)

Bảng 2.3 Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản cho Việt Nam

Năm 2010 2011 2012 2013 ODA (Tỷ Yên) 86.50 145.00 162.30 525.00

ODA (triệu USD)

985.40 1,819.30 1,900.00 6,500.00

Trung bình mỗi năm Việt Nam có dành 20-25 tỷ Yên trả nợ ODA cho Nhật Bản, ODA của Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam tập trung vào 5 lĩnh vực cơ bản, cụ thể là:

 Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế.

 Xây dựng và cải tạo các cơng trình giao thơng và điện lực.

 Phát triển nông nghiệp và xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn.

 Phát triển giáo dục và đào tạo y tế.

 Bảo vệ môi trường.

Sơ lược về các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam nói chung, tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương nói riêng

Kết quả khảo sát của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản _ JETRO trong năm 2016 cho thấy: trong 10.983 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Châu Á và Châu Đại Dương thì có 70% doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn đầu tư vào Việt Nam. Với 600 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam, có hơn 60% doanh nghiệp đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh và tiếp tục coi Việt Nam là một điểm đầu tư quan trọng, giúp họ tăng doanh thu. Điều này cho thấy số lượng doanh nghiệp Nhật Bản mới vẫn đang không ngừng tăng.

Là vị trí trung tâm hạt nhân của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, TP. Hồ Chí Minh ngày càng được hồn thiện cơ sở hạ tầng để phục vụ đầu tư nước ngồi, trong đó có Nhật Bản, tiêu biểu như Khu Công nghệ cao, Khu kỹ nghệ Việt - Nhật. Đây là thị trường tiềm năng phù hợp với mục tiêu phát triển và mở rộng của các doanh nghiệp Nhật Bản. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP. Hồ Chí

Minh (The Japan Business Association of Ho Chi Minh City _ JBAH), cho đến tháng 03 năm 2017 có 893 cơng ty là thành viên của tổ chức này, và chắc chắn con số này sẽ gia tăng trong thời gian tới.

Được đánh giá là Thành phố mới, Bình Dương là một trong những điểm kinh tế trọng yếu phía nam Việt Nam với 28 Khu Cơng nghiệp và 10 cụm Cơng nghiệp, có tổng diện tích khoảng 10.560 héc ta. Các Khu Công nghiệp đều được đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Bình Dương là điểm kinh tế đầy thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngồi nói chung và Nhật Bản nói riêng. Khơng chỉ gia tăng về tổng vốn đầu tư, tại Bình Dương, doanh nghiệp Nhật cịn tăng cường số lượng dự án lẫn quy mô và chú trọng vào các lĩnh vực như Dịch vụ, Đô thị, Cơng nghiệp phụ trợ.

Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã trình bày các khái niệm về Outsourcing, về Logistics, cũng như cơ sở lý thuyết và các bài nghiên cứu trước đây. Để từ đó đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất. Đồng thời, trong chương này cũng đã trình bày tổng quan quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, về các doanh nghiệp Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương. Chương tiếp theo sẽ trình bày thiết kế và xây dựng mơ hình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài dịch vụ logistics của các doanh nghiệp nhật bản tại TP hồ chí minh và bình dương (Trang 37 - 42)