Thực trạng về chấp nhận khách hàng trong kiểm tốn báo cáo tài chính tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính nghiên cứu tại các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 60 - 63)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.1 Thực trạng về chấp nhận khách hàng trong kiểm tốn báo cáo tài chính tạ

các cơng ty kiểm tốn có quy mơ vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay

Nghiên cứu thu được 114 bảng trả lời hợp lệ qua email và bằng công cụ khảo sát trực tuyến Google.docs từ các nhân viên chuyên nghiệp (gọi tắt là KTV) hiện đang làm việc tại 34 DNKT, trong đó đa phần là vừa và nhỏ ở địa bàn TP.HCM (Danh sách người tham gia khảo sát được trình bày trong Phụ lục 2).

a. Về đối tượng tham gia khảo sát: Các đối tượng tham gia khảo sát có tỷ lệ

giới tính khá đồng đều với tỷ lệ nam chiếm 55,26% và tỷ lệ nữ chiếm 44,74%. Các đối tượng được khảo sát đang làm tại nhiều cơng ty kiểm tốn ở các chức vụ khác nhau và có kinh nghiệm làm việc khác nhau, cụ thể như sau:

Bảng 4.1: Vị trí và kinh nghiệm công tác của KTV tham gia khảo sát

Chỉ tiêu Tần số Phần trăm Chỉ tiêu Tần số Phần trăm

Chủ phần hùn/giám đốc 2 2% Trên 10 năm 2 2% Chủ nhiệm kiểm toán 18 16% Từ 5 đến 10 năm 32 28% Trưởng nhóm kiểm tốn 40 35% Từ 2 năm đến dưới 5 năm 47 41% Trợ lý kiểm toán 54 47% Dưới 2 năm 33 29%

Tổng 114 100% Tổng 114 100%

Bảng 4.1 cho thấy cơ cấu người tham gia trả lời khảo sát khá đa dạng, với đủ vị trí cơng tác và kinh nghiệm làm việc. Trong đó, các đối tượng có vị trí cơng tác là trưởng nhóm kiểm tốn và chủ nhiệm kiểm tốn chiếm tỷ lệ khá cao (51%). Đây là những đối tượng có kinh nghiệm lâu năm, trực tiếp tham gia hoặc giám sát công tác chấp nhận khách. Bên cạnh đó, cịn có đối tượng là các trợ lý kiểm toán, người trưc tiếp thực hiện một thủ tục trong quy trình chấp nhận khách hàng. Điều này góp phần cung cấp cái nhìn khách quan, từ nhiều góc độ, giúp cho thơng tin thu được có độ tin cậy cao hơn. Về số năm kinh nghiệm, đa số các kiểm tốn viên có kinh nghiệm từ 2 đến 10 năm (chiếm 69%). Với số năm kinh nghiệm này, KTV đã có nhiều kinh

nghiệm trong việc tham gia thực hiện quy trình chấp nhận khách hàng. Từ đó cho thấy mẫu khảo sát phù hợp với mục tiêu đề ra và có độ tin cậy cao.

b. Về cơng ty kiểm tốn: 114 KTV tham gia khảo sát hiện đang công tác ở 32

DNKT trên địa bàn TP.HCM (Danh sách 32 DNKT được trình bày trong phụ lục 3). Quy mô các doanh nghiệp theo số lượng nhân viên chuyên nghiệp và doanh thu như sau:

Bảng 4.2: Số lượng nhân viên và doanh thu trung bình/năm

Chỉ tiêu Tần số Phần trăm Chỉ tiêu Tần số Phần trăm

Trên 100 nhân viên 5 16% Trên 50 tỷ 5 16% Từ 50 đến dưới 100 nhân viên 9 28% Từ 20 đến dưới 50 tỷ 12 38% Từ 10 đến dưới 50 nhân viên 16 50% Từ 10 đến dưới 20 tỷ 13 40% Dưới 10 nhân viên 2 6% Dưới 10 tỷ 2 6%

Tổng 32 100% Tổng 32 100%

Như vậy, xét quy mô theo số lượng nhân viên chun nghiệp, thì có 84% là cơng ty có quy mơ vừa, nhỏ và siêu nhỏ,16% là công ty lớn. Do đó mẫu được chọn khá tương đồng với tổng thể (ngành kiểm toán VN hiện nay). Về doanh thu trung bình/năm, có thể thấy tất cả các cơng ty có quy mơ vừa và nhỏ hay siêu nhỏ đều có doanh thu/năm nhỏ hơn 50 tỷ. Điều này cho thấy sự chênh lệch về nguồn lực giữa ty cơng ty lớn và các cơng ty có quy mơ nhỏ và vừa trong ngành kiểm tốn hiện nay.

Bảng 4.3 : Tổ chức soát xét tại đơn vị

Chỉ tiêu Số phiếu Phần trăm

Có bộ phận sốt xét độc lập 6 19%

Khơng có 8 25%

Kiêm nhiệm 18 56%

Nguồn: Do tác giả tổng hợp

Về cơng tác sốt xét, kiểm soát chất lượng kiểm tốn nói chung và quy trình chấp nhận khách hàng nói riêng, DNKT có bộ phận sốt xét đơc lập có 6 phiếu, tỷ

chức và phân công cơng tác kiểm sốt chất lượng ở từng quy trình kiểm toán và tổng thể cuộc kiểm tốn. Khơng có hoặc kiêm nhiệm tổ chức soát xét tại DNKT chiếm 26 phiếu, tỷ lệ 82%. Đây đa phần là các DNKT có quy mơ vừa và nhỏ, thiếu nguồn lực để tổ chức bộ phận soát xét độc lập. Điều này sẽ làm giảm tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng nói riêng và tổng thể cuộc kiểm tốn nói chung

Bảng 4.4 : Áp dụng chương trình kiểm tốn mẫu của VACPA trong công tác chấp nhận khách hàng

Chỉ tiêu Số phiếu Phần trăm

Có 27 84%

Khơng có 5 16%

Nguồn: Do tác giả tổng hợp

Bảng 4.5 : Mẫu biểu thực hiện trong quy trình chấp nhận khách hàng

Chỉ tiêu Số phiếu Phần trăm

Chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng (Mẫu

A110 của VACPA)

19 59%

Thư gửi kiểm toán viên tiền nhiệm (Mẫu A111 của VACPA) 17 53% Mẫu biểu khác: Mẫu công ty 5 15%

Nguồn: Do tác giả tổng hợp

Có 5/32 phiếu trả lời khơng, đây đa phần là các cơng ty kiểm tốn lớn, thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế. Lý do là hầu hết các DNKT này có mẫu chấp nhận khách hàng riêng, theo mẫu của các hãng kiểm toán quốc tế mà doanh nghiệp tham gia. Có 27/32 (tương ứng 84%) phiếu trả lời có áp dụng chương trình kiểm tốn mẫu của VACPA trong cơng tác chấp nhận khách hàng. Hầu hết trong số này là các DNKT có quy mơ vừa và nhỏ, chưa xây dựng được chương trình kiểm tốn riêng phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện các thủ tục và mẫu biểu trong quy trình chấp nhận khách hàng vẫn chưa đầy đủ. Nhiều DNKT chỉ thực hiện 1 trong 2 mẫu biểu (A110 và A111) hoặc không thực hiện các mẫu biểu theo chương trình kiểm tốn mẫu của VACPA ban hành năm 2013. Điều này cho

nghiêm túc ở các DNKT vừa và nhỏ. Do vậy cần có giải pháp phù hợp hồn thiện quy trình chấp nhận khách hàng ở các cơng ty kiểm tốn có quy mô vừa và nhỏ nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng tổng thể cuộc kiểm toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính nghiên cứu tại các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 60 - 63)