Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính nghiên cứu tại các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 78 - 83)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.4 Kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu

4.4.2 Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Theo kết quả phân tích tương quan được nêu ở phần trên, biến phụ thuộc Y có mối liên hệ tuyến tính với các biến độc lập X1, X3, X4. Từ đó tác giả xây dựng mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố bằng mơ hình hồi quy tuyến tính bội như sau:

Biến phụ thuộc Y: đại diện cho tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng

Biến độc lập

X1: Tìm hiểu và xác định tính chính trực của khách hàng

X2: Đánh giá nguồn lực của công ty kiểm toán trong việc thực hiện hợp đồng kiểm toán

X3: Đánh giá khả năng tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan trong việc chấp nhận khách hàng

X4: Thành viên nhóm kiểm tốn tham gia xem xét quyết định chấp nhận khách hàng

Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng được khái quát như sau:

Đồng thời, tác giả đưa ra các giả thuyết nhằm kiểm định về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng:

Bảng 4.18: Giả thuyết nghiên cứu 1

Giả thuyết Nội dung

H1 Tìm hiểu và xác định tính chính trực của khách hàng có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu quy trình chấp nhận khách hàng (+)

H2 Đánh giá nguồn lực của công ty kiểm toán trong việc thực hiện hợp đồng

kiểm tốn có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu quy trình chấp nhận khách hàng

(+)

H3 Đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp

có liên quan có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu quy trình chấp nhận khách hàng (+)

H4 Thành viên nhóm kiểm toán tham gia xem xét quyết định chấp nhận khách hàng có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu quy trình chấp nhận khách hàng (+)

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội:

Sau khi áp dụng phân tích hồi quy tuyến tính bội vào mơ hình với phương pháp phân tích được chọn là đưa vào một lượt (Enter), tác giả thu được các bảng sau

Bảng 4.19: Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics R Square Change F Change df1 df2 Sig.F Change 1 ,714a ,509 ,491 ,49735 ,509 28,272 4 109 ,000

Để đánh giá sát hơn mức độ tin cậy và phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính bội, tác giả sử dụng hệ số xác định R2. Kết quả bảng 4.19 cho thấy giá trị R2 hiệu chỉnh bằng 50,9%, nghĩa là mơ hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến 50,9%. Hay nói cách khác các biến độc lập giải thích được 50,9% sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn 49,1% còn lại là do sai số ngẫu nhiên hoặc các nhân tố khác ngồi mơ hình.

Bảng 4.20: ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 27,937 4 6,993 28,272 ,000a Residual 26,962 109 ,247

Total 54,936 113

Để kiểm định độ phù hợp của mơ hình hồi quy tổng thể, giá trị F từ bảng phân tích phương sai ANOVA được xem xét. Ta thấy F = 28,272 với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05 cho thấy mơ hình hồi quy tuyến tính bội xây dựng được phù hợp với tổng thể.

Bước tiếp theo, tác giả xem xét bảng hệ số phương trình hồi quy, thống kê hiện tượng đa cộng tuyến, mức ý nghĩa và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Đồng thời, xem xét các điều kiện nhằm đảm bảo hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra.

Bảng 4.21: Coefficientsa

Model

Unstandardized

Coefficients Standardized Coefficients

t Sig.

Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) ,151 ,394 ,384 ,701

X1 ,267 ,105 ,211 2,547 ,012 ,656 1,524 X2 ,011 ,082 ,011 ,137 ,892 ,718 1,393 X3 ,248 ,108 ,193 2,300 ,023 ,643 1,556 X4 ,439 ,083 ,446 5,270 ,000 ,629 1,591

Theo bảng 4.21, hệ số phóng đại phương sai (VIF) của từng nhân tố có giá trị nhỏ hơn 2, độ chấp nhận của các biến (Tolerance) đều lớn hơn 0,0001 chứng tỏ mơ hình hồi quy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau).

Bảng 4.18 cũng cho thấy 3 biến X1 (có Sig. = 0,012), X3 (có Sig. = 0,023), X4 (có Sig. = 0,000) đều thỏa điều kiện Sig. < 0,05 tức các biến này đạt mức ý nghĩa 5% hay có độ tin cậy là 95%. Do đó, ta chấp nhận giả thuyết H1, H3, H4. Nhưng biến X2 (có Sig. = 0,892) khơng thỏa điều kiện Sig. < 0,05 tức biến này không đạt mức ý nghĩa 5% hay khơng có độ tin cậy là 95%. Như vậy, tác giả đi đến

giá việc tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp” và biến “Thành viên nhóm kiểm toán tham gia xem xét quyết định chấp nhận khách hàng” có sự ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng.

Như vậy các biến độc lập X1, X3, X4 có liên hệ tuyến tính với biến phụ thuộc Y và hồn tồn phù hợp với mơ hình. Từ đó, ta có phương trình hồi quy với hệ số beta chuẩn hóa như sau:

Y = 0,211X1 + 0,193X3 +0,446X4

Trong đó: Y: Tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng X1: Tìm hiểu và xác định tính chính trực của khách hàng

X3: Đánh giá khả năng tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan trong việc chấp nhận khách hàng

X4: Thành viên nhóm kiểm tốn tham gia xem xét quyết định chấp nhận khách hàng

Hệ số beta chuẩn hóa nhằm so sánh mức độ ảnh hưởng của biến độc lập (biến X) đến biến phụ thuộc Y. Nhìn vào phương trình hồi quy trên, ta thấy biến X4 có ảnh hưởng nhiều nhất đến biến phụ thuộc Y với hệ số beta là 0,446, tiếp theo là biến X1 với hệ số beta là 0,211, cuối cùng là biến X3 với hệ số beta là 0,193. Cả 3 biến đều có ảnh hưởng tỉ lệ thuận với biến phụ thuộc Y (tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng). Mơ hình hồi quy phù hợp với giả thuyết đưa ra

TĨM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 đã trình bày thực trạng hiện nay ở VN trong việc thực hiện công tác chấp nhận khách hàng và kết quả của phương pháp phân tích dữ liệu trong luận văn như phân tích thống kê mơ tả, phân tích Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính bội. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội đã chỉ ra 3 nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng bao gồm (1) Tìm hiểu và xác định tính chính trực của khách hàng, (2) Đánh giá khả năng tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan trong việc chấp nhận khách hàng, (3) Thành viên nhóm kiểm tốn tham gia xem xét quyết định chấp nhận khách hàng.

Dựa trên kết quả này, tác giả tiếp tục đưa ra những giải pháp nhằm tác động đến nhân tố ảnh hưởng tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng trong chương 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính nghiên cứu tại các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)