Thống kê tần số thang đo tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính nghiên cứu tại các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 63 - 70)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.2 Thống kê tần số thang đo tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách

hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến nó

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng đươc đánh giá qua thang đo Likert 5 mức độ với (1) rất không đồng ý, (2) khơng đồng ý, (3) bình thường, (4) đồng ý và (5) Rất đồng ý. Sau đây là bảng tổng hợp về số lượng KTV tham gia khảo sát chọn các đáp án, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của từng biến quan sát tương ứng với mỗi thang đo.

Biến phụ thuộc

Thang đo tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng

Bảng 4.6: Thống kê tần số thang đo tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng

Biến quan sát Tần số mức độ đồng ý Trung

bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5 HH2 DNKT lựa chọn được khách hàng phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp trong sự cân đối giữa chi phí và lợi ích để mang lại lợi nhuận cho công ty

0 2 31 52 29 3,95 0,774

HH3

Thực hiện tốt quy trình chấp nhận khách hàng giúp DNKT giảm thiểu rủi ro và chi phí cho các bước thực hiện kiểm toán trong giai đoạn sau, đồng thời nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán

0 5 33 50 26 3,85 0,823

HH1

DNKT cung cấp dịch vụ kiểm toán thỏa mãn các quy định của pháp luật và chuẩn mực liên quan

0 8 37 47 22 3,73 0,855

Từ bảng 4.6 cho thấy, đối với nhân tố tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng, các biến quan sát có giá trị trung bình trong khoảng từ 3,73 đến 3,95 phản ánh mức độ đồng ý khá cao của các KTV tham gia khảo sát về tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng. Cao nhất là đối với biến HH2 với 81/114 KTV (tương ứng 71%) có mức độ từ “đồng ý” đến “rất đồng ý” chứng tỏ nhiều KTV cho rằng tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng sẽ được thể hiện thơng qua việc cơng ty kiểm tốn lựa chọn được khách hàng phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp trong sự cân đối giữa chi phí và lợi ích để mang lại lợi nhuận cho cơng ty. Theo sau, biến HH3 và HH1 cũng lần lượt có 76/114 KTV (tương ứng 67%) và 69/114 KTV (tương ứng 61%) %) có mức độ từ “đồng ý” đến “rất đồng ý”.

Biến độc lập

(1) Thang đo tìm hiểu và xác định tính chính trực của khách hàng

Bảng 4.7: Thống kê tần số thang đo tìm hiểu và xác định tính chính trực của khách hàng

Biến quan sát Tần số mức độ đồng ý Trung

bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5 CT1 KTV và DNKT cần tìm hiểu về đặc

điểm hoạt động của khách hàng (môi

trường hoạt động, lĩnh vực hoạt động, mức độ phức tạp trong hoạt động của khách hàng, các yếu tố bên ngoài ảnh

hưởng đến hoạt động của khách hàng

như pháp lý, xã hội, văn hóa, thị trường,…)

0 3 13 67 31 4,11 0,696

CT5

KTV và DNKT cần tìm hiểu về các khoản vay và khoản bảo lãnh của khách hàng

0 5 13 81 15 3,93 0,648

CT4

KTV và DNKT cần gửi thư hay trao đổi trực tiếp với KTV tiền nhiệm về tính chính trực của khách hàng hay các vấn đề về đạo đức nghề nghiệp liên quan

CT2

KTV và DNKT cần tìm hiểu các thông tin liên quan đến danh tiếng của bộ máy quản trị của khách hàng (Tên tuổi và danh tính của các chủ sở hữu chính, các thành viên chủ chốt của BGĐ và Ban quản trị, các thông tin liên quan đến lịch sử làm việc và hành nghề…)

0 6 29 52 27 3,88 0,832

CT6

KTV và DNKT cần tìm hiểu các chính sách kế toán đang được khách hàng áp dụng (với các giao dịch quan trọng, các loại ước tính kế toán, kế toán giá trị hợp lý,…)

0 6 17 77 14 3,87 0,685

CT7

KTV và DNKT cần tìm hiểu liệu có rủi ro liên quan đến giả định hoạt động liên tục của khách hàng

1 6 21 71 15 3,82 0,759

CT3

KTV và DNKT cần tìm hiểu thông tin liên quan đến quan điểm của các thành viên BGĐ về vấn đề tuân thủ các chuẩn mực kế toán, quy định pháp luật và kiểm soát nội bộ

6 10 13 67 18 3,71 1,011

Bảng được sắp xếp theo giá trị trung bình giảm dần

Theo bảng 4.7, đối với nhân tố tìm hiểu và xác định tính chính trực của khách hàng, nhìn chung các biến có giá trị trung bình dao động từ 3,71 đến 4,11 phản ánh mức độ đồng ý khá cao của KTV tham gia khảo sát. Trong đó, nhận được mức độ đồng ý cao nhất là biến tìm hiểu về đặc điểm hoạt động của khách hàng với 98/114 (tương ứng 86%) phiếu trả lời có mức độ từ “đồng ý” đến “rất đồng ý”, điều này thể hiện KTV cho rằng thủ tục tìm hiểu về đặc điểm hoạt động của khách hàng là một thủ tục quan trọng và cần thiết thực hiện trong việc xác định tính chính trực của khách hàng. Tiếp theo sau là biến CT5 và CT4 với mức độ trả lời “đồng ý” đến “rất đồng ý” đạt 96/114 (tương ứng 84%) và 93/114 (tương ứng 82%) phiếu, cho thấy KTV ủng hộ thực hiện việc tìm hiểu về các khoản vay và khoản bảo lãnh của khách hàng và gửi thư hay trao đổi trực tiếp với kiểm tốn viên tiền nhiệm về tính chính

trực của khách hàng hay các vấn đề về đạo đức nghề nghiệp liên quan trong công tác đánh giá tính chính trực của khách hàng vì đây là những thủ tục đem lại thông tin quan trọng, ảnh hưởng đến đánh giá của KTV về tính chính trực của khách hàng cũng như quyết định chấp nhận khách hàng. Các biến quan sát còn lại CT2 ,CT6, CT7, CT3 cũng lần lượt nhận được ý kiến “đồng ý” đến “rất đồng ý” khá cao là 79/114 (tương ứng 69%), 91/114 (tương ứng 79%), 86/114 (tương ứng 75%) và 85/114 (tương ứng 75%) cho sự cần thiết thực hiện. Điều này cho thấy tìm hiểu và xác định tính chính trực của khách hàng thơng qua các thủ tục như bảng 4.4 là quan trọng và không thể bỏ qua.

(2) Đánh giá nguồn lực của công ty kiểm toán trong việc thực hiện hợp đồng kiểm toán

Bảng 4.8: Thống kê tần số thang đo đánh giá nguồn lực của cơng ty kiểm tốn trong việc thực hiện hợp đồng kiểm toán

Biến quan sát Tần số mức độ đồng ý Trung

bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5 NL1 KTV và DNKT cần xác định liệu công ty kiểm tốn có đủ hiểu biết và kinh nghiệm kiểm toán trong lĩnh vực khách

hàng đang hoạt động (thông qua số

năm kinh nghiệm của chủ phần

hùn/giám đốc kiểm toán, chủ nhiệm

kiểm toán trong lĩnh vực đó và hiểu biết nghiệm về các quy định pháp lý, các yêu cầu báo cáo có liên quan)

0 1 20 52 41 4,17 0,740

NL3

KTV và DNKT cần đánh giá khả năng cuộc kiểm toán cần sự hỗ trợ của chuyên gia và khả năng đáp ứng của DNKT (có sẵn chuyên gia hay thuê ngoài)

0 4 35 54 21 3,81 0,774

(nhân viên chuyên nghiệp, năng lực chun mơn, có kiến thức phù hợp, khả năng cần thiết,…) để thực hiện cuộc kiểm toán theo các yêu cầu về chất lượng đề và thời hạn đề ra

NL4

KTV và DNKT cần đánh giá liệu công ty có các cá nhân đáp ứng được các tiêu chí và yêu cầu về năng lực để thực hiện việc soát xét kiểm soát chất lượng của hợp đồng dịch vụ hay không

0 6 44 57 7 3,57 0,691

Bảng được sắp xếp theo giá trị trung bình giảm dần

Kết quả khảo sát ở bảng 4.8 cho thấy, với nhân tố đánh giá nguồn lực của cơng ty kiểm tốn trong việc thực hiện hợp đồng kiểm tốn, các biến có giá trị trung bình từ 3,57 đến 4,17. Các biến quan sát NL1, NL3 và NL2 lần lượt nhận được 93/114 phiếu (tương ứng 82%), 75/114 phiếu (tương ứng 66%) và 75/114 phiếu (tương ứng 66%) trả lời từ “đồng ý” đến “rất đồng ý” cho sự cần thiết phải thực hiện các thủ tục này. Điều này cho thấy sự ủng hộ của các KTV tham gia khảo sát trong việc DNKT phải thực hiện đánh giá nguồn lực của doanh nghiệp (về kiến thức, kinh nghiệm, số lượng nhân viên sẵn sàng, khả năng hỗ trợ của chuyên gia) cho việc chấp nhận cam kết thực hiện kiểm toán cho khách hàng. Nhưng các KTV tham gia khảo sát lại có vẻ lưỡng lự khi trả lời về sự cần thiết thực hiện đánh giá “liệu cơng ty có các cá nhân đáp ứng được các tiêu chí và yêu cầu về năng lực để thực hiện việc soát xét kiểm soát chất lượng của hợp đồng dịch vụ hay khơng”, chỉ có 64/114 phiếu (tương ứng 56%) trả lời từ “đồng ý” đến “rất đồng ý”, bên cạnh 44/114 phiếu (tương ứng 39%) trả lời “bình thường”. Điều này thể hiện cơng tác sốt xét và kiểm soát chất lượng vẫn chưa được quan tâm đúng mức ở các cơng ty kiểm tốn có quy mơ vừa và nhỏ.

(3) Đánh giá khả năng tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan khi chấp nhận khách hàng

Bảng 4.9: Thống kê tần số thang đo đánh giá khả năng tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan khi chấp nhận khách hàng

Biến quan sát Tần số mức độ đồng ý Trung

bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5 TT4 KTV và DNKT phải tiến hành đánh

giá rủi ro tự kiểm tra nếu DNKT có cung cấp dịch vụ khác ngồi kiểm tốn

0 1 30 56 27 3,96 0,73

TT5 KTV và DNKT tiến hành nhận diện và

đánh giá rủi ro từ sự thân thuộc 0 4 25 60 25 3,93 0,76

TT3

KTV và DNKT tiến hành cần đánh giá rủi ro xảy xung đột lợi ích trong việc chấp nhận khách hàng

0 0 34 63 17 3,85 0,66

TT1

KTV và DNKT nhận thức được các

yêu cầu về tính độc lập được áp dụng

trong cuộc kiểm toán

0 0 36 65 13 3,80 0,63

TT2

KTV và DNKT cần đánh giá những rủi ro làm giảm tính độc lập của thành viên nhóm kiểm tốn và BGĐ trong việc chấp nhận khách hàng

0 5 38 58 13 3,69 0,73

Bảng được sắp xếp theo giá trị trung bình giảm dần

Theo kết quả khảo sát ở bảng 4.9, về mức độ cần thiết của nhân tố “đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan khi chấp nhận khách hàng”, các biến quan sát có giá trị trung bình từ 3,69 đến 3,96 thể hiện mức độ đồng ý khá cao của các KTV tham gia khảo sát. Trong đó, cao nhất là biến quan sát TT4 với 83/114 (tương ứng 73%) trả lời từ “đồng ý” đến “rất đồng ý” cho sự cần thiết phải tiến hành đánh giá rủi ro tự kiểm tra nếu công ty kiểm tốn có cung cấp dịch vụ khác ngồi kiểm tốn. Lý do của việc này là KTV có xu hướng đánh giá rủi ro không tuân thủ quy định đạo đức nghề nghiệp là cao khi DNKT vừa cung cấp dịch vụ kiểm toán vừa cung cấp các dịch vụ khác như kế toán, tư vấn…

phiếu (tương ứng 75%), 80 phiếu (tương ứng 70%), 78 phiếu (tương ứng 68%) và 71 phiếu (tương ứng 62%) cho trả lời từ “đồng ý” đến “rất đồng ý”. Điều này cho các thủ tục như bảng 4.6 là quan trọng và không thể bỏ qua nhằm đảm bảo KTV tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan khi chấp nhận khách hàng.

(4) Thành viên nhóm kiểm tốn tham gia xem xét khi chấp nhận khách hàng

Bảng 4.10: Thống kê tần số thang đo thành viên tham gia xem xét chấp nhận khách hàng

Biến quan sát Tần số mức độ đồng ý Trung

bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5 TV1 Mọi quyết định chấp nhận khách hàng

phải có sự tham gia của ít nhất một giám đốc kiểm toán/chủ phần hùn

0 3 30 58 23 3,89 0,750

TV2

Cần có sự tham gia hỗ trợ và xem xét độc lập của giám đốc kiểm toán thứ hai trong quyết định chấp nhận khách hàng tiềm năng nếu rủi ro hợp đồng kiểm toán là trên mức bình thường

0 7 27 65 15 3,77 0,753

TV3

Khi khách hàng tiềm năng hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, cần có sự tham gia đánh giá của chuyên gia trong việc chấp nhận khách hàng nếu rủi ro

chấp nhận hợp đồng kiểm tốn là trên

mức trung bình

0 6 42 40 26 3,75 0,868

Bảng được sắp xếp theo giá trị trung bình giảm dần

Theo kết quả ở bảng 4.10, về mức độ cần thiết của nhân tố thành viên tham gia xem xét quyết định chấp nhận khách hàng, các biến quan sát có giá trị trung bình từ 3,75 đến 3,89 thể hiện mức độ đồng ý khá cao của các KTV tham gia khảo sát. Cao nhất là biến TV1 với 81/114 KTV (tương ứng 71%) có mức độ từ “đồng ý” đến “rất đồng ý”. Điều này cho thấy các KTV ủng hộ việc mọi quyết định chấp nhận khách hàng phải có sự tham gia của ít nhất một nhân sự cấp cao (như giám đốc kiểm

toán/chủ phần hùn) do việc ra quyết định này là cơng việc phức tạp, mang nặng tính xét đốn nghề nghiệp và chứa đựng nhiều trách nhiệm về sau, địi hỏi người tham gia ra quyết định phải có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và có tính đại diện cho cơng ty kiểm tốn. Bên cạnh đó, biến quan sát TV2 và TV3 cũng nhận được sự đồng thuận khá cao từ các KTV tham gia khảo sát, lần lượt là 80/114 (tương ứng 70%) và 66/114 (tương ứng 58%) phiếu trả lời từ “đồng ý” đến “rất đồng ý” việc “cần có sự tham gia hỗ trợ và xem xét độc lập của giám đốc kiểm toán/chủ phần hùn thứ hai trong quyết định chấp nhận khách hàng tiềm năng nếu rủi ro hợp đồng kiểm tốn là trên mức bình thường” và “khi khách hàng tiềm năng hoạt động ở lĩnh vực kinh do- anh đặc biệt, cần có sự tham gia đánh giá của chuyên gia trong việc chấp nhận khách hàng nếu rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm tốn là trên mức trung bình”. Điều này chứng tỏ, tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức, kinh nghiệm và khả năng của những người tham gia ra quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính nghiên cứu tại các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 63 - 70)