Các kiến nghị cho cơ quan có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính nghiên cứu tại các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 91 - 120)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

5.3 Các kiến nghị cho cơ quan có liên quan

5.3.1 Về phía nhà nước

Các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là BTC cần cập nhật kịp thời các thay đổi theo xu hướng thế giới trong tương lai. Sự chậm trễ thay đổi trong việc cập nhật các văn bản pháp luật và khuôn khổ pháp lý có thể dẫn đến hệ luỵ là sự tụt hậu của ngành kiểm toán trong nước so với mặt bằng chung trên thế giới. Khi khoản cách này càng lớn thì khả năng tiếp cận và bắt kịp càng khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, cơng tác đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán ở nước ta cịn nhiều bất cập, chưa hồn thiện. Có thể thấy qua số lượng đối tượng tham gia dự thi còn khá khiêm tốn do giới hạn về điều kiện dư thi, nội dung thi còn nặng về lý thuyết, không sát với thực tế hành nghề, dẫn đến một số KTV mặc dù đã có chứng chỉ hành nghề nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp trong thực tế hành nghề do có sự chênh lệch giữa lý thuyết và thực tế. Vì vậy, nhà nước cần thực hiện cải cách trong việc đào tạo và cấp chứng chỉ KTV, hướng đến quốc tế hoá chứng chỉ KTV hành nghề của VN. Để làm được điều này, nhà nước cần:

Mở rộng điều kiện dự thi để tạo điều kiện cho nhiều đối tượng có cơ hội dự thi hơn như điều kiện về số năm kinh nghiệm nên giảm xuống cịn 3 năm thay vì 4 năm như hiện nay.

Gia tăng các đợt thi chứng chỉ KTV hành nghề trong năm, như tổ chức thi 2 đợt/năm thay vì 1 đợt/năm như hiện nay. Kế hoạch thi cần được công bố trước một thời gian để người dự thi có kế hoạch chủ động chuẩn bị và tham gia Nội dung và kết cấu bài thi cần kết hợp cả lý thuyết và thực hành, nâng cao chất lượng theo tiêu chuẩn và xu hướng của quốc tế. Đổi mới nội dung và hình thức bài thi KTV theo hội nhập quốc tế cũng là một trong những cách để quốc tế hoá chứng chỉ KTV hành nghề của Việt Nam.

Tiến hành chuyển giao công việc tổ chức thi và chấp chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm tốn cho VACPA như theo thơng lệ quốc tế.

Nhà nước, trực tiếp là BTC cần quyết liệt hơn, nghiêm minh hơn trong công tác xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực kế toán và KTĐL theo đúng quy

định và tinh thần của NĐ105/2013/NĐ-CP. Qua đó răn đe những DNKT có hành vi và dự định không tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực liên quan. Đồng thời có hình thức khen thưởng phù hợp với những DNKT tuân thủ tốt pháp luật nhằm khuyến khích họ tiếp tục phát huy trong thời gian tới.

5.3.2 Về phía hội KTV hành nghề (VACPA)

Nâng cao địa vị pháp lý của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) trong khuôn khổ thể chế về KTĐL, trong đó cần quy định một trong những điều kiện được đăng ký hành nghề của KTV là phải tham gia Hội nghề nghiệp về kiểm toán theo đúng thông lệ quốc tế.

VACPA cần tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của các công ty kiểm toán nhằm kiểm tra mức độ tuân thủ của cơng ty đối với chuẩn mực kiểm tốn, đặc biệt là các cơng ty có quy mơ vừa và nhỏ cịn yếu kém theo tiêu chí đánh giá của VACPA. Hiện nay, VACPA chỉ tiến hành kiểm tra mỗi năm 1 đợt và số lượng DNKT nằm trong danh sách kiểm tra hàng năm của VACPA là rất nhỏ so với tổng thể DNKT ở Việt Nam. Để nâng cao chất lượng của hoạt động KTĐL, VACPA nên xem xét tăng số đợt kiểm tra hằng năm lên 2 đợt và tăng số lượng DNKT mỗi đợt kiểm tra. Để đáp ứng yêu cầu này, VACPA cần nâng cao nguồn lưc cả về mặt số lượng lẫn chất lượng.

Với tư cách là cơ quan quản lý hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán,VACPA phải có những phương hướng giải quyết cụ thể đối với các sai phạm được phát hiện trong quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động của các DNKT bằng những yêu cầu bắt buộc đối với các DNKT này thay vì chỉ là những kiến nghị như hiện tại

Thực hiện các chương trình đào tạo, hướng dẫn về thực hiện chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong thực hành kiểm tốn, góp phần nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp cho các KTV và DNKT thành viên.

Đóng vai trị là cầu nối giữa DNKT và cơ quan nhà nước, chia sẻ, giải đáp những thắc mắc về định của pháp luật cho các KTV và DNKT. Đồng thời, lắng nghe và kiến nghị các quan điểm, ý kiến từ phía DNKT đến các cơ quan quản lý nhà nước để góp phần nâng cao chất lượng của ngành nghề.

5.4 Giới hạn nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai

Nghiên cứu này chỉ nhằm hoàn thiện quy trình chấp nhận khách hàng trong hoạt động kiểm tốn độc lập, khơng xem xét đến các hoạt động kiểm toán khác như kiểm tốn nhà nước hay kiểm tốn nội bộ. Vì thế các nghiên cứu tiếp theo có thể tìm hiểu về các loại hình kiểm tốn này.

Nghiên cứu chỉ thực hiện tại các DNKT có quy mơ nhỏ và vừa trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận. Vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo nên thực hiện trên phạm vi cả nước để nâng cao khả năng tổng quát của kết quả nghiên cứu.

Số lượng mẫu khảo sát chỉ dừng lại ở 114 mẫu, trong đó, đối tượng khảo sát chủ yếu là các trưởng nhóm kiểm toán và trợ lý kiểm toán. Kết quả nghiên cứu sẽ phản ánh nhận thức cao hơn nếu số mẫu được gia tăng và tỷ lệ khảo sát các đối tượng là chủ nhiệm kiểm toán và giám đốc kiểm toán/chủ phần hùn được gia tăng.

Nghiên cứu chỉ xem xét việc hoàn thiện quy trình chấp nhận khách hàng mới, chưa xem xét các yếu tố của quy trình tiếp tục hợp đồng kiểm toán với khách hàng hiện hành.

Nghiên cứu chỉ xem xét ảnh hưởng của nhiều nhân tố đến tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng, chưa nghiên cứu ảnh hưởng riêng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng. Các nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện việc này.

TĨM TẮT CHƯƠNG 5

Chương 5 trình tóm tắt kết quả nghiên cứu ở chương 4, dựa vào đó đưa ra các giải pháp với quan điểm (1) hội nhập với quốc tế và phù hợp với đặc điểm và điều kiện của Việt Nam, (2) hướng đến hồn thiện quy trình chấp nhận khách hàng nhằm nâng cao chất lượng tổng thể cuộc kiểm toán, (3) tác động vào các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng đã được kiểm chứng ở luận văn này.

Bên cạnh đó, chương 5 cũng nêu lên các kiến nghị với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng và chất lượng tổng thể cuộc kiểm toán.

Chương 5 cũng đưa ra các hạn chế của luận văn và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

KẾT LUẬN

Hoạt động KTĐL đã xuất hiện và phát triển ở VN hơn 20 năm. Nâng cao chất lượng hoạt động KTĐL là một vấn đề nổi bật được xã hội chú ý trong bối cảnh VN đang trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế. Trong đó, xây dựng và thiết lập các chính sách và thủ tục kiểm toán một cách hiệu quả ngay từ những khâu đầu tiên của cuộc kiểm toán, đặc biệt là trong giai đoạn chấp nhận khách hàng được xem là chìa khố thành cơng trong việc giảm thiểu rủi ro, chi phí cho các bước tiếp theo của cuộc kiểm tốn và góp phần nâng cao chất lượng tổng thể của cuộc kiểm tốn.

“Hồn thiện quy trình chấp nhận khách hàng trong kiểm tốn báo cáo tài chính nhằm nâng cao chất lượng của cuộc kiểm tốn tại các cơng ty kiểm tốn độc lập nhỏ và vừa ở Việt Nam” là đề tài nghiên cứu góp phần vào việc giải quyết

các yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn trong quy trình chấp nhận khách hàng, qua đó nâng cao chất lượng của hoạt động KTĐL.

Thơng qua việc tìm hiểu một số nghiên cứu liên quan được cơng ở trong và ngồi nước, tác giả xác định các khe hở nghiên cứu và chứng minh tính cần thiết khi lựa chon đề tài nghiên cứu. Theo đó, cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu được trình bày ở chương 2. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng bao gồm 1 biến phụ thuộc (tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng) và 4 biến độc lập (Tìm hiểu và xác định tính chính trực của khách hàng, Đánh giá nguồn lực của công ty kiểm toán trong việc thực hiện hợp đồng kiểm toán, Đánh giá khả năng tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan trong việc chấp nhận khách hàng và Thành viên nhóm kiểm tốn tham gia xem xét quyết định chấp nhận khách hàng).

Với mục tiêu khảo sát đề ra ban đầu là (1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng và (2) đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng,

luận văn sử dụng phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia và khảo sát bằng công cụ bảng câu hỏi. Qua đó thiết kế 5 thang đo tương ứng với mơ hình đề xuất gồm 1 biến phụ thuộc và 4 biến độc lập, sau đó xây dựng bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát các nhân viên chuyên nghiệp hiện đang làm việc tại các DNKT ở địa bàn TP.HCM.

Nghiên cứu thu được 114 bảng trả lời hợp lệ. Qua quá trình thực hiện các kiểm định và phân tích (kiểm định Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính bội) bằng công cụ hỗ trợ là phần mềm SPSS, nghiên cứu đã đưa ra được mơ hình gồm 3 nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng bao gồm (1) Tìm hiểu và xác định tính chính trực của khách hàng, (2) Đánh giá khả năng tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan trong việc chấp nhận khách hàng, (3) Thành viên nhóm kiểm toán tham gia xem xét quyết định chấp nhận khách hàng. Bên cạnh đó, luận văn cũng tổng kết tình hình chung trong cơng tác thực hiện quy trình chấp nhận khách hàng qua 3 năm 2009, 2010, 2011.

Dựa trên kết quả này, các giải pháp dựa trên quan điểm và . Đồng thời luận văn cũng nêu lên các kiến nghị đến các cơ quan liên quan nhằm nâng cao tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng và chất lượng tổng thể của cuộc kiểm toán

Trên đây là những kết quả nghiên cứu chính của luận văn. Với kết quả, những giải pháp và kiến nghị được đưa ra trong nghiên cứu, tác giả mong muốn góp phần hồn thiện quy trình chấp nhận khách hàng nói riêng và nâng cao chất lượng kiểm tốn nói chung. Bên cạnh đó, góp phần cho sự phát triển của ngành kiểm toán nước nhà trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Tài chính, 2015. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, (Ban

hành kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài chính)

2. Bộ Tài chính, 2012. Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 ”Kiểm soát chất lượng

doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác”, (Ban hành kèm Thông tư số 214/2012/TT-BTC

ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính).

3. Bộ Tài chính, 2012. Chuẩn mực kiểm tốn số 200 “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam”, (Ban hành kèm Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06

tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính).

4. Bộ Tài chính, 2012. Chuẩn mực kiểm tốn số 220 “Kiểm soát chất lượnghoạt

động kiểm tốn báo cáo tài chính”, (Ban hành kèm Thông tư số 214/2012/TT-

BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính).

5. Bộ Tài chính, 2012. Chuẩn mực kiểm toán số 600 “Lưu ý khi kiểm tốn báo cáo

tài chính tập đồn (Kể cả cơng việc của kiểm tốn viên đơn vị thành viên)”, (Ban

hành kèm Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính).

6. Chính phủ, 2009. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP “Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”

7. Chính phủ, 2013. Nghị định số 105/2013/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực kế tốn, kiểm tốn độc lập”

8. Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS, Tập 1, 2, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, NXB Hồng Đức

10. Né Hiếu Tuấn, 2014. "Hoàn thiện quy trình đánh giá và đối phó rủi ro trong

kiểm tốn báo cáo tài chính tại các cơng ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ ở Việt Nam". Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, TP. Hồ Chí Minh, NXB Lao động xã hội

12. Nguyễn Huy Tâm, 2013. Rủi ro từ việc không tuân thủ quy trình chấp nhận khách hàng của các cơng ty kiểm tốn. Chun san Kinh tế và Kinh doanh - Tạp

chí Khoa học ĐHQGHN, 29(3).

13. Trần Hải Bắc (2015), “Sự tuân thủ chuẩn mực kiểm tốn đánh giá rủi ro trong

quy trình kiểm tốn báo cáo tài chính áp dụng tại các cơng ty kiểm toán độc lập lớn ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP. HCM

14. Trần Thị Giang Tân, 2011. Cơ sở lý luận và thực tiễn của kiểm soát chất lượng

hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp bộ. Đại học Kinh Tế TP.HCM

Tài liệu tiếng Anh

15. Beaulieu, P.R., 2001. The effects of judgments of new clients' integrity upon risk judgments, audit evidence, and fees. Auditing: A Journal of Practice & Theo-

ry, 20(2), pp.85-99.

16. Drira, M., 2013. Toward a general theory of client acceptance and continuance decisions. Journal of Comparative International Management, 16(1).

17. International Federation of Accountants, 2007 . Code of ethics for professional

accountants [pdf] Available at:<https://www.ifac.org/system/files/publications /files/ifac-code-of-ethics-for.pdf> [Accessed 30 August 2016].

18. International Federation of Accountants, 2009. International Standard on Quali-

ty Control (ISQC) 1, Quality Controls for Firms that Perform Audits and Reviews of Financial Statements, and Other Assurance and Related Services Engagements

[pdf] Available at:<http://www.ifac.org/system/files/downloads/a007-2010-iaasb- handbook-isqc-1.pdf> [Accessed 30 August 2016].

19. Johnstone, K.M., 2000. Client-acceptance decisions: Simultaneous effects of client business risk, audit risk, auditor business risk, and risk adaptation. Auditing:

A Journal of Practice & Theory, 19(1), pp.1-25.

20. Johnstone, K.M. and Bedard, J.C., 2000. Risk evaluation and risk adaptation in client acceptance decisions. Piarming Committee, 2000.

21. Johnstone, K. M., &Bedard, J. C., 2001. Engagement planning, bid pricing, and client response in the market for initial attest engagements. The Accounting Review,

76(2), pp. 199-220.

22. Mironiuc, M., Chersan, I.C. and Robu, I.B., 2013. The Influence of the Client's Background on the Auditor's Decision in Acceptance the Audit Engage- ment. Communications of the IBIMA, 2013, p.1.

23. Prendergast, K., 2007. Client Acceptances Procedures: Best Practices among Accounting Firms. CPA Prac. Mgmt. F., 3, p.5.

24. Siregar, S.V., Wondabio, L.S., Harahap, S.N. and Wardhani, R., 2013. Evalua- tion of Risk Factors in Client Acceptance Decisions: Evidence from Public Ac- countants in Indonesia.

25. Transnational Auditors Committee, 2010. Client Acceptance and Continuance [pdf] Available at:<http://www.mia.org.my/v1/downloads/psp/auditing/knowledge _ base/2010/ 10/27/Forum_of_Firms.pdf> [Accessed 30 August 2016].

PHỤ LỤC 1

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Kính chào quý Anh/Chị:

Tôi tên là Hà Đỗ Hồng Quang, hiện là học viên cao học chuyên nghành kế toán của trường ĐH Kinh Tế TP.HCM. Tôi đang thực hiện bài Luận văn với tên đề tài là:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của quy trình chấp nhận khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính nghiên cứu tại các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 91 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)