Tần suất thực hiện các cơng việc kế tốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp hồ chí minh (Trang 45)

7. Kết cấu của luận văn

3.2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

3.2.1 Tần suất thực hiện các cơng việc kế tốn

Tần suất thực hiện các giao dịch kế toán là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định th ngồi kế tốn của DNNVV thơng qua lý thuyết chi phí giao dịch. Nhân tố này cũng được các nghiên cứu của Ajmal Hafeez (2013) và Yahya Kamyabi and Susela Devi (2011) đề cập đến.

Theo lý thuyết chi phí giao dịch, tần suất thực hiện các giao dịch kế toán là sự lặp đi lặp lại thường xuyên của các giao dịch. Đặc tính này của giao dịch sẽ ảnh hưởng đến hành vi của các bên trong những cam kết lâu dài. Theo Ajmal Hafeez (2013), các giao dịch kế toán sẽ xuất hiện với tần suất hằng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hoặc cuối năm mới xuất hiện. Theo chế độ kế tốn Việt Nam thơng tư 200, các DN phải lập báo cáo tài chính năm theo quy định của Luật kế tốn. Ngồi ra DN có thể lập báo cáo tài chính giữa niên độ, hoặc theo các kỳ kế toán khác nhau theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu. Trong thực tế, chúng ta có thể thấy hầu hết các công ty đều xử lý hàng ngày các giao dịch phát sinh. Tác giả nhận thấy nhân tố này hoàn toàn phù hợp với bối cảnh mơi trường kế tốn ở Việt Nam.

Tần suất các giao dịch kế toán thực hiện sẽ được chia làm hai loại: công việc hàng ngày lặp đi lặp lại (ví dụ như nhập hóa đơn vào hệ thống), và công việc không hường xuyên (ví dụ lập báo cáo tài chính năm), Ajmal Hafeez (2013). Theo các nghiên cứu trước, tần suất xuất hiện các công việc kế tốn càng thường xun thì quyết định th ngồi sẽ càng thấp. Đề tài đưa vào kiểm nghiệm giả thuyết thứ 1 là:

H1: Tần suất thực hiện các cơng việc kế tốn càng thường xun thì quyết định th ngồi các dịch vụ kế tốn sẽ càng thấp.

3.2.2 Tính chất đặc thù của cơng ty

Tính chất đặc thù của cơng ty là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài kế tốn của DNNVV thơng qua lý thuyết chi phí giao dịch. Nhân tố

này cũng được các nghiên cứu của Ajmal Hafeez (2013) và Yahya Kamyabi and Susela Devi (2011) đề cập đến.

Tính chất đặc thù của cơng ty là thuật ngữ được dùng để miêu tả những giao dịch chuyên biệt. Theo đó có hai loại đặc thù: đặc thù về vật chất (đất, máy móc, thiết bị…) và đặc thù về con người (kiến thức, kĩ năng, khả năng…), McIvor, 2009. Trong kế toán, đặc thù về vật chất liên quan đến phần mềm kế toán và đặc thù về con người liên quan đến vốn con người (ví dụ kiến thức, thông tin), (Kamyabi and Devi, 2011). Theo lý thuyết chi phí giao dịch, tính chất đặc thù của cơng ty là một trong những nhân tố làm gia tăng chi phí giao dịch. Theo các nghiên cứu trước, có một sự tác động ngược chiều giữa tính chất đặc thù của công ty với quyết định thuê ngồi dịch vụ kế tốn. Trong đó, nghiên cứu của Kamyabi & Devi (2011) chỉ ra rằng, khi tính chất đặc thù của cơng ty càng cao, các hợp đồng đàm phán ký kết giữa hai bên sẽ kéo dài và sự tìm kiếm dịch vụ bên ngồi sẽ kéo dài hơn. Do đó, tác giả dự đốn mối quan hệ giữa tính chất đặc thù của DN và quyết định th ngồi dịch vụ kế tốn là ngược chiều, giả thuyết được đưa ra là:

H2: Tính chất đặc thù của cơng ty càng cao thì quyết định th ngồi các dịch vụ kế toán sẽ càng thấp.

3.2.3 Giá phí dịch vụ kế tốn

Giá phí dịch vụ kế tốn cũng là một trong những yếu tố cần thiết ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài dịch vụ kế tốn. Dựa trên nền lý thuyết chi phí giao dịch, nhân tố này cũng được đưa vào trong các nghiên cứu ở nước ngồi và thế giới. Đó là nghiên cứu của Magiswary Dorasamy và cộng sự (2010); Trần Thị Cẩm Thanh và Đào Nhật Minh (2015) được trình bày ở phần tổng quan các nghiên cứu có liên quan. Theo Trần Thị Cẩm Thanh và Đào Nhật Minh (2015), nhân tố giá phí dịch vụ kế tốn là tồn bộ chi phí mà DN phải bỏ ra khi sử dụng thuê ngồi dịch vụ kế tốn. DN sẽ so sánh và lựa chọn giá phí dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ. Nếu giá phí bỏ ra ít hoặc xứng đáng với lợi ích mà các DN nhận được, DN sẽ sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp đó và

ngược lại, theo Trần Thị Cẩm Thanh và Đào Nhật Minh (2015). Đề tài đưa vào kiểm nghiệm giả thuyết thứ 3 là:

H3: Nếu giá phí dịch vụ càng phù hợp với khả năng của DN thì quyết định thuê ngồi dịch vụ kế tốn sẽ càng cao.

3.2.4 Uy tín của cơng ty dung cấp dịch vụ kế tốn

Uy tín của cơng ty cung cấp dịch vụ kế toán là nhân tố được xây dựng từ nhân tố sự tin tưởng vào nhà cung cấp dịch vụ kế toán. Nhân tố này được đề cập đến trong nghiên cứu của Ajmal Hafeez (2013). Những yếu tố làm nên uy tín của DN bao gồm: sự tuân thủ chuyên môn nghề nghiệp, đảm bảo bảo mật thông tin và cam kết dịch vụ được cung cấp kịp thời, khơng gián đoạn. Tác giả dự đốn mối quan hệ giữa uy tín của cơng ty cung cấp dịch vụ kế toán và quyết định thuê ngoài dịch vụ kế toán là cùng chiều, giả thuyết được đưa ra là:

H4: Công ty cung cấp dịch vụ kế tốn càng càng uy tín thì quyết định th ngồi dịch vụ kế tốn càng cao.

3.2.5 Lợi ích th ngồi dịch vụ kế tốn

Lợi ích th ngồi dịch vụ kế tốn được rút ra từ lý thuyết chi phí giao dịch và lý thuyết năng lực cốt lõi. Theo lý thuyết chi phí giao dịch, một trong những lợi ích đạt được là tiết kiệm chi phí. Nhân tố này cũng được thể hiện trong nghiên cứu của Trần Thị Cẩm Thanh và Đào Nhật Minh (2015) bao gồm lợi ích chun mơn và lợi ích tâm lý. Theo đó, lợi ích chun mơn của th ngồi dịch vụ kế tốn được thể hiện qua việc tiếp cận chun mơn cao của đội ngũ kế tốn bên ngồi. Lợi ích tâm lý là cảm giác n tâm và ổn định của khách hàng khi sử dụng dịch vụ th ngồi kế tốn. Khách hàng sẽ n tâm rằng dịch vụ kế toán thực hiện đúng luật kế toán, thuế và đảm bảo bảo mật thông tin số liệu. Sự ổn định thể hiện qua khả năng dịch vụ được cung cấp liên lục, kịp thời. Còn theo nghiên cứu của Đinh Công Thành và Lê Tấn Nghiêm (2016), lợi ích kinh tế đạt được khi th ngồi lợi ích th được thể hiện qua việc giúp DN tập trung vào các hoạt động cốt lõi, lợi ích được chia sẻ một phần rủi ro với nhà cung ứng, lợi ích

về việc giải quyết sự khó khăn về nguồn lực trong đơn vị. Đề tài đưa vào kiểm nghiệm giả thuyết thứ 5 là:

H5: Lợi ích th ngồi dịch vụ kế tốn càng lớn thì quyết định th ngồi dịch vụ kế tốn càng cao.

3.2.6 Định hướng thuê ngoài

Định hướng thuê ngoài là một nhân tố khác cần thiết trong việc phân tích thuê ngồi dịch vụ kế tốn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu các công ty kế hoạch thuê ngồi các hoạt động khơng cốt lõi, thì sẽ có xu hướng chọn việc th ngồi dịch vụ kế tốn. Điển hình là nghiên cứu của Kamyabi and Devi, 2011b, đã rút ra kết luận nếu DN càng có định hướng th ngồi các dịch vụ kế tốn cho những hoạt động không cốt lõi, khuynh hướng th ngồi dịch vụ kế tốn càng cao. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Đinh Công Thành và Lê Tấn Nghiêm (2016) cũng đưa ra nhân tố định hướng th ngồi của cơng ty trong tương lai cũng ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài dịch vụ kế toán. Như vậy, nhân tố này đều được nghiên cứu cả nước ngồi và trong nước. Do đó, tác giả đưa vào kiểm nghiệm giả thuyết nghiên cứu như sau:

H6: Chiến lược của DN về việc th ngồi các dịch vụ kế tốn càng cao, quyết định th ngồi các dịch vụ kế tốn sẽ càng cao.

3.2.7 Mối quan hệ

Theo nghiên cứu của Đinh Công Thành và Lê Tấn Nghiêm (2016), quyết định th ngồi các dịch vụ kế tốn cũng phụ thuộc đáng kể vào nhân tố mối quan hệ giữa bên đi thuê và bên cho thuê. Nhân tố này cũng được thể hiện trong nghiên cứu của Trần Thị Cẩm Thanh và Đào Nhật Minh (2015). Mối quan hệ là mức độ ảnh hưởng từ sự quen biết giữa hai bên, từ sự giới thiệu của bạn bè, đồng nghiệp, đối tác, khách hàng… của bên đi thuê. Nếu có sự giới thiệu của người quen, hoặc có mối quan hệ thân thiết với bên cho thuê, các cơng ty sẽ có khuynh hướng chọn thuê ngoài dịch vụ kế toán. Theo các nghiên cứu, nhân tố này có mối quan hệ cùng chiều với quyết định th ngồi dịch vụ kế tốn. Như vậy, tác giả đưa vào kiểm nghiệm giả thuyết nghiên cứu:

H7: Mối quan hệ giữa bên đi thuê và cho thuê càng thân thiết, bên đi thuê càng có khuynh hướng chọn dịch vụ kế tốn th ngồi.

3.2.8 Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Nhân tố dịch vụ chăm sóc khách hàng này được xây dựng từ nhân tố khả năng đáp ứng được đề cập đến trong nghiên cứu của Trần Thị Cẩm Thanh và Đào Nhật Minh (2015). Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt là sự đáp ứng kịp thời những dịch vụ hoặc thắc mắc mà DN u cầu. Ngồi ra, cơng ty cung cấp dịch vụ kế tốn cịn phải có những dịch vụ tư vấn đa dạng, làm tăng thêm khả năng tư vấn cho khách hàng, làm hài lòng khách hàng. Nghiên cứu của Trần Thị Cẩm Thanh và Đào Nhật Minh (2015) đã cho rằng, nhân tố này có tác động cùng chiều đến việc th ngồi dịch vụ kế tốn. Tác giả đưa vào kiểm nghiệm giả thuyết nghiên cứu như sau:

H8: Nếu dịch vụ chăm sóc khách hàng càng tốt, quyết định th ngồi dịch vụ kế toán càng cao.

3.2.9 Chất lượng báo cáo tài chính

Bên cạnh các nhân tố được kể trên, nhân tố chất lượng báo cáo tài chính cũng là một trong những nhân tố chưa được đề cập ở các nghiên cứu trước, được tác giả đưa vào mơ hình để thực nghiệm kiểm định. Theo mơ hình mua dịch vụ của Philip Kotler, sự hài lịng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ sẽ quyết định hành vi của khách hàng sau khi mua. Như vậy sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ kế toán sẽ được thể hiện qua sự hài lịng về chất lượng báo cáo tài chính sau khi sử dụng dịch vụ. Những thuộc tính về chất lượng báo cáo tài chính được trình bày trong mục “u cầu kế toán” của Luật kế toán Việt Nam năm 2015, bao gồm: đầy đủ, kịp thời, có thể hiểu được, trung thực, khách quan, có thể so sánh. Giả thuyết cuối cùng tác giả đưa vào kiểm định là:

H9: Chất lượng báo cáo tài chính càng cao thì quyết định th ngồi dịch vụ kế toán sẽ càng lớn.

Như vậy, đề tài tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu đưa vào kiểm định trong bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1– Bảng tổng hợp giả thuyết nghiên cứu (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Giả thuyết Dấu kỳ vọng

H1: Tần suất thực hiện các cơng việc kế tốn có tác động ngược

chiều đến quyết định thuê ngồi dịch vụ kế tốn. Ngược chiều

H2: Tính chất đặc thù của cơng ty có tác động ngược chiều đến

quyết định th ngồi dịch vụ kế tốn. Ngược chiều

H3: Sự phù hợp của giá phí dịch vụ có tác động cùng chiều đến

quyết định thuê ngồi dịch vụ kế tốn. Cùng chiều

H4: Uy tín của cơng ty cung cấp dịch vụ kế tốn có tác động cùng

chiều đến quyết định th ngồi dịch vụ kế tốn. Cùng chiều

H5: Lợi ích th ngồi dịch vụ kế tốn có tác động cùng chiều đến

quyết định th ngồi dịch vụ kế tốn. Cùng chiều

H6: Định hướng th ngồi có tác động cùng chiều đến quyết định

thuê ngoài dịch vụ kế toán. Cùng chiều

H7: Mối quan hệ giữa hai bên có tác động cùng chiều đến quyết

định th ngồi dịch vụ kế tốn. Cùng chiều

H8: Dịch vụ chăm sóc khách hàng có tác động cùng chiều đến

quyết định th ngồi dịch vụ kế tốn. Cùng chiều

H9: Chất lượng báo cáo tài chính có tác động cùng chiều đến quyết

3.3 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

H1: Tần suất thực hiện cơng việc kế tốn

H2: Tính chất đặc thù của DN

Quyết định th ngồi dịch vụ kế tốn H3: Sự phù hợp của giá phí dịch

vụ

H4: Uy tín của cơng ty cung cấp dịch vụ kế tốn

H5: Lợi ích th ngồi

H6: Định hướng th ngồi

H7: Mối quan hệ

H8: Dịch vụ chăm sóc khách hàng

H9: Chất lượng báo cáo tài chính

3.4 Xây dựng thang đo

3.4.1 Nguyên tắc xây dựng thang đo

Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), có ba cách để xây dựng thang đo: sử dụng thang đo sẵn có từ các nghiên cứu trước, sử dụng thang đo có sẵn nhưng điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu, sử dụng thang đo mới. Trong bài luận văn này, tác giả sử dụng thang đo có sẵn từ các nghiên cứu trước nhưng điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam và thang đo mới được thu thập dựa trên lý thuyết nền.

3.4.2 Thang đo đo lường quyết định thuê ngồi dịch vụ kế tốn

Để đo lường quyết định thuê ngoài dịch vụ kế toán, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ với 1 = khơng th ngồi đến 5 = hoàn toàn thuê ngoài.

3.4.3 Thang đo đo lường các yếu tố tác động đến th ngồi dịch vụ kế tốn

Căn cứ xây dựng: thang đo đo lường các nhân tố này được xây dựng từ các nghiên cứu trước và lý thuyết nền, sau đó được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam.

Thang đo tần suất thực hiện các cơng việc kế tốn:

Theo tính chất, các cơng việc kế tốn được phân thành hai loại: thường xuyên và không thường xuyên. Theo Ajmal Hafeez (2013), để xác định tần suất các công việc thường xuyên, tác giả sẽ đo lường tần suất lặp đi lặp lại của các giao dịch hàng ngày. Bên cạnh đó, đối với các cơng việc không thường xuyên, tác giả sẽ đo lường tần suất theo chu kỳ hoặc kết thúc năm báo cáo tài chính. Vì vậy, để đo lường được tần suất, tác giả yêu cầu người phỏng vấn chỉ ra tần suất lặp đi lặp lại của những công việc kế tốn thường xun và khơng thường xuyên đang được thuê ngoài với thang đo Likert 5 cấp độ với 1 = hàng ngày đến 5 = hàng năm. Đây là thang đo bậc 1, được đo lường bởi 3 biến quan sát. Bảng 3.1 sẽ thể hiện chi tiết đo lường.

Thang đo tính chất đặc thù của cơng ty:

Tính chuyên dụng của tài sản trong th ngồi kế tốn bao gồm tài sản con người và tài sản vật chất, theo Kamyabi and Devi (2011). Các cơng việc kế tốn thường liên quan đến tài sản con người bao gồm kiến thức, kĩ năng và khả năng thực hiện các công

việc kế toán, Ajmal Hafeez (2013). Vì vậy, đo lường tính chuyên dụng của tài sản trong kế tốn chủ yếu thơng qua những kiến thức chuyên ngành để thực hiện các công việc kế toán, theo Everaert et al., 2010. Dựa trên thang đo của Ajmal Hafeez (2013), tác giả sẽ yêu cầu người trả lời xác định liệu các công việc kế tốn hiện tại có phức tạp, địi hỏi những thơng tin cơng ty mang tính chất riêng biệt. Đây là thang đo bậc 1, được đo lường bởi 3 biến quan sát. Bảng 3.1 sẽ thể hiện chi tiết đo lường.

Thang đo sự phù hợp của giá phí dịch vụ:

Khách hàng sẽ chọn một dịch vụ khi đã cân nhắc giữa lợi ích nhận được và chi phí bỏ ra. Để đo lường thang đo này, tác giả dựa vào nghiên cứu của Trần Thị Cẩm Thanh và Đào Nhật Minh (2015). Người được phỏng vấn sẽ được yêu cầu trả lời từ mức độ 1 = hoàn toàn khơng đồng ý đến 5 = hồn tồn đồng ý. Đây là thang đo bậc 1, được đo lường bởi 3 biến quan sát. Bảng 3.1 sẽ thể hiện chi tiết đo lường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp hồ chí minh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)