7. Kết cấu của luận văn
3.5 Mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng mẫu là các DNNVV tại Tp. Hồ Chí Minh. Đối tượng thu thập dữ liệu cho nghiên cứu là kế toán trưởng, phụ trách kế toán của DNNVV tại Tp. Hồ Chí Minh. Việc lựa chọn các đối tượng này dựa trên những tiêu chí như sau:
Đây là những đối tượng có kiến thức về kế tốn, nắm rõ đặc điểm hệ thống trong công ty.
Việc lựa chọn cũng mang tính tham khảo từ các nghiên cứu trước. Để khảo sát các nhân tố tác động đến th ngồi dịch vụ kế tốn, các nhà nghiên cứu trước đã lựa chọn đối tượng thu thập dữ liệu là Giám đốc, kế toán trưởng, phụ trách kế toán của DN (Ajmal Hafeez, 2013; Trần Thị Cẩm Thanh và Đào Nhật Minh, 2015…)
Dựa vào đám đông nghiên cứu đã được xác định, khung mẫu của nghiên cứu này đã được kiệt lê là các DN vừa và nhỏ tại Tp. Hồ Chí Minh. Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), cho rằng việc có được khung mẫu khơng phải là điều dễ dàng, nhất là đối với những nước dữ liệu thứ cấp còn hạn chế về số lượng và độ tin cậy. Do đó, các nghiên cứu về định lượng thường sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất và hi sinh tính
đại diện trong kiểm định giả thuyết của mình, theo Nguyễn Đình Thọ (2013). Do vậy, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp phi xác suất.
Để phân tích EFA, Hồng và Chu (2008) cho rằng kích thước mẫu phải gấp 4 đến 5 lần số lượng biến quan sát. Vì vậy, tác giả chọn kích thước mẫu gấp 5 lần số lượng biến quan sát. Ngồi ra, theo Nguyễn Đình Thọ (2013), kích thước mẫu dùng cho kiểm định MLR như sau: n >= 50 +8 * Số lượng biến độc lập trong mơ hình. Bảng 3.3 dưới đây thể hiện kích thước mẫu dùng cho khảo sát.
Bảng 3.3 – Xác định kích thước mẫu dùng cho khảo sát
Mục tiêu Số lượng biến quan sát Số lượng biến độc lập Kích thước mẫu Kiểm định EFA 35 9 175 Kiểm định MLR 35 9 122
Sử dụng cho nghiên cứu 175
Trong bài nghiên cứu này, tổng số mẫu thu thập được là 200 mẫu, sau đó tác giả loại ra 11 bảng khảo sát khơng đạt u cầu, cuối cùng có 189 bảng khảo sát đạt yêu cầu kỹ thuật và đã vượt mức yêu cầu cho nghiên cứu này (175 bảng).
Về phương pháp chọn mẫu, theo Nguyễn Đình Thọ (2013) cho rằng, có hai phương pháp chọn mẫu là xác suất và phi xác suất. Nghiên cứu này áp dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với lý do việc phỏng vấn tồn bộ DNNVV tại Tp. Hồ Chí Minh của tác giả cịn hạn chế về thời gian và nguồn lực.
Chọn mẫu phi xác suất bao gồm chọn mẫu thuận tiện, phán đoán, phát triển mầm, theo định mức. Tác giả sử dụng phương pháp thuận tiện với đối tượng khảo sát là các kế toán viên, phụ trách kế toán, giám đốc DNNVV tại Tp. Hồ Chí Minh.