7. Kết cấu của luận văn
3.6 Thiết kế bảng câu hỏi
Công cụ dùng để thu thập dữ liệu được sử dụng là bảng câu hỏi chi tiết bởi vì đây là loại câu hỏi phù hợp cho nghiên cứu định lượng, theo Nguyễn Đình Thọ (2013). Với
bảng câu hỏi này, nghiên cứu sử dụng hình thức trả lời dưới dạng câu hỏi đóng với 5 cấp độ và được xác định trước. Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), hình thức này là phù hợp với nghiên cứu định lượng.
Cấu trúc bảng câu hỏi được trình bày như sau:
Phần gạn lọc: phần này bao gồm những câu hỏi nhằm mục đích chọn được đối tượng phù hợp với đám đông nghiên cứu. Phần này cũng bao gồm các câu hỏi đánh giá mức độ am hiểu của đối tượng phỏng vấn qua kinh nghiệm làm việc, chức vụ hiện tại.
Phần chính: bao gồm các câu hỏi để thu thập dữ liệu cần để kiểm nghiệm giả thiết và mơ hình nghiên cứu.
Phần dữ liệu về cá nhân người được phỏng vấn.
Căn cứ vào nguyên tắc thiết kế bảng câu hỏi của Nguyễn Đình Thọ (2013) và các thang đo đã được xây dựng, tác giả tiến hành thiết kế bảng câu hỏi nháp (Phụ lục 3.1).
Bảng câu hỏi nháp này được chỉnh sửa thông qua lần thử đầu tiên (α test). Lần thử này được thực hiện thông qua việc phỏng vấn, tham khảo ý kiến từ chuyên gia. Qua bước này, tác giả nhận được ý kiến đóng góp nên điều chỉnh về từ ngữ, nội dung thang đo, loại bỏ một số quan sát trùng lắp… Nội dung góp ý α test được minh họa tại phụ lục 3.2. Sau đó, tác giả tiến hành sửa chửa bảng câu hỏi nháp để có bảng câu hỏi nháp cuối cùng (xem phụ lục 3.3).
Bảng câu hỏi cuối cùng sẽ được được chỉnh sửa lại thông qua lần thử thứ 2 (β test) thông qua việc thu thập ý kiến của 5 kế toán viên đã được lựa chọn trong mẫu (Phụ lục 3.4). Các kế toán viên đều cho rằng bảng câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu. Như vậy, sau bước thử này, bảng câu hỏi đã hoàn chỉnh và tác giả tiến hành khảo sát.