.2 CÁC CHUẨN MỰC ÁP DỤNG CHO CÁC DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng của nhà quản trị đối với việc áp dụng chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS for SMES) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 32 - 47)

CÁC CHUẨN MỰC ÁP DỤNG ĐẦY ĐỦ

1 CM số 01 - Chuẩn mực chung 2 CM số 05 - Bất động sản đầu tư

3 CM số 14 - Doanh thu và thu nhập khác 4 CM số 16 - Chi phí đi vay

5 CM số 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng

6 CM số 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm 7 CM số 26 - Thông tin về các bên liên quan

CÁC CHUẨN MỰC KHÔNG ÁP DỤNG ĐẦY ĐỦ

1 CM số 02- Hàng tồn kho 2 CM số 03- TSCĐ hữu hình 3 CM số 04 TSCĐ vơ hình 4 CM số 06 - Thuê tài sản

5 CM số 07- Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết

6 CM số 08- Thơng tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh 7 CM số 10- Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái

8 CM số 15 - Hợp đồng xây dựng

9 CM số 17- Thuế thu nhập doanh nghiệp 10 CM số 21- Trình bày báo cáo tài chính 11 CM số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

12 CM số 29 – Thay đổi chính sách kế tốn, ước tính kế tốn và các sai sót

CÁC CHUẨN MỰC KHÔNG ÁP DỤNG

1 CM số 11- Hợp nhất kinh doanh. 2 CM số 19- Hợp đồng bảo hiểm.

3 CM số 22- Trình bày bổ sung BCTC của các NH và tổ chức tài chính tương tự.

4 CM số 25- Báo cáo tài chính hợp nhất và kế tốn khoản đầu tư vào công ty con.

5 CM số 27 - Báo cáo tài chính giữa niên độ. 6 CM số 28 – Báo cáo bộ phận.

7 CM số 30- Lãi trên cổ phiếu.

Do đặc điểm các DNNVV Việt Nam thường có quy mơ nhỏ nên phạm vi đối tượng sử dụng thơng tin tài chính DNNVV cung cấp tương đối hẹp, chủ yếu là chủ doanh nghiệp, một số nhà đầu tư và chủ nợ. Nhu cầu thơng tin kế tốn của họ mang tính đặc thù, cá biệt khơng giống như đối với các doanh nghiệp đại chúng, có quy mơ lớn. Việc các DNNVV áp dụng các chuẩn mực kế toán chung có thể dẫn đến thơng tin tài chính mang tính dàn trải khơng tập trung cho nhóm đối tượng chủ yếu này.

Nếu các báo cáo tài chính của các DNNVV có khả năng so sánh quốc tế sẽ tạo điều kiện cho vay qua biên giới tốt hơn đồng thời tăng cường thương mại quốc tế và quan hệ kinh doanh lâu dài bằng cách cung cấp thông tin dễ hiểu cho khách hàng và nhà cung cấp. Ngoài ra, việc sử dụng một bộ các tiêu chuẩn kế toán cho DNNVV sẽ cho phép xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng thống nhất và khuyến khích các công ty đầu tư mạo hiểm cung cấp tài chính cho các DNNVV (Nerudova & Bohusova, 2009, trang 236). Theo IASB lập rằng IFRS for SMEs là hệ thống chuẩn mực với cam kết giảm thiểu 85% công việc cho các DNNVV khi lập các báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn IFRS hiện hành. Với mong muốn tạo ra một sự sân chơi bình đẳng và sự minh bạch hóa thơng tin tồn cầu, IASB đặt niềm tin rằng việc tuân thủ chuẩn mực IFRS for SEMs sẽ tăng cường khả năng so sánh báo cáo tài chính giữa các DNVVN ở các quốc gia khác nhau. Hơn nữa, xem xét tiêu chí khái niệm về DNNVV được IASB giải thích là các doanh nghiệp khơng

giải trình và phát hành báo cáo tài chính ra bên ngồi là phù hợp với đặc điểm theo phân loại DNVVN tại Việt Nam được quy định tại nghị định 56/2009/NĐ-CP và thơng tư 133/2016/TT-BTC

Do đó, việc áp dụng IFRS for SMEs như một bộ chuẩn mực kế toán riêng dành cho các DNVVN nhỏ Việt Nam là định hướng cần thiết và quan trọng nhằm tạo ra nhiều cơ hội cho các DNNVV tiếp cận nguồn vốn quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

2.3 Các lý thuyết nền về các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS for SMEs IFRS for SMEs

Lý thuyết ủy nhiệm

Lý thuyết ủy nhiệm nghiên cứu mối quan hệ ủy nhiệm nảy sinh giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm (Jensen & Meckling, 1976). Mục tiêu, lợi ích của bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm không giống nhau dẫn đến việc thực hiện hành động có thể theo những cách thức khác nhau và chắc chắn ln có sự xung đột về mục tiêu giữa các bên do thông tin luôn bất đối xứng.

Vận dụng lý thuyết ủy nhiệm

Có thể nói rằng, mâu thuẫn lợi ích của bên được ủy nhiệm và bên ủy nhiệm sẽ dẫn đến sự bất đồng quan điểm đối với việc sẵn sàng áp dụng IFRS for SMEs của DNNVV. Bởi vì có thể đối với các nhà quản trị đã đưa ra một số giải pháp thiết thật trong vấn đề chuẩn bị cho việc áp dụng IFRS for SMEs như: mở rộng các cuộc họp thảo luận về việc áp dụng IFRS for SMEs, mở các khóa đào tạo cho nhân viên về IFRS for SMEs. Nhưng điều đó chỉ có thể đạt hiệu quả khi chính nhân viên của họ đặc biệt là các kế toán viên của doanh nghiệp cũng phải có một tinh thần sẵn sàng tiếp thu các kiến thức về IFRS for SMEs thì sự chuẩn bị này mới trở nên hiệu quả. Vì vậy để thật sự có được một sự chuẩn bị tốt cho việc áp dụng IFRS for SMEs cần phải có được sự hài hịa lợi ích giữa nhà quản lý và nhân viên của mình để từ đó mới có sự phối hợp cùng nhau đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Lý thuyết thơng tin hữu ích

Lý thuyết thông tin hữu ích (decision usefulness theory) là lý thuyết kế toán chuẩn tắc được sử dụng như một lý thuyết nền tảng để xây dựng khuôn mẫu lý thuyết kế toán hiện nay của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và chuẩn mực kế

tốn nhiều quốc gia. Lý thuyết này nhấn mạnh nhiệm vụ cơ bản của báo cáo tài chính là cung cấp thơng tin hữu ích và thích hợp cho các đối tượng sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế. Lý thuyết thơng tin hữu ích cũng đề cập đến khái niệm cân bằng lợi ích – chi phí, là một khía cạnh quan trọng cần quan tâm khi thiết lập các chuẩn mực (Godfrey et al, 2003).

Vận dụng lý thuyết thơng tin hữu ích

Việc áp dụng một hệ thống chuẩn mực kế toán mới nhất thiết cần phải có sự xem xét đến các yếu tố chi phí – lợi ích liên quan tới việc thay đổi hệ thống chuẩn mực kế tốn hiện tại. Do đó, việc xem xét có áp dụng IFRS for SMEs cần phải xét đến khía cạnh lợi ích của việc áp dụng hệ thống chuẩn mực này. Các thơng tin được trình bày theo IFRS for SMEs có thật sự hữu ích đối với các nhà quản trị hay khơng? Các thông tin theo yêu cầu của IFRS for SMEs là sẵn có hay cần phải địi hỏi nhiều chi phí và nổ lực để đạt được. Bên cạnh đó, là phải xét đến chi phí để thay đổi hệ thống chuẩn mực như: chi phí đào tạo, chi phí đầu tư cơ sở vật chất…. Vì vậy, lý thuyết thơng tin hữu ích là một trong những lý thuyết cần phải xét đến trong vấn đề xem xét mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS for SEMs của các DNNVV tại Việt Nam.

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS for SMEs của các DNNVV tại Việt Nam các DNNVV tại Việt Nam

2.4.1 Mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS for SMEs

Khái niệm về mức độ sẵn sàng áp dụng một hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế ban đầu được nhắc đến trong nghiên cứu của M.S. Guerreiro et al (2008) tại Bồ Đào Nha về việc đánh giá mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS cho các công ty niêm yết tại Bồ Đào Nha. Sau đó, khái niệm này được sử dụng trong nghiên cứu của Suhaib Aamir và Umar Farooq (2010) trong việc nghiên cứu đánh giá mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS for SMEs cho các DNNVV tại Thụy Điển. Sau này, khi nghiên cứu về mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS for SMEs tại Thổ Nhỹ Kỳ khái niệm này lại một ln c Merve Klỗ et al, (2016) s dng li.

Mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS for SMEs được định nghĩa là sự chuẩn bị sẵn sàng áp dụng một bộ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế của các DNNVV. Đối với việc áp dụng một hệ thống chuẩn mực kế tốn mới khơng thể chỉ có quan điểm chủ quan từ phía các nhà lập quy mà cịn phải có được sự đồng thuận cũng như sự

chuẩn bị sẵn sàng áp dụng của các DNNVV. Các nghiên cứu về mức độ sẵn sàng là nhằm mục đích chủ yếu thu thập các quan điểm của các DNNVV trước khi các nhà lập quy có những quyết định liên quan đến việc áp dụng một hệ thống chuẩn mực kế toán mang tầm quốc tế dành cho các DNNVV.

Mức độ sẵn sàng của DNNVV của DNNVV là sự chuẩn bị áp dụng cả về mặt nhà quản lý và nhân viên.

Về phía nhân viên kế tốn

Kế toán của các doanh nghiệp cần phải được đào tạo IFRS for SMEs. Nhân viên kế toán là người trực tiếp thực hiện cơng tác kế tốn tại đơn vị. Do đó, muốn áp dụng được hệ thống chuẩn mực IFRS for SMEs thì sự trang bị kiến thức IFRS for SMEs cho nhân viên kế tốn là hồn tồn cần thiết.

Về phía các nhà quản lý

Chủ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhất thiết cần phải tạo ra cơ hội để nhân viên của mình tiếp cận với bộ hệ thống chuẩn mực IFRS for SMEs như: cần phải tổ chức đào tạo và sắp xếp các cuộc họp thảo luận xung quanh vấn đề áp dụng IFRS for SMEs. Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng phải tự trang bị cho mình các kiến thức về cách thức sử dụng thông tin nếu hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập theo IFRS for SMEs.

2.4.2 Quy mô doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp được đề cập trong nghiên cứu Glaum và Mandler (1997) sử dụng nhằm phân tích ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp lên mức độ hội tụ kế toán của các doanh nghiệp ở Đức. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô doanh nghiệp càng lớn thì mức độ hội nhập kế toán quốc tế càng cao. Quy mô doanh nghiệp cũng được nhắc đến trong nghiên cứu lý thuyết kế toán thực chứng (Watts và Zimmerman,1990). Bài viết khẳng định tồn tại mối quan hệ giữa quy mơ doanh nghiệp với chi phí chính trị. Theo đó, các doanh nghiệp có quy mơ lớn hơn sẽ có xu hướng lựa chọn chính sách kế tốn giảm thiểu chi phí chính trị nhiều hơn. Quy mơ doanh nghiệp sau đó được xem xét ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS for SMEs trong nghiên cứu của (Eierle và Haller, 2009) tại Đức. Nghiên cứu này khằng định dựa trên việc phân tích trên quan hệ chi phí – lợi ích liên quan tới việc lựa chọn các chính sách kế tốn của các cơng ty có quy mơ khác nhau là khác nhau trong việc lựa chọn IFRS for SMEs.

Trong nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ quy mô doanh nghiệp được sử dụng đầu tiên trong nghiên cứu về quan điểm của các DNNVV đối với việc áp dụng IFRS for SMEs (Atik.A (2010)). Sau đó, nhân tố này được khẳng định lại trong nghiên cứu ca (Merve Klỗ et al, 2016) tại nước này trong nghiên cứu về sự sẵn sàng của các DNNVV đối với IFRS for SME. Các nghiên cứu này khẳng định khi quy mô của một đơn vị tăng lên, sự sẵng sàng cho IFRS for SMEs cũng tăng lên từ đó dẫn đến việc chấp nhận IFRS for SMEs nhiều hơn. Việc sử dụng nhân tố quy mô doanh nghiệp trong các nghiên cứu cũng nhằm mục đích xác định tiêu chí phân loại các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với việc áp dụng IFRS for SMEs.

2.4.3 Sự tồn tại của phịng kế tốn

Trong nghiên cứu về việc chuyển đổi sang chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) tại Úc, Jones và Higgins, 2006 nghiên cứu về ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi đến các chức năng, tổ chức, trách nhiệm của các phòng ban bao gồm: ban giám đốc và giám đốc điều hành, kế toán và bộ phận tài chính, ban bồi thường điều hành, bộ phận quan hệ nhà đầu tư, phòng nhân sự, phịng cơng nghệ thơng tin, và kiểm tốn viên bên ngoài. Nghiên cứu này khẳng định kiểm toán viên độc lập sẽ hỗ trợ tham gia chi phối quá trình chuyển đổi nhiều nhất, kế đến là bộ phận công nghệ thơng tin và phịng nhân sự. Vai trị của phịng kế tốn trong vấn đề chuyển đổi được loại ra trong kết quả nghiên cứu của tác giả.

Tuy nhiên trong kết quả nghiên cứu về việc áp dụng IFRS for SMEs tại Thổ Nhĩ Kỳ được thực hiện bởi (Atik.A (2010)), lại cho kết quả rằng các cơng ty có bộ phận kế tốn, chi phí tăng thêm để áp dụng một bộ tiêu chuẩn kế tốn khác có thể là khơng có hoặc rất ít. Nhân tố sự tồn tại của phịng kế tốn cũng được nhắc đến trong nghiờn cu Merve Klỗ et al, 2016. Kt quả nghiên cứu cho thấy rằng sự tồn tại của phịng kế tốn sẽ ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS for SMEs của các doanh nghiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ.

2.4.4 Hoạt động quốc tế

Trong nghiên cứu tại các tập đoàn đa quốc gia tại Châu Âu, (El-Gazzar và cộng sự, 1999) cho rằng các cơng ty có được một phần đáng kể doanh thu từ các thị trường quốc tế có xu hướng phát triển các chính sách quốc tế trong một số lĩnh vực, bao gồm đầu tư, tiếp thị, tài chính và cơng bố thơng tin. Do đó, các doanh nghiệp có động lực hơn để tự nguyện áp dụng các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế để tăng

cường các hoạt động nước ngoài. Theo họ, việc tuân thủ các tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận làm giảm nguy cơ người sử dụng báo cáo tài chính quốc tế và các nhà cung cấp tài ngun và giúp cơng ty có được nguồn lực quốc tế với chi phí hợp lý.

Mặc khác trong nghiên cứu về đặc điểm của các doanh nghiệp áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại Thụy Sỹ (Murphy, 1999) khẳng định rằng tiêu chuẩn thuận lợi trong việc đưa ra các báo cáo tài chính của các cơng ty có tỷ lệ hoạt động doanh thu quốc tế cao đáng tin cậy hơn trên toàn cầu. Một lý do khác làm cho việc thực hiện các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế có lợi cho các thực thể này là phạm vi rộng hơn của các nhà ra quyết định.

Hơn nữa, theo Hodgdon và cộng sự (2009) tại một nghiên cứu xác định mối quan hệ giữa việc lựa chọn kiểm toán viên với việc tuân thủ IAS, khẳng định rằng các tổ chức có hoạt động quốc tế sẽ phải đối mặt với các quy định báo cáo tài chính khác nhau của các quốc gia mà họ hoạt động, do đó các cơng ty có thể có động lực lớn hơn để áp dụng các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế và cơng bố thơng tin đầy đủ hơn về hoạt động của họ. Trong một nghiên cứu thực nghiệm khác tại Thụy Sỹ về vấn đề tại sao các doanh nghiệp tự nguyện áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Dumontier và Raffournier, 1998 cũng cho rằng các đơn vị cố gắng tìm kiếm nguồn tài chính từ các ngân hàng quốc tế và các tổ chức tài chính quốc tế khác sẽ thấy lợi ích của việc tuân thủ các tiêu chuẩn báo cáo quốc tế. Sự hài hịa hóa các tiêu chuẩn báo cáo tài chính đã được hỗ trợ, đặc biệt là các tổ chức đa quốc gia lớn hơn. Khi quy mô của các hoạt động quốc tế của các thực thể tăng lên, sự sẵn sàng tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế cũng tăng lên.

Trong nghiên cứu việc áp dụng IFRS for SMEs tại Thổ Nhĩ Kỳ được thực hiện bởi (Atik.A (2010)) cũng khẳng định rằng: Nếu một cơng ty có một đối tác nước ngồi, nó sẽ cần phải chuẩn bị các báo cáo tài chính của mình theo cách mà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng của nhà quản trị đối với việc áp dụng chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS for SMES) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 32 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)