Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng của nhà quản trị đối với việc áp dụng chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS for SMES) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu

Dựa vào việc lựa chọn thiết kế nghiên cứu ban đầu, tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu của luận theo các bước sau:

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS for SMEs của các doanh nghiệp vửa và nhỏ ở Việt NAm

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Các nghiên cứu nước ngoài và trong nước về IFRS for SMEs và các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS for

SMEs tại các quốc gia.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG

1.Nghiên cứu đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. 2. Xem xét sự phù hợp của chuẩn mực IFRS for SMEs

XÂY DỰNG BẢNG CÂU HỎI SƠ BỘ:

Dựa trên kết quả phân tích thực trạng và việc tổng hợp các nghiên cứu trước. Tác giả xây dựng bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ

THU THẬP DỮ LIỆU SƠ BỘ

TỔNG HỢP VÀ XÂY DỰNG BẢNG CÂU HỎI CHÍNH THỨC

1. Phân tích và xây dựng bảng câu hỏi chính thức. 2. Xây dựng mơ hình nghiên cứu định lượng

THU THẬP DỮ LIỆU CHÍNH THỨC

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG:

1. Thống kê mô tả

2. Kiểm định và phân tích nhân tố khám phá EFA bằng phương pháp thành phần chính

3. Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mối quan hệ giữa chúng bằng

4.Kiểm định và phân tích mơ hình hồi quy Binary Logistic

TỔNG KẾT NGHIÊN CỨU

1. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu 2. Đưa ra các kiến nghị và giải pháp 3. Đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo

Hình 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

(1) Xác định vấn đề nghiên cứu: Vấn đề nghiên cứu mà luận văn hướng đến là

các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS for SMEs cho các DNNVV ở Việt Nam.

(2) Cơ sở lý thuyết nghiên cứu: tổng hợp và phân tích các nghiên cứu trong

nước và ngoài nước liên quan tới đề tài nghiên cứu của luận văn. Đây là cơ sở, tiền đề để tác giả xây dựng các câu hỏi sơ bộ sau này.

(3) Phân tích thực trạng: phân tích thực trạng bao gồm việc tìm hiểu các đặc

điểm của các DNNVV ở Việt Nam và đồng thời xem xét tính phù hợp của IFRS for SMEs đối với thực trạng tại Việt Nam.

(4) Xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ: Sau khi tổng hợp các kết quả nghiên cứu

trong nước và ngồi nước kết hợp với việc phân tích thực trạng của các DNNVV Việt Nam. Tác giả xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ nhằm mục đích xây dựng các nhân tố ban đầu đối với vấn đề nghiên cứu của luận văn.

(5) Thu thập dữ liệu sơ bộ: Sử dụng bảng câu hỏi sơ bộ được xây dựng hoàn

tồn dựa trên phân tích lý thuyết nhằm xem xét tính phù hợp của cơ sở lý thuyết với thực tiễn nghiên cứu của đề tài.

(6) Tổng hợp và xây dựng bảng câu hỏi chính thức: Q trình này bao gồm:

(1) tổng hợp các quan điểm của các đối tượng khảo sát (2) phân tích và xây dựng bảng câu hỏi khảo sát chính thức, (3) Xây dựng mơ hình hồi quy Binary Logistic

(7) Thu thập dữ liệu nghiên cứu: Thu thập dữ liệu nghiên cứu nhằm khẳng định lại các nhân tố ảnh hưởng sơ bộ (ban đầu) đã được hiệu chỉnh thông qua việc thu thập dữ liệu sơ bộ.

(8) Nghiên cứu định lượng: bao gồm các bước cụ thể như: (1) Thống kê mô tả

các lựa chọn của các đối tượng khảo sát. (2) Kiểm định và phân tích nhân tố EFA bằng phương pháp thành phần chính, (3) Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mối quan hệ giữa chúng, (4) Kiểm định và phân tích mơ hình hồi quy Binary Logistic.

(9) Tổng kết nghiên cứu: So sánh, liên kết và bàn luận các kết quả nghiên cứu

với mục đíach làm cơ sở kết luận một các toàn diện về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS for SMEs tại Việt Nam. Dựa trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS for SMEs. Cuối cùng đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng các đặc điểm các DNNVV tại Việt Nam. Phân tích và tổng hợp các quy định, chuẩn mực chi phối việc trình bày báo cáo tài chính của các DNNVV.

Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tiếp cận thực tế cơng tác kế tốn tại một trong các đơn vị kế tốn có quy mơ nhỏ và vừa theo quy định tại nghị định 56/2009/NĐ-CP. Tiếp cận hệ thống các quy định pháp lý cho các DNNVV ở Việt Nam. Tiếp cận các

nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan tới vấn đề nghiên cứu của luận văn và xu hướng lựa chọn áp dụng của các quốc gia trên thế giới.

- Phương pháp tư duy: Dựa trên cơ sở việc tổng hợp các nghiên cứu liên quan tới đề tài và phân tích thực trạng tại Việt Nam. Tác giả đưa ra các nhận định, đánh giá, phán đoán các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của các DNVNN khi áp dụng IFRS for SEMs.

- Phương pháp tổng hợp: Trong thời gian qua, có rất nhiều nghiên cứu liên quan tới các DNNVV. Tuy nhiên, các nghiên cứu này cịn rời rạc, chưa có sự tổng hợp nhầm có được những cách nhìn tổng quan về vấn đề mà luận văn nghiên cứu. Do đó, phương pháp tổng hợp là một trong những phương pháp được tác giả sử dụng xuyên suốt trong luận văn.

- Phương pháp phân tích: Phân tích các văn bản pháp lý về các quy định trình bày báo cáo tài chính của các DNNVV, các bài báo nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận văn, phân tích để đánh giá thực trạng trình bày và tính hữu ích của báo cáo tài chính của các DNNVV.

- Phương pháp so sánh: Nghiên cứu, tìm hiểu các qui định pháp luật hiện nay về

chế độ kế toán hiện hành cho các DNNVV. Nghiên cứu chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế dành cho các DNNVV, và bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở đó, tác giả so sánh và đưa ra giải pháp để nhằm đẩy nhanh quá trình hội tụ IFRS for SMEs.

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng a/ Thống kê mô tả a/ Thống kê mô tả

Phương pháp này chủ yếu được sử dụng để thống kê kết quả khảo sát . Quá trình thống kê mơ tả được thực hiện chủ yếu bằng hai phương pháp:

+ Mô tả 1 biến

Bằng việc sử dụng các bảng thống kê tần số, tần xuất đối với các biến định danh trong bảng câu hỏi như nghề nghiệp, giới tính… giúp tác giả có được cái nhìn tổng quan về mẫu khảo sát thu thập được. Đồng thời xác định tính phù hợp của mẫu đối với vấn đề nghiên cứu của đề tài.

+ Mơ tả các biến cùng thang bậc

Hình thức thống kê này được sử dụng để đánh giá kết quả khảo sát đối với nhóm nhân tố cụ thể được khảo sát. Cách làm này nhằm mục đích xem xét các giá trị

thống kê như giá trị trung bình (mean), giá trị lớn nhất (max), giá trị nhỏ nhất (min), tổng cộng (sum) và độ lệch chuẩn (std. Deviation) của các biến trong cùng một nhóm nhân tố.

b/ Kiểm định thống kê

+ Kiểm định Cronbach’s Alpha: Cho phép đánh giá mức độ tin cậy của việc thiết lập một “biến” tổng hợp trên cơ sở nhiều biến “đơn” (item), phương pháp này cho phép đánh giá tính “nhất quán” (consistency) của các biến đơn về nguyên tắc là đại diện cho cùng “subjet”.Theo PGS. TS Nguyễn Đình Thọ, 2014 Khoa thành phố Hồ Chí Minh) chỉ số Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt tuy nhiên nếu ( 𝛼 > 0.95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo khơng có gì khác biệt nhiều. Theo Chu Hoàng Mộng Ngọc, ( > 0.7) có nghĩa là các biến trong mơ hình cùng phản ánh một hiện tượng nghiên cứu.

+ Kiểm định Bartlett: Là nhằm kiểm định các biến có tương quan nhau hay khơng.

H0 bị bác bỏ nếu giá trị quan sát của thống kê này lớn hơn (giá trị tới hạn mức α)

+ Kiểm định KMO: Là kiểm định sử dụng để kiểm tra tính phù hợp của mẫu đối với

phân tích nhân tố. Kaiser đề nghị lựa chọn biến đưa vào phân tích trên cơ sở các hệ số KMOj, hệ số này được tính cho mỗi biến và đánh giá chung tập hợp các biến phân tích qua KMO.

BẢNG 3.1. Thước đo giá trị KMO

Giá trị KMO Nhận xét

KMO<0.5 Các thang đo lường được xây dựng khơng có mối quan hệ tương quan với nhau. Điều này có nghĩa là việc tóm tắt các thang đo bằng phương pháp thành phần chính khơng thể thực hiện được.

0.5<KMO<0.85 Đạt được tính hiệu quả của kiểm định. Kết quả này cho thấy mẫu phù hợp với việc phân tích nhân tố.

KMO>0.9 Các thang đo được xây dựng có sự trùng lắp với nhau. Trong trường hợp này tác giả phải tiến hành điều chỉnh lại bảng câu hỏi của mình nhằm lược bỏ những thang đo gây sự trùng lắp trong quá trình khảo sát.

 

2

, (1p p) / 2

(PGS. TS Ngô Văn Thứ, 2005)

+ Kiểm định phương sai trích (% cummulative variance) để các thành phần được rút ra trong mỗi nhân tố có đủ để phán ánh vấn đề mà nó đề cập đến. Trị số phương sai trích nhất thiết phải lớn hơn 50%. Ví dụ phương sai trích là 65%, có nghĩa là 65% biến thiên của các biến quan sát được giải thích bởi các nhân tố (thành phần Factor).

c/ Phân tích hồi quy Binary Logistic

Nhằm mục đích xem xét mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS for SMEs của các DNNVV tác giả tiến hành phân tích mơ hình hồi quy Binary Logistic bằng phương pháp lựa chọn biến Enter được tiến hành đưa tất cả các biến độc lập vào trong mơ hình. Sau đó, tác giả tiến hành kiểm tra độ phù hợp tổng qt của mơ hình thơng qua bảng Omnibus Test of Model Coefficients.

Thơng qua đó, tác giả xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS for SMEs của các DNNVV với nhân tố nào có 𝛽 lớn hơn thì nhân tố đó có mức độ ảnh hưởng lớn hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng của nhà quản trị đối với việc áp dụng chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS for SMES) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)