.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng của nhà quản trị đối với việc áp dụng chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS for SMES) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 44)

(1) Xác định vấn đề nghiên cứu: Vấn đề nghiên cứu mà luận văn hướng đến là

các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS for SMEs cho các DNNVV ở Việt Nam.

(2) Cơ sở lý thuyết nghiên cứu: tổng hợp và phân tích các nghiên cứu trong

nước và ngoài nước liên quan tới đề tài nghiên cứu của luận văn. Đây là cơ sở, tiền đề để tác giả xây dựng các câu hỏi sơ bộ sau này.

(3) Phân tích thực trạng: phân tích thực trạng bao gồm việc tìm hiểu các đặc

điểm của các DNNVV ở Việt Nam và đồng thời xem xét tính phù hợp của IFRS for SMEs đối với thực trạng tại Việt Nam.

(4) Xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ: Sau khi tổng hợp các kết quả nghiên cứu

trong nước và ngồi nước kết hợp với việc phân tích thực trạng của các DNNVV Việt Nam. Tác giả xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ nhằm mục đích xây dựng các nhân tố ban đầu đối với vấn đề nghiên cứu của luận văn.

(5) Thu thập dữ liệu sơ bộ: Sử dụng bảng câu hỏi sơ bộ được xây dựng hoàn

tồn dựa trên phân tích lý thuyết nhằm xem xét tính phù hợp của cơ sở lý thuyết với thực tiễn nghiên cứu của đề tài.

(6) Tổng hợp và xây dựng bảng câu hỏi chính thức: Q trình này bao gồm:

(1) tổng hợp các quan điểm của các đối tượng khảo sát (2) phân tích và xây dựng bảng câu hỏi khảo sát chính thức, (3) Xây dựng mơ hình hồi quy Binary Logistic

(7) Thu thập dữ liệu nghiên cứu: Thu thập dữ liệu nghiên cứu nhằm khẳng định lại các nhân tố ảnh hưởng sơ bộ (ban đầu) đã được hiệu chỉnh thông qua việc thu thập dữ liệu sơ bộ.

(8) Nghiên cứu định lượng: bao gồm các bước cụ thể như: (1) Thống kê mô tả

các lựa chọn của các đối tượng khảo sát. (2) Kiểm định và phân tích nhân tố EFA bằng phương pháp thành phần chính, (3) Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mối quan hệ giữa chúng, (4) Kiểm định và phân tích mơ hình hồi quy Binary Logistic.

(9) Tổng kết nghiên cứu: So sánh, liên kết và bàn luận các kết quả nghiên cứu

với mục đíach làm cơ sở kết luận một các toàn diện về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS for SMEs tại Việt Nam. Dựa trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS for SMEs. Cuối cùng đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng các đặc điểm các DNNVV tại Việt Nam. Phân tích và tổng hợp các quy định, chuẩn mực chi phối việc trình bày báo cáo tài chính của các DNNVV.

Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tiếp cận thực tế công tác kế toán tại một trong các đơn vị kế tốn có quy mơ nhỏ và vừa theo quy định tại nghị định 56/2009/NĐ-CP. Tiếp cận hệ thống các quy định pháp lý cho các DNNVV ở Việt Nam. Tiếp cận các

nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan tới vấn đề nghiên cứu của luận văn và xu hướng lựa chọn áp dụng của các quốc gia trên thế giới.

- Phương pháp tư duy: Dựa trên cơ sở việc tổng hợp các nghiên cứu liên quan tới đề tài và phân tích thực trạng tại Việt Nam. Tác giả đưa ra các nhận định, đánh giá, phán đốn các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của các DNVNN khi áp dụng IFRS for SEMs.

- Phương pháp tổng hợp: Trong thời gian qua, có rất nhiều nghiên cứu liên quan tới các DNNVV. Tuy nhiên, các nghiên cứu này cịn rời rạc, chưa có sự tổng hợp nhầm có được những cách nhìn tổng quan về vấn đề mà luận văn nghiên cứu. Do đó, phương pháp tổng hợp là một trong những phương pháp được tác giả sử dụng xuyên suốt trong luận văn.

- Phương pháp phân tích: Phân tích các văn bản pháp lý về các quy định trình bày báo cáo tài chính của các DNNVV, các bài báo nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận văn, phân tích để đánh giá thực trạng trình bày và tính hữu ích của báo cáo tài chính của các DNNVV.

- Phương pháp so sánh: Nghiên cứu, tìm hiểu các qui định pháp luật hiện nay về

chế độ kế toán hiện hành cho các DNNVV. Nghiên cứu chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế dành cho các DNNVV, và bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở đó, tác giả so sánh và đưa ra giải pháp để nhằm đẩy nhanh quá trình hội tụ IFRS for SMEs.

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng a/ Thống kê mô tả a/ Thống kê mô tả

Phương pháp này chủ yếu được sử dụng để thống kê kết quả khảo sát . Quá trình thống kê mô tả được thực hiện chủ yếu bằng hai phương pháp:

+ Mô tả 1 biến

Bằng việc sử dụng các bảng thống kê tần số, tần xuất đối với các biến định danh trong bảng câu hỏi như nghề nghiệp, giới tính… giúp tác giả có được cái nhìn tổng quan về mẫu khảo sát thu thập được. Đồng thời xác định tính phù hợp của mẫu đối với vấn đề nghiên cứu của đề tài.

+ Mô tả các biến cùng thang bậc

Hình thức thống kê này được sử dụng để đánh giá kết quả khảo sát đối với nhóm nhân tố cụ thể được khảo sát. Cách làm này nhằm mục đích xem xét các giá trị

thống kê như giá trị trung bình (mean), giá trị lớn nhất (max), giá trị nhỏ nhất (min), tổng cộng (sum) và độ lệch chuẩn (std. Deviation) của các biến trong cùng một nhóm nhân tố.

b/ Kiểm định thống kê

+ Kiểm định Cronbach’s Alpha: Cho phép đánh giá mức độ tin cậy của việc thiết lập một “biến” tổng hợp trên cơ sở nhiều biến “đơn” (item), phương pháp này cho phép đánh giá tính “nhất quán” (consistency) của các biến đơn về nguyên tắc là đại diện cho cùng “subjet”.Theo PGS. TS Nguyễn Đình Thọ, 2014 Khoa thành phố Hồ Chí Minh) chỉ số Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt tuy nhiên nếu ( 𝛼 > 0.95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo khơng có gì khác biệt nhiều. Theo Chu Hồng Mộng Ngọc, ( > 0.7) có nghĩa là các biến trong mơ hình cùng phản ánh một hiện tượng nghiên cứu.

+ Kiểm định Bartlett: Là nhằm kiểm định các biến có tương quan nhau hay khơng.

H0 bị bác bỏ nếu giá trị quan sát của thống kê này lớn hơn (giá trị tới hạn mức α)

+ Kiểm định KMO: Là kiểm định sử dụng để kiểm tra tính phù hợp của mẫu đối với

phân tích nhân tố. Kaiser đề nghị lựa chọn biến đưa vào phân tích trên cơ sở các hệ số KMOj, hệ số này được tính cho mỗi biến và đánh giá chung tập hợp các biến phân tích qua KMO.

BẢNG 3.1. Thước đo giá trị KMO

Giá trị KMO Nhận xét

KMO<0.5 Các thang đo lường được xây dựng không có mối quan hệ tương quan với nhau. Điều này có nghĩa là việc tóm tắt các thang đo bằng phương pháp thành phần chính khơng thể thực hiện được.

0.5<KMO<0.85 Đạt được tính hiệu quả của kiểm định. Kết quả này cho thấy mẫu phù hợp với việc phân tích nhân tố.

KMO>0.9 Các thang đo được xây dựng có sự trùng lắp với nhau. Trong trường hợp này tác giả phải tiến hành điều chỉnh lại bảng câu hỏi của mình nhằm lược bỏ những thang đo gây sự trùng lắp trong quá trình khảo sát.

 

2

, (1p p) / 2

(PGS. TS Ngơ Văn Thứ, 2005)

+ Kiểm định phương sai trích (% cummulative variance) để các thành phần được rút ra trong mỗi nhân tố có đủ để phán ánh vấn đề mà nó đề cập đến. Trị số phương sai trích nhất thiết phải lớn hơn 50%. Ví dụ phương sai trích là 65%, có nghĩa là 65% biến thiên của các biến quan sát được giải thích bởi các nhân tố (thành phần Factor).

c/ Phân tích hồi quy Binary Logistic

Nhằm mục đích xem xét mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS for SMEs của các DNNVV tác giả tiến hành phân tích mơ hình hồi quy Binary Logistic bằng phương pháp lựa chọn biến Enter được tiến hành đưa tất cả các biến độc lập vào trong mơ hình. Sau đó, tác giả tiến hành kiểm tra độ phù hợp tổng qt của mơ hình thơng qua bảng Omnibus Test of Model Coefficients.

Thơng qua đó, tác giả xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS for SMEs của các DNNVV với nhân tố nào có 𝛽 lớn hơn thì nhân tố đó có mức độ ảnh hưởng lớn hơn

3.3 Xác định mơ hình nghiên cứu

3.3.1 Cơ sở lựa chọn mơ hình nghiên cứu

Dựa trên các đặc điểm tương đồng giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ, cụ thể như:

(1) Thổ Nhĩ Kỳ là một nước đang phát triển và năm 2005, đã ban hành và áp dụng một bộ chuẩn mực báo cáo tài chính (TFRSs) dựa trên cơ sở IFRS. (2) Tỷ lệ DNNVV tại Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 99.9% các doanh nghiệp trên toàn

quốc.

(3) Các nhà lập quy tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo áp dụng IFRS for SMEs cho quốc gia của họ.

Dựa trên những phân tích này, tác giả cho rằng mơ hình nghiên cứu của Merve Klỗa1 et al, 2016 tại Thổ Nhĩ Kỳ là phù hợp cho việc vận dụng nghiên cứu mức độ sẵn sàng của các DNNVV tại Việt Nam.

3.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của các DNNVV tại Việt Nam tại Việt Nam

Vận dụng mơ hình nghiên cứu ca Merve Klỗa1 et al, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng bao gồm:

Quy mô doanh nghip

Merve Klỗa1 et al, 2016 cho rằng quy mô doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS for SMEs theo tương quan tích cực. Nói một cách khác, việc sử dụng nhân tố quy mơ doanh nghiệp trong mơ hình là nhằm xác định tiêu chí phân loại mức độ sẵn sàng áp dụng của các doanh nghiệp theo quy mô. Tuy nhiên, tác giả cho rằng theo định nghĩa về DNNVV của IASB chỉ đề cập đến các biến yếu tố định tính khơng đề cập đến tiêu chí định lượng. IASB cũng cho rằng tiêu chí định lượng sẽ được xác định dựa trên các đặc điểm kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam các DNNVV được định nghĩa trong nghị định 56/2009/NĐ-CP là các doanh nghiệp có mức doanh thu khơng vượt quá 100 tỷ đồng, số lượng lao động không vượt quá 300 lao động tùy theo từng ngành nghề. Hơn nữa, các DNNVV tại Việt Nam khơng thực hiện trách nhiệm giải trình và xuất báo cáo tài chính cho các cơ quan bên ngồi. Như vậy, các DNNVV tại Việt Nam thỏa mãn đầy đủ theo điều kiện áp dụng IFRS for SMEs. Do đó, Tác giả cho rằng sử dụng biến quy mô doanh nghiệp trong việc xem xét mức độ sẵn sàng của các DNNVV tại Việt Nam là không phù hợp.

Sự tồn tại của phịng kế tốn

Các DNNVV nếu có bộ phận kế tốn, chi phí bổ sung áp dụng một hệ thống chuẩn mực kế tốn khác có thể là khơng có hoặc rất ít. (Atik.A (2010 )Hiện nay, hầu hết các DNNVV tại Việt Nam đều thuê các công ty dịch vụ kế toán để thực hiện báo cáo tài chính cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, nếu áp dụng IFRS for SMEs cần rất nhiều sự xét đốn chun mơn của kế tốn viên. Vì thế sự tồn tại của phịng kế tốn sẽ có thể tác động đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS for SMEs.

Hoạt động quốc tế

Nếu các DNNVV có các hoạt động quốc tế như xuất khẩu biểu thị việc phát sinh doanh thu xuất khẩu hoặc có các xu hướng tìm kiếm các nguồn tài chính từ các ngân hàng quốc tế và các tổ chức tài chính quốc tế khác. Điều này, sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (Merve Klỗ et al, 2016). Do ú, tỏc gi cho rằng các cơng ty có hoạt động quốc tế sẽ có mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS for SMEs

Tuổi doanh nghiệp

Với lập luận rằng, các cơng ty lâu đời có hệ thống báo cáo tài chính được thiết lập nhiều hơn. Do đó việc tuân thủ với khn khổ chuẩn mực kế tốn quốc tế sẽ ít tốn kém hơn cho đối với họ. Lập luận này vẫn phù hợp so với các DNNVV tại Việt Nam. Do đó, tác giả cho rằng các DNNVV có lịch sử thành lập lâu dài hơn sẽ ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng cho việc áp dụng IFRS for SMEs nhiều hơn.

Kiểm toán độc lập

Merve Klỗa1 et al, 2016 đưa biến kiểm toán độc lập với lập luận rằng kiểm toán và các cơ chế thực thi hiệu quả là rất quan trọng trong việc duy trì tuân thủ IFRS. Bởi vì, tại Thổ Nhĩ Kỳ ngồi các doanh nghiệp nhỏ hầu hết các thực thể kinh doanh đều bắt buộc phải có kiểm tốn độc lập. Tuy nhiên, tại Việt Nam quy định tại điều 37 của Luật kiểm toán độc lập ngày 29/03/2011 và Điều 15 của Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/02/2012 hướng dẫn Luật Kiểm toán độc lập, hâu hết DNNVV tại Việt Nam không nhất thiết bắt buộc phải thực hiện kiểm tốn báo cáo tài chính. Do đó, tác giả cho rằng nhân tố này là không phù hợp đối với nghiên cứu mức độ sẵn sàng trong thực trạng tại Việt Nam.

Chi phí/ lợi ích

Đây là nhân tố khơng được đề cập đến trong mơ hình nghiên cứu mức độ sẵn sàng ca Merve Klỗa1 et al, 2016. Tuy nhiờn trong nghiờn cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS for SMEs Parmod Chand,2015 lại cho rằng chi phí tuân thủ với các tiêu chuẩn kế tốn lớn hơn nhiều so với bất kỳ lợi ích có thể tích lũy. Mặc khác, trong nghiên cứu của Dervrimi Kays & Maximilian Koch,2014 cũng một lần nữa khẳng định nhân tố chi phí/lợi ích là nhân tố cần được xem xét đến khi xem xét việc áp dụng IFRS for SMEs. Dựa trên cơ sở phân tích các nghiên cứu trước, tác giả cho rằng nhân tố chi phí tuân thủ và lợi ích khi áp dụng IFRS for SMEs sẽ ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của các DNNVV tại Việt Nam khi áp dụng IFRS for SMEs.

Chuyên môn, năng lực của người làm kế toán

Lịch sử phát triển của kế toán các nước cho thấy, sự phát triển của kế toán liên quan đến mức độ giáo dục và chun nghiệp của kế tốn viên (Trần Đình Khơi Nguyên, 2013). Việc ban hành chuẩn mực và vận dụng IFRS for SMEs vào trong thực tiễn các kế toán viên cần phải có được những kiến thức nhất định và lĩnh hội

những tư tưởng để vận dụng các chuẩn mực vào cơng tác kế tốn. Vì vậy, q trình đổi mới và hội nhập kinh tế ở Việt Nam năng lực và trình độ của kế tốn là một nhân tố không thể thiếu. Với lập luận này, tác giả cho rằng nhất thiết cần phải bổ sung nhân tố này vào trong mơ hình nghiên cứu tại Việt Nam,

Nhu cầu của đối tượng sử dụng báo cáo tài chính của các DNNVV

Các DNNVV “đặc biệt là ở các nền kinh tế chuyển đổi” không giữ hồ sơ tài chính phù hợp do nhận thức rằng thơng tin tài chính khơng có ích cho việc ra quyết định và kiểm sốt. Các DNNVV chủ yếu sử dụng các thơng tin tài chính nhằm mục đích xác định nghĩa vụ thuế và nhận tài trợ. Hơn nữa, Các ngân hàng là những người sử dụng chính các báo cáo tài chính cho DNNVV với những người sử dụng chủ chốt khác là chủ sở hữu các nhà quản lý, các nhà quản lý không phải chủ sở hữu, các cơ quan thuế và các chủ nợ khác(Doris Feltham, 2013). Do đó tác giả cho rằng cần thiết phải xác định nhu cầu của đối tượng sử dụng báo cáo tài chính của các DNNVV.

3.4 Mơ hình nghiên cứu sơ khởi và thang đo nháp 3.4.1 Mơ hình nghiên cứu sơ khởi (ban đầu) 3.4.1 Mơ hình nghiên cứu sơ khởi (ban đầu)

ln[𝑃 (𝑌=1)

𝑃 (𝑌=0)) = ∝ + 𝜷𝟏 𝑻𝑫𝑵 + 𝜷𝟐 𝑯Đ𝑸𝑻 + 𝜷𝟑 𝑷𝑲𝑻 + 𝜷𝟒 𝑪𝑷𝑳𝑰 + 𝜷𝟓 𝑪𝑴𝑵𝑳 + 𝜷𝟔 𝑵𝑪

BẢNG 3.2 MÔ TẢ CÁC BIẾN

Tên biến Mô tả biến Loại biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng của nhà quản trị đối với việc áp dụng chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS for SMES) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)