Nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng của nhà quản trị đối với việc áp dụng chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS for SMES) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 66 - 69)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.7 Nghiên cứu chính thức

3.7.1 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Tác giả tiến hành hoàn chỉnh thiết kế bảng câu hỏi nhằm phục vụ việc thu thập dữ liệu khảo sát. Bảng câu hỏi khảo sát gồm 2 phần chính:

- Phần một thể hiện thông tin của người được khảo sát như: giới tính, chức vụ hiện đang đảm nhận, tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động. Phần này nhằm để tác giả xem xét tính phù hợp của mẫu đối với vấn đề nghiên cứu của luận văn.

- Phần hai thể hiện các câu hỏi liên quan đến các nhân tố được xác định thông qua nghiên cứu sơ bộ. Các nhân tố mà tác giả đo lường bao gồm: (1) Hoạt động quốc tế, (2) Sự tồn tại của phịng kế tốn, (3) Chi phí lợi ích, (4) Chun mơn, năng lực của người làm kế toán, (5) Nhu cầu của đối tượng sử dụng báo cáo tài chính của các DNNVV. Trong đó, có 3 nhóm nhân tố cần phải thực hiện phân tích EFA với 16 biến quan sát.

3.7.2 Mẫu và phương pháp chọn mẫu

a/ Đặc điểm và số lượng mẫu

Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là các DNNVV được phân loại theo nghị định 56/2009 và phải thỏa mãn điều kiện là các doanh nghiệp khơng có trách nhiệm giải trình tức là khơng có sự cơng bố thơng tin ra bên ngồi.

Theo Tabachinich & Fidell (1996) (Trích bởi Nguyễn Đình Thọ, 2011) thì cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính bằng cơng thức n > 50 + 8*m (m: số biến độc lập), với 5 biến độc lập của nghiên cứu thì cỡ mẫu tối thiểu là 90 mẫu. Nhằm đảm bảo số lượng mẫu phù hợp với nghiên cứu và loại bỏ các mẫu không phù hợp. Tác giả đã tiến hành phát ra 250 phiếu khảo sát và thu hồi lại một số lượng mẫu phù hợp là 197 mẫu.

b/ Phương pháp lấy mẫu

Phương pháp chọn mẫu mở rộng dần: Phương pháp này được thực hiện chủ

yếu trong bước khảo sát sơ bộ. Phương pháp này được tiến hành bằng cách khi liên lạc với một đối tượng khảo sát tác giả sẽ nhờ đối tượng đó giới thiệu một đối tượng khảo sát khác tiếp theo và cứ thế cho đến khi khơng cịn tìm được các ý kiến khác nhau nữa. Phương pháp này có ưu điểm là tạo ra được một mẫu đồng nhất dễ quản lý. Tuy nhiên, các đối tượng khảo sát có xu hướng sẽ giới thiệu một đối tượng khác có quan điểm và cách nhìn giống họ. Do đó, việc lấy mẫu theo phương pháp này dễ xảy ra khả năng sai lệch rất lớn.

Phương pháp chọn mẫu phần tử tới hạn (Critical case): Phương pháp chọn mẫu

tới hạn được hiểu nôm na là việc lấy mẫu một cách ngẫu nhiên nhưng đạt được sự hội tụ cần thiết của một tổng thể nghiên cứu. Tuy nhiên, kích cỡ mẫu thế nào được gọi là tới hạn hay đạt được sự hội tụ cần thiết của vấn đề nghiên cứu là tùy thuộc vào quan điểm và thực tế khách quan của quá trình nghiên cứu.

3.7.3 Thu thập dữ liệu

Dữ liệu được thu thập bằng 2 cách: (1) trực tiếp gởi bảng câu hỏi và (2) gởi bảng câu hỏi qua ứng dụng khảo sát Google Docs được phát triển bởi Google. So với cách gởi trực tiếp thì việc sử dụng công cụ ứng dụng của Google giúp cho việc thu thập dữ liệu được thực hiện tự động và hạn chế số câu trả lời bị bỏ trống hơn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương này biện luận về phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của bài viết. Nhằm giải quyết các vấn đề nghiên cứu được đề ra kết hợp với việc tập hợp các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS for SMEs ở chương 2, tác giả thiết kế nghiên cứu gồm hai bước nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Với sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng tác giả đưa ra mơ hình nghiên cứu để khẳng định về các nhân tố ảnh hưởng và các thang đo dùng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng của nhà quản trị đối với việc áp dụng chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS for SMES) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)