Phân tích SWOT cho phát triển nghề maygia công trên địa bàn huyệnTứ Kỳ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN NGHỀ MAY GIA CÔNG TRONG hộ NÔNG dân ở HUYỆN tứ kỳ, (Trang 88 - 94)

* Ma trận SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích và dự báo bên trong với bên ngoài. Ma trận này không đưa ra những mô hình chiến lược cụ thể, nhưng nó có tác dụng nêu ra những định hướng chiến lược rất quan trọng với đơn vị, doanh nghiệp, ngành hoặc lĩnh vực. Cách xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong, có nghĩa là điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng S (điểm mạnh) và W (điểm yếu), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (thời cơ) và T (đe doạ). Qua đó chúng ta có 4 cặp kết hợp từng đôi một như sau: S và O, S và T, W và O, W và T. Đây là cách kết hợp thuần tuý của các yếu tố bên trong và bên ngoài. Hơn nữa, trong mỗi cách kết hợp lại bắt đầu bằng điểm mạnh trước, điểm yếu sau đối với các yếu tố bên trong, còn với các yếu tố môi trường bên ngoài thì lại là cơ hội trước và đe doạ sau.

Sau đó kết hợp các yếu tố nhằm đưa ra chiến lược thích hợp. Các cách kết hợp:

* S+O: Cần phải sử dụng mặt mạnh nào để khai thác tốt nhất cơ hội có được từ bên ngoài ?

* S+T: Cần phải sử dụng mặt mạnh nào để đối phó với những nguy cơ từ bên ngoài?

* W+O: Có thể xuất hiện hai cách kết hợp trong việc đề xuất chiến lược. - Phải tập trung khắc phục những yếu kém nào hiện nay để tạo điều kiện tốt cho việc tận dụng cơ hội từ bên ngoài ?

- Cần phải khai thác cơ hội nào để lấp dần những chỗ yếu kém hiện nay? *W+T: Phải khắc phục những yếu kém nào để giảm bớt nguy cơ hiện nay?

Đưa ra sự kết hợp giữa bốn yếu tố: S+W+O+T. Mục đích sự kết hợp này là nhằm tạo ra một sự cộng hưởng giữa bốn yếu tố để hình thành một chiến lược mà qua đó giúp cho các cơ sở, hộ sử dụng mặt mạnh để khai thác tốt nhất cơ hội, lấp dần những yếu kém và giảm bớt nguy cơ.

Sử dụng ma trận SWOT để phân tích những điểm mạnh, những điểm yếu, những cơ hội và thách thức của huyện trong phát triển nghề may gia công trên địa bàn huyện, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển.

4.1.5.1 Các thế mạnh cho phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân tại huyện Tứ Kỳ.

1. Các chủ cơ sở may gia công trên địa bàn huyện phần lớn là những người có trình độ chuyên môn, ít nhiều có nhiều kinh nghiệm may gia công từ thực tế, họ là những người chăm chỉ, ham học hỏi và có chí làm giàu, có khả năng nhanh nhạy trong việc tìm nguồn hàng, đáp ứng nhu cầu về công việc cho người lao động. Có khả năng thu hút lao động để mở rộng quy mô sản xuất gia công.

2. Các cơ sở may gia công ở huyện đã được hình thành từ một vài năm trở lại đây, có nguồn hàng tương đối ổn định, là bên gia công quen của một số công ty, cơ sở.

3. Dịch vụ tài chính trong huyện khá phát triển, thủ tục cho vay đã từng bước được đơn giản hóa, số lượng cho vay nhiều, có thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các cơ sở may gia công và hộ trên địa bàn huyện trong tương lai gần.

4. Huyện có hệ thống cơ sở hạ tầng, đường giao thông khá hoàn chỉnh, hệ thống thông tin liên lạc đã được xây dựng cơ bản. Hệ thống đường giao thông khá thuận tiện, tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa trong huyện

và với các huyện khác trong tỉnh và các tỉnh khác.

5. Dân cư sống tập trung, lao động nhàn rỗi trong huyện dồi dào, hơn thế nữa yêu cầu tham gia nghề may gia công cũng khá dễ dàng nên tạo điều kiện thuận lợi cho lao động tham gia vào nghề.

6. Đầu tư ban đầu cho cơ sở may gia công là không quá lớn, không yêu cầu tiếp tục đầu tư lớn thường xuyên các giai đoạn sau, đối với hộ tham gia nghề thì đầu tư ban đầu của hộ là nhỏ, lại được cơ sở tạo điều kiện nên đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân tại huyện Tứ Kỳ.

4.1.5.2 Điểm yếu cho phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân tại huyện Tứ Kỳ.

1. Vẫn còn có những chủ cơ sở không có chuyên môn về may gia công. 2. Đầu tư máy móc, trang thiết bị chưa đầy đủ, chủ yếu vẫn sử dụng các loại máy cũ, ít tính năng. Có những cơ sở trang bị ít máy chuyên dùng nên khó khăn trong việc đa dạng hóa mặt hàng gia công.

3. Nguồn hàng không ổn định do đặc thù nghề may gia công hàng hóa không ổn định trong năm nên có những giai đoạn các cơ sở nhỡ hàng, kéo theo các hộ lấy hàng từ các cơ sở cũng rơi vào tình trạng tương tự.

4. Kỷ luật lao động trong cơ sở chưa thực sự chặt chẽ, do các cơ sở thuộc nông thôn nên tác phong người lao động chưa được cao.

5. Sự quản lý của các cấp chính quyền địa phương còn lỏng lẻo, chưa có quy hoạch cụ thể để quản lý khuyến khích các cơ sở và các hộ may gia công phát triển.

6. Nguồn vốn hạn chế là một khó khăn trong việc mở rộng sản xuất của các cở may gia công.

7. Chế độ lương thưởng chưa cao như trong các công ty lớn trên địa bàn huyện nên cũng là một khó khăn đặt ra và cần được giải quyết ngay.

cơ sở và từ cơ sở tới lao động và các hộ lấy hàng tại cơ sở.

9. Định hướng phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân của huyện còn chung chung, chưa rõ ràng, thiếu sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương. Trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ quản lý phụ trách còn nhiều yếu kém.

4.1.5.3 Những cơ hội từ bên ngoài cho sự phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân tại huyện Tứ Kỳ.

1. Vị trí của huyện mở ra những cơ hội lớn cho địa phương trong việc tìm nguồn cung cấp hàng mới, không chỉ trong huyện, trong tỉnh mà còn mở rộng ra các tỉnh lân cận.

2. Môi trường chính sách trong nước thuận lợi: Đảng và Nhà nước luôn có những chính sách khuyến khích phát triển nghề mới tại nông thôn, phát triển kinh tế hộ nông dân.

3. May công nghiệp, đặc biệt là may xuất khẩu đang phát triển ngày càng nhanh và mạnh ở nước ta, đây cũng là ngành đóng góp khá nhiều vào tổng thu nhập quốc dân, được nhà nước đặc biệt quan tâm, các công ty trong và ngoài nước hoạt động trong ngành ngày càng nhiều do vậy nguồn cung cấp hàng hóa cũng nhiều hơn.

4. Huyện đang dần phát triển công nghiệp, không những thu hút lao động tại chỗ mà còn thu hút được một lượng lao động đã từng phải tìm nơi khác làm việc trở lại làm việc tại địa phương.

4.1.5.4 Những thách thức từ bên ngoài cho sự phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân tại huyện Tứ Kỳ.

1. Sự xuất hiện nhiều hơn các đối thủ cạnh tranh từ bên ngoài huyện có tiềm lực mạnh về nguồn lực: vốn, điều kiện làm việc… từ đó thu hút mất một lượng lớn lao động.

2. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngành nghề mới, với thu nhập ổn định là một thách thức không nhỏ đối với nghề may gia công trong hộ nông dân.

3. Thông tin thị trường liên tục biến động dân tới nguồn hàng biến động teo, giá cả thay đổi chứa đựng nhiều rủi ro.

Bảng 4.13: Phân tích SWOT cho phát triển nghề may gia công trên địa bàn huyện Tứ Kỳ

Môi trường bên trong

Môi trường bền ngoài

S

1.Các cơ sở có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, có chí là giàu

2. Tạo được quan hệ với một số đối tác đặt hàng

3. Dịch vụ tài chính từng bước đơn giản hóa 4. Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh

5. Lực lượng lao động dồi dào

6. Đầu tư ban đầu không quá lớn, không yêu cầu đầu tư thường xuyên thêm.

W

1. Còn chủ cơ sở thiếu trình độ chuyên môn

2. Đầu tư máy móc chưa đủ, vẫn dùng các loại máy cũ 3. Nguồn hàng bất ổn

4. Tác phong người lao động chưa cao 5. Chính quyền địa phương quản lý lỏng lẻo 6. Nguồn vốn hạn chế

7. Chế độ lương thưởng chưa cao nên chưa thu hút lao động

8. Còn tình trạng chậm trả phí gia công

9. Định hướng phát triển nghề còn chung chung, chưa rõ ràng

O

1. Vị trí địa lý thuận lợi mở rộng nguồn hàng 2. Nhà nước, đại phương có nhiều chính sách khuyến khích

3. Nghề may ngày càng phát triển mạnh, nguồn hàng ngày càng đa dạng

4. Huyện chú trọng phát triển công nghiệp thu hút lao động đến với nghề

O-S: các chiến lược kết hợp điểm mạnh để tận dụng cơ hội

- Mở rộng quy mô các cơ sở may gia công, đa dạng hóa chủng loại hàng hóa gia công - Tìm thêm các nguồn hàng mới mang lại lợi nhuận cao

- Thu hút lao động nhàn rỗi về cơ sở.

O- W: khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội

- Chủ cơ sở trau dồi thêm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, tận dụng cơ hội để mở rộng nguồn hàng cho cơ sở mình.

- Đầu tư thêm máy móc, nâng cao chế độ lương thưởng thu hút người lao động.

- Huyện đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin liên lạc, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ địa phương, quan tâm sát sao các cơ sở hơn.

T

1. Xuất hiện thêm nhiều công ty, cơ sở đối thủ cạnh tranh từ bên ngoài

2. Xuất hiện ngày càng nhiều ngành nghề mới thu hút lao động nông nhàn

3. Thị trường biến động, nhiều rủi ro

T-S: kết hợp mặt mạnh để đối phó nguy cơ.

- Chủ động tìm hiểu thông tin thị trường để hạn chế rủi ro có thể xảy ra

- Tận dụng triệt để các mối quan hệ với các đối tác quen, nâng cao sức cạnh tranh của cơ sở. - Cải thiện điều kiện làm việc để giữ chân lao động.

T-W: khắc phục điểm yếu để hạn chế nguy cơ.

- Cơ sở thuê thêm nhân viên kỹ thuật để hỗ trợ chủ cơ sở quản lý tốt cơ sở mình.

- Đẩy mạnh việc tìm nguồn hàng ổn định để hạn chế sự bất ổn về nguồn hàng

- Cải thiện tình trạng chậm trể phí gia công để giữ chân người LĐ, nâng cao khả năng cạnh tranh của cơ sở.

4.2 Định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển nghề may gia công trên địa bàn huyện Tứ Kỳđịa bàn huyện Tứ Kỳ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN NGHỀ MAY GIA CÔNG TRONG hộ NÔNG dân ở HUYỆN tứ kỳ, (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w