Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chọn 10 xã trên địa bàn huyện: Tân Kỳ, Đại Hợp, Dân Chủ, Quảng Nghiệp, Quang Phục, Bình Lãng, Đại Đồng, Ngọc Sơn, Hưng Đạo, Quang Khải. Tiến hành điều tra 20 cơ sở may gia công và 50 hộ lấy hàng may gia công từ 20 cơ sở đó về gia công tại gia
đình.Vì những xã này là có số hộ tập trung may gia công đông nhất của cả huyện nên ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của hoạt đông may gia công trong hộ nông dân trên địa bàn huyện Tứ Kỳ.
Dựa vào số lượng lao động làm việc tại cơ sở có thể chia các cơ sở gia công ra làm 2 nhóm quy mô đó là nhỏ và vừa.
Trong đó:
- Quy mô nhỏ: <=15 lao động - Quy mô vừa: > 15 lao động
Trong nghiên cứu này 65% các cơ sở may gia công có quy mô nhỏ, 35% các cơ sở có quy mô vừa.
50 hộ được điều tra có những hộ chỉ làm nghề nông và nghề may, có những hộ làm nghề may và một nghề khác nghề nông, có hộ kiêm cả nghề may, nghề nông và một nghề khác, do vậy tạm chia ra là 3 nhóm hộ:
Nhóm I: Hộ làm nông nghiệp + may gia công
Nhóm II: Hộ làm nông nghiệp + may gia công + nghề phụ khác Nhóm III: Hộ làm nghề không phải nông nghiệp + may gia công
Nghề khác ở đây có nghĩa là ngoài lao động trong độ tuổi lao động trong hộ đang làm nghề may gia công thì còn lao động khác trong hộ trong độ tuổi lao động đang hoạt động trong một ngành nghề khác như làm mộc, thợ xây, làm đậu, cắt tóc, buôn bán kinh doanh, lái xe, viên chức, giáo viên, y tá,….có thể chính lao động tham gia nghề may gia công cũng hoạt động trong một ngành nghề khác (có thể là một trong những ngành nghề nêu trên).
Bảng 3.6: Phân bổ các cơ sở, hộ may gia công được điều tra
STT Xã Loại cơ sở may gia công
Cơ sở có quy mô nhỏ Cơ sở có quy mô vừa 1 Tân Kỳ 0 1 6 2 Đại Hợp 1 0 0 3 Dân Chủ 1 2 8 4 Quảng Nghiệp 2 0 0 5 Quang Phục 1 0 0 6 Bình Lãng 4 1 11 7 Đại Đồng 1 0 1 8 Ngọc Sơn 2 0 5 9 Hưng Đạo 1 0 3 10 Quang Khải 0 3 16 Tổng 13 7 50