Lao động trong các cơ sở maygia công

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN NGHỀ MAY GIA CÔNG TRONG hộ NÔNG dân ở HUYỆN tứ kỳ, (Trang 69 - 77)

Bảng 4.5: Lao động trong cơ sở.

Chỉ tiêu Loại cơ sở may gia công

Cơ sở nhỏ Cơ sở vừa Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu(%) Số lượng Cơ cấu (%)

1.Tổng số cơ sở điều tra 13 65 7 35 20 100

2.Tổng số lao động trong cơ sở 141 51,23 134 48,77 275 100 3.Số lao động TB một cơ sở 10,85 - 19,14 - 13,75 - 4.Giới tính Nam 4 2,84 5 3,73 9 3,27 Nữ 137 97,16 129 96,27 266 96,73 5.Trình độ học vấn TH 0 0 0 0 0 0 THCS 129 89,44 123 91,79 252 91,64 THPT 12 10,56 11 8,21 23 8,36 6.Trình độ chuyên môn -Đã qua đào tạo(tối thiểu 3

tháng) 44 31,21 43 32,09 87 31,64

-Chưa qua đào tạo 97 68,79 91 67,91 188 68,36

7. Hợp đồng lao động

-Có hợp đồng 137 97,16 132 98,51 269 97,82

-Không có hợp đồng 4 2,84 2 1.49 6 2,81

Theo tổng hợp số liệu điều tra, tổng số lao động trong các cơ sở có quy mô nhỏ là 141 lao động, TB là 10,85 lao động; tổng số lao động trong các cơ sở có quy mô vừa là 134 lao động, TB là 19,14 lao động.

Cơ cấu giới tính: Trong cả cơ sở nhỏ và vừa đều thấy rất rõ sự chênh lệch giới tính. Giới nữ chiếm phần lớn số lao động trong các cơ sở may gia công. Trong các cơ sở có quy mô nhỏ và vừa tỉ lệ nam tham gia nghề lần lượt là 2,84% và 3,73%. Số liệu cho thấy cơ cấu nam trong tổng lao động tham gia nghề may gia công là rất nhỏ. Có thể giải thích do đặc điểm tính cách và thị hiếu nghề nghiệp của nam giới và và nữ giới khác nhau cộng thêm nghề may gia công đòi hỏi người lao động cần khoảng thời gian dài và liên tục ngồi tại máy để thực hiện công việc sản xuất, hơn nữa lại đòi hỏi yếu tố tỉ mỉ và khéo léo nên phù hợp hơn với nữ giới.

Trình độ học vấn: Lao động trong các cơ sở may gia công tại huyện Tứ Kỳ đều đạt từ trình độ THCS trở lên, các cơ sở có quy mô nhỏ số lao động có trình độ THCS chiếm 89,44%, 10,56% số lao động có trình độ THPT. Các cơ sở áo quy mô vừa, số lao động có trình độ THCS chiếm 91,79%, còn lại 8,21% số lao động có trình độ THPT. Trong các số liệu điều tra này không xuất hiện các đối tượng có trình độ trung cấp, cao đẳng hay đại học. Số liệu điều tra cho thấy trình độ học vấn của các lao động trong các cơ sở may gia công là chưa cao, tuy nhiên với nghề may gia công trong hộ nông dân yếu tố về học vấn không thực sự gây ra khó khăn quá lớn đối với người lao động. Trong tương lai nếu nghề may gia công trong hộ nông dân phát triển hy vọng trình độ học vấn của lao động trong các cơ sở sẽ ngày càng được nâng lên.

Trình độ chuyên môn: trình độ chuyên môn của người lao động trong các cơ sở may gia công ở đây chỉ đề cập đến khả năng vận hành máy, các khả năng thuộc về chuyên môn ngành may như mí, diễu, chắp, tra khóa, vào cổ, sửa lỗi nhỏ,…..không yêu cầu trình độ chuyên môn bắt buộc phải qua trường lớp. Người lao động học bằng bất cứ cách thức nào: tự học, học tại một cơ sở dạy nghề, học tại một cơ sở may gia công khác hay bằng kinh nghiệm làm may đo gia đình,…thì nếu đến làm việc tại cơ sở đạt được các yêu cầu chuyên môn nêu trên, tương đương khả năng người học gia công

may 3 tháng thì được xếp vào nhóm đã qua đào tạo, còn lại sẽ xếp vào nhóm chưa qua đào tạo.

Đối với các cơ sở có quy mô nhỏ, tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo là 31,21% và tỉ lệ người lao động chưa qua đào tạo là 68,79%. Đối với các cơ sở có quy mô vừa số liệu tương ứng là 32,09% và 67,01%.

Theo thông tin người lao động tại các cơ sở may gia công cung cấp thì số lao động đã qua đào tạo khi tới cơ sở làm việc sẽ được học thêm các kỹ năng cần thiết và nâng cao tay nghề. Đối với các lao động chưa qua đào tạo thì sẽ được đào tạo miễn phí tại cơ sở và thực hành trên hàng từ các khâu đơn giản đến phức tạp nếu nhân viên kỹ thuật xét thấy đủ khả năng. Thông thường thời gian học việc tại cơ sở do được thực hành thường xuyên nên khoảng thời gian đào tọa cơ bản thường nhỏ hơn 3 tháng.

Hợp đồng lao động: Theo tổng hợp từ số liệu điều tra Đối với các cơ sở có quy mô nhỏ tỉ lệ người lao động có HĐLĐ là 97,16%, tỉ lệ người lao động không có HĐLĐ là 2,84%. Đối với cơ sở may gia công với quy mô vừa số liệu tương ứng lần lượt là 98,51% và 1,49%. Qua số liệu thu thập được ta nhận thấy hầu hết các cơ sở đều ký kết HĐLĐ với người lao động đến làm việc tại cơ sở mình, tỉ lệ người lao động có HĐLĐ là rất cao, có nhiều cơ sở 100% người lao động có HĐLĐ.

Các cơ sở may gia công tại huyện Tứ Kỳ hầu hết được mở tại các xã, đều thuộc vùng nông thôn, lao động trong cơ sở hầu hết là lao động tại địa phương(cùng làng, cũng xã, hoặc đến từ xã lân cận) nên vấn đề HĐLĐ được thực hiện tuy nhiên không thật sự chặt chẽ như tại các công tư lớn. Hầu hết tại các cơ sở nếu người lao động có nhu cầu rời khỏi cơ sở chỉ cần chủ động báo trước với chủ cơ sở từ 15 ngày tới 30 ngày sẽ không mất bất kỳ một khoản đền bù hợp đồng nào và vẫn nhận đủ thù lao. Người lao động muốn quay lại làm việc thì cơ chế cũng vô cùng dễ dàng. Đây là một đặc thù của nghề may gia công trong hộ nông dân mà cụ thể là tại huyện Tứ Kỳ.

huyện Tứ Kỳ: Theo kết quả phỏng vấn tại các cơ sở cho thấy: Các cơ sở may gia công đều sử dụng hai hình thức trả lương đó là khoán và công nhật. Hình thước khoán được sử dụng khi mặt hàng gia công được định giá theo sản phẩm, ví dụ như gia công găng tay hay gia công một bộ phận của áo như nẹp áo, mũ, đai,….hình thức này giúp thúc đẩy năng suất của người lao động. Hình thức công nhật được sử dụng khi mặt hàng gia công khó định giá cụ thể từng chi tiết may và lao động sản xuất theo dây chuyền, các công việc nối tiếp, có quan hệ với nhau, ví dụ: gia công hoàn thiện quần, áo đồng phục, hay gia công hoàn thiện một chiếc váy. Các cơ sở luôn có sự đa dạng trong các mặt hàng gia công nên hai hình thức trả lương này được vận dụng một cách linh hoạt cho từng thời điểm cụ thể phù hợp với từng cơ sở cụ thể.

Có tồn tại sự ứng trước lương và chậm, nợ lương. Do là cơ sở nhỏ và vừa, mở tại nông thôn nên vấn đề ứng lương không khó khăn, chỉ cần sự thỏa thuận giữa chủ cơ sở và lao động. Sự chậm và nợ lương cũng thường diễn ra và thông thường chậm, nợ lương người lao động TB từ 5 đến 15 ngày.

Bảng 4.6: Thu nhập trung bình của lao động trong cơ sở

Chỉ tiêu Loại cơ sở may gia công

Cơ sở nhỏ Cơ sở vừa

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 1.Tổng số cơ sở điều tra 13 65 7 35 20 100 2.Tổng số lao động trong cơ sở 141 51,27 134 48,73 275 100

3.Thu nhập TB của LĐ trong cơ sở -Từ 1 đến 2 triệu đồng 23 16,31 27 20,90 50 18,55 -Từ 2 đến 3 triệu đồng 116 82,27 102 76,12 218 79,27 -Từ 3 đến 4 triệu đồng 2 1,42 5 2,99 7 2,18 -Trên 4 triệu đồng 0 0 0 0 0 0

Từ số liệu tổng kết bảng 4.6 cho thấy tỉ lệ thu nhập TB của người lao động trong cơ sở may gia công từ 2 đến 3 triệu là cao nhất, đối với cơ sở quy mô nhỏ là 82,27% và với cơ sở may gia công quy mô vừa là 76,12%, tỉ lệ thu nhập TB của lao động từ 1 đến 2 triệu thấp hơn, đối với cơ sở quy mô nhỏ và vừa lần lượt là 16,31% và 20,90%. Tỉ lệ thu nhập TB của lao động từ 3 đến 4 triệu là thấp nhất, đối với hai loại cơ sở đều chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ. Tức là thu nhập TB một ngày công của lao động phổ biến dao động nhiều nhất trong khoảng từ 70000 đồng tới 120000 đồng. Đây chưa phải mức thu nhập được đánh giá là cao nhưng theo ý kiến của người lao động tại cơ sở là tạm thời phù hợp đối với lao động nông thôn tại huyện Tứ Kỳ trong thời điểm hiện tại. Xem xét các điều kiện liên quan thì thu nhập TB của lao động có xu hướng tăng lên trong các năm sắp tới.

4.1.2.4 Vốn, tài sản

Đối với các cơ sở may gia công hoạt động sản xuất chính là gia công hàng hóa, cụ thể với các cơ sở may gia công tại huyện Tứ Kỳ hầu hết nguyên liệu đều là bên đặt gia công giao sẵn, căn cứ thêm từ các thông tin về chủ cơ sở thì thấy vốn chủ yếu tồn tại dưới dạng tài sản mà cụ thể hơn là:

- Nhà xưởng

- Hệ thống điện (các thiết bị chiếu sáng, quạt, đường dây, một số thiết bị phụ trợ,….)

- Hệ thống máy móc phục vụ cho quá trình gia công (máy may 1 kim, máy may 2 kim, máy vắt sổ, máy cắt, máy khuy cúc,….)

- Các loại dụng cụ bổ trợ (ghế nhựa, kéo, phấn, băng dính, thước,….) - Một số dụng cụ khác phát sinh tùy mặt hàng đặt may gia công.

Các cơ sở may gia công tại huyện Tứ Kỳ hầu hết đều mua các loại máy cũ hay còn gọi là máy second hand. Lý do vì máy cũ sẽ có giá thành thấp hơn so với máy mới, từ đó giúp cho cơ sở tiết kiệm được vốn đầu tư ban đầu.

Các loại nhãn hiệu máy móc thông thường được dùng trong các cơ sở may gia công:

- Máy may 1 kim Juki DDL - Máy may 1 kim Protect - Máy may 1 kim Brother - Máy may 2 kim Pufu - Máy may 2 kim Sibura

- Máy vắt sổ 3 chỉ hoặc 5 chỉ nhãn hiệu Brother - Máy vắt sổ 3 chỉ hoặc 5 chỉ nhãn hiệu Siruba - Máy cắt, máy thùa khuy Pufu

Các loại máy này đều là các nhãn hiệu máy móc thông thường dùng trong may công nghiệp và hiện tại thời điểm này đã xuất hiện các dòng máy điện tử mới hơn, hiện đại hơn, nhiều tính năng hơn, tuy nhiên do điều kiện hạn chế về vốn nên chủ các cơ sở hầu hết đều chọn mua các dòng máy thông thường này và là loại máy đã qua sử dụng, tuy tính năng chưa thực sự ưu việt nhưng vẫn đủ khả năng phục vụ cho quá trình gia công tại cơ sở, đồng thời tiết kiện được vốn đầu tư ban đầu cho cơ sở.

Bảng 4.7: Loại máy may gia công trong các cơ sở điều tra

Loại máy

Giá mua máy mới (Triệu đồng)

(1)

Giá mua máy cũ (Triệu đồng) (2) So sánh (1)/(2) (%) Máy 1 kim 7,5 4,5 60 Máy 2 kim 16,5 8 48,5 Máy vắt sổ 3 chỉ 7,5 5 66,7 Máy vắt sổ 5 chỉ 11,5 7 60,9

Máy thùa khuy 18 10 55,6

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy giá các loại máy cũ thường chỉ bằng từ 45% đến 65% giá các loại máy cũ. Mua máy cũ dùng thay thế máy mới đã giúp cơ sở tiết kiệm được khá nhiều vốn cần đầu tư.

Bảng 4.8: Số lượng và chủng loại máy may gia công của các cơ sở điều tra

- Qua bảng 4.8 và các thông tin phỏng vấn tại cơ sở nhận thấy loại máy mà các cơ sở sử dụng chủ yếu là máy may công nghiệp một kim, các loại máy khác có dùng nhưng rất ít, có cơ sở không dùng. Cơ sở có quy mô nhỏ TB sử dụng 12,54 máy 1 kim, ít hơn so với số máy TB một cơ sở có quy mô vừa sử dụng. Một cơ sở may gia công có quy mô vừa TB sử dụng 22,57 máy một kim. Các loại máy khác thì tùy vào mặt hàng gia công mà cơ sở may gia công mới trang bị, không phụ thuộc nhiều vào quy mô cơ sở là nhỏ hay vừa.

Bảng 4.9: Tài sản bằng hiện vật của các cơ sở may gia công

Loại máy Đơn

vị tính

Loại cơ sở may gia công

Cơ sở nhỏ Cơ sở vừa

Tổng số TB một cơ sở Tổng số TB một cơ sở Tổng số TB một cơ sở

1.Máy 1 kim Chiếc 163 12,54 158 22,57 321 16,05

2.Máy 2 kim Chiếc 8 0,62 3 0,43 11 0,55

3.Máy vắt sổ Chiếc 12 0,92 4 0,57 16 0,8

4.Máy cắt Chiếc 1 0,08 0 0 1 0,05

Chỉ tiêu Đơn vị tính Loại cơ sở may gia công

Chung Cơ sở nhỏ Cơ sở vừa

1.Tổng số cơ sở điều tra Cơ sở 13 7 20

2.Giá trị TB xây dựng xưởng Triệu đồng 124,62 161,43 137,5 3.Giá trị đầu tư máy móc TB Triệu đồng 67,04 107,86 81,33 4.Tổng giá trị tài sản TB Triệu đồng 203,46 288,57 218,83

Các cơ sở may gia công phân có quy mô khác nhau nên có sự chênh lệch nhau về diện tích nhà xưởng, giá trị xây dựng nhà xưởng, máy móc và kéo theo sự khác nhau về tổng giá trị tài sản.

Đối với các cơ sở có quy mô nhỏ hơn có số lượng lao động làm việc tại cơ sở ít hơn, diện tích nhà xưởng cũng nhỏ hơn, cần dùng ít máy móc hơn tài sản theo đó cũng ít hơn. TB một xưởng may gia công quy mô nhỏ có diện tích là 40,23m2, trong khi đó một xưởng sản xuất có quy mô vừa thì TB nhà xưởng có diện tích lớn hơn so với quy mô nhỏ, thường là 54,43m2. Diện tích có sự chênh lệch nên giá trị xây dựng nhà xưởng cũng có sự chênh lệch.

Mặt bằng chung diện tích nhà xưởng của một xưởng may gia công không quá lớn do vậy để xây dựng một xưởng may gia công nếu so sánh với giá trị xây dựng nhà xưởng của một số ngành khác thì cần số vốn cũng không quá lớn, tuy nhiên đối với quy mô hộ thì đây cũng là một con số không nhỏ và gây ra cho hộ không ít khó khăn về vấn đề tài chính. Thông thường thì các cơ sở sẽ xây dựng nhà xưởng đơn giản không có kết cấu quá phức tạp hay phải thiết kế. Chi phí xây dựng được tổng hợp từ số liệu điều tra dao động trong các mức:

- 30 m2 tới 40 m2: Khoảng 100 triệu đồng

- 40 m2 đến 60 m2: Khoảng 150 triệu đồng

- 60 m2 đến 70 m2: Khoảng 200 triệu đồng

- >70 m2: >200 triệu đồng(tùy vào diện tích)

thiết bị ngoài vốn của chủ cơ sở tự có, đi vay bạn bè, người thân thì nguồn vốn chủ yếu là vay từ ngân hàng và các quỹ tín dụng. TB 45% đến 60% số vốn ban đầu các cơ sở vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN NGHỀ MAY GIA CÔNG TRONG hộ NÔNG dân ở HUYỆN tứ kỳ, (Trang 69 - 77)