3.1.5.1 Giao thông
Do đặc thù về vị trí địa lý, hệ thống giao thông của huyện Tứ Kỳ tương đối phong phú bao gồm: Giao thông đường bộ và giao thông đường thuỷ. Tuy vậy, giao thông đường bộ vẫn là mạng giao thông chủ yếu của huyện.
a. Đường bộ
Tổng chiều dài đường bộ năm 2013 là 1.242,05 km, trong đó :
* Đường tỉnh: Huyện có 4 tuyến đường tỉnh đi qua với tổng chiều dài 44,2 km bao gồm:
quốc lộ 10 là tuyến đường nhựa đã được nâng cấp cải tạo tốt nhất với chiều rộng 12 m.
Đường 37: Có chiều dài 5 km, từ Dân Chủ đến Cầu Bía, là đường nhựa mặt đường rộng 5,5 m.
Đường 395: Có chiều dài 11 km, từ Quý Cao đến thị trấn Ninh Giang là đường nhựa đã được nâng cấp cải tạo mặt đường rộng 5,5m.
Đường 392 dài 4 km từ Thị trấn Tứ Kỳ đến Minh Đức là đường nhựa, mặt đường rộng 7 km.
* Đường huyện: Huyện có 12 tuyến đường với tổng chiều dài là: 34,65 km; có nền đường từ 6 - 7 m; Mặt đường từ 3,5 - 5,5 m bao gồm các tuyến đường:
Đường 391B: chiều dài 7,3 km từ ngã Tư Mắc xã Quang Phục đến Quán Ngái xã Quảng Nghiệp (quốc lộ 37), mặt đường rộng 5,5 m, kết cấu đá dăm thấm nhập nhựa.
Đường 391C: Chiều dài 5,0 km từ Trại giống (Quang Phục) đến Cầu Cờ (Ngọc Kỳ), mặt đường rộng 3,5 m, kết cấu đá dăm thấm nhập nhựa.
Đường 391P: Chiều dài 2 km, từ ngã ba Chợ Mũ xã Hưng Đạo đến Ngã ba Cống Tên lửa đường 391C (Ngọc Kỳ). Hiện tại đã nâng cấp, cải tạo được 0,5 km đường đá dăm nhựa, mặt đường rộng 7m, còn lại 1,5 km đường cấp phối đá cộn mặt rộng 3,5 m.
Đường 391H: Chiều dài 1,5 km từ Ngã ba Bích Cẩm xã Quang Phục đến cầu Phao đò Đồn giáp xã Quang Khải là đường cấp phối đá cộn mặt rộng 3,5 m.
Đường 391D: Chiều dài 3,3 km từ chợ Yên thị trấn Tứ Kỳ đến đò Bầu xã Tứ Xuyên. Tuyến đang được nâng cấp từ đường đá cộn thành đường đá dăm nhựa mặt rộng 5,5 m – 7,5 m.
Đường 391E: Chiều dài 2,5 km từ ngã Tư Mắc đến đò Lạng là đường cấp phối đá cộn mặt rộng 3,5 m.
Đường 391K: Chiều dài 0,5 km từ ngã tư Ngọc Sơn đến đò Neo; kết cấu đường cấp phối đá cộn, mặt rộng 3,5 m.
Đường 391N: Chiều dài 9,0 km từ ngã ba La Giang xã Văn Tố đến ngã ba thôn Hà Hải xã Hà Kỳ; đã nâng cấp cải tạo được 1,5 km đường nhựa còn lại 7,5 km là đường đá cộn.
Còn lại 4 tuyến đường 391 cũ thuộc địa phận xã Quang Phục, Văn Tố, Quang Trung và Nguyên Giáp tổng dài 3,55 km kết cấu mặt đường nhựa rộng 5,5 m, chất lượng tốt.
Đường xã: Toàn huyện có 101 tuyến với tổng chiều dài là 167,2 km. Đường thôn: Tổng chiều dài 491 km.
Đường xóm: Tổng chiều dài 185 km.
Đường nội đồng: Tổng chiều dài là 320 km trong đó có 190 km đường trục chính.
b. Đường sông
Mạng lưới đường sông huyện Tứ Kỳ có tổng chiều dài là 65 km, gồm 17,8km đường sông thuộc sông Luộc, sông Thái Bình và 12,7 km và một số sông khác như sông Cầu Xe, sông Đĩnh Đào thuộc hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải. Đây là mạng lưới giao thông góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện.
Dọc theo hệ thống sông có 02 âu thuyền (âu Cầu Xe và âu An Thổ), 15 bến đò, 01 cầu phao và 05 bến xếp dỡ phục vụ nhu cầu địa phương. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bãi bồi, độ sâu cũng như chiều rộng lòng sông và các âu thuyền, cống... làm cản trở tàu thuyền trọng tải lớn qua lại. Thực tế trong những năm qua việc khai thác giao thông đường thuỷ để phát triển kinh tế ít được quan tâm và đầu tư đúng mức.
Nhận xét chung về hệ thống giao thông
Huyện Tứ Kỳ có cả giao thông đường thuỷ và đường bộ thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội. Nhưng nhìn chung chất lượng thấp, một số tuyến còn khó khăn trong việc đi lại vào mùa mưa.
Việc phát triển các phương tiện giao thông còn chậm so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Một số phương tiện vận chuyển cũ,
không an toàn và gây ô nhiễm môi trường.
3.1.5.2 Thủy lợi
Theo số liệu báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2010, 80% dân số của huyện được sử dụng nước hợp vệ sinh (bao gồm nước giếng khơi, giếng khoan, bể nước mưa, nước công nghiệp tập trung); Dân cư khu vực Thị trấn, xã Minh Đức, xã Cộng Lạc, Kỳ Sơn, Tân Kỳ, Hưng Đạo, Hà Kỳ và Hà Thanh sử dụng nước máy cấp tập trung, còn dân cư vùng nông thôn sử dụng bể nước mưa, giếng khơi và giếng khoan. Hệ thống kênh mương của huyện bảo đảm tưới cho 50% và tiêu cho 33% diện tích gieo trồng, trong đó tổng số 285 km kênh tưới và 250 km kênh tiêu. Số kênh mương tưới đã được kiên cố hoá là 66 km (chiếm 23,16%). Huyện hiện có 96 trạm bơm, với tổng công suất 386.000m3/h bảo đảm tiêu úng trong mùa mưa bão.
Tóm lại: Hệ thống thuỷ lợi đã được đầu tư nhưng chưa hoàn chỉnh. Các công trình lớn về cấp, thoát nước và xử lý nước sinh hoạt và công nghiệp đang được phát triển tuy nhiên đã thấy dấu hiệu nguồn nước bị ô nhiễm ở một số nơi.
3.1.5.3 Điện năng
Hiện nay, huyện Tứ Kỳ chưa có trạm nguồn 110 KV hoặc 35KV, điện năng được cung cấp trực tiếp từ trạm 110 KV Hải Dương (E81) qua hai lộ 370 và 378. Ngoài ra huyện còn được cấp bằng lưới điện 10KV lộ 971 sau trạm 35/10KV Nghĩa An (thuộc huyện Ninh Giang). Theo cơ chế quản lý ngành điện, lưới điện của huyện do 2 chi nhánh Tứ Lộc và Ninh Giang phụ trách.
Trên địa bàn huyện có 83 km đường dây 35 KV và 18 km đường dây 10 KV; 350 km đường dây 0,4 KV và 75 trạm biến áp, 83 máy biến áp với dung lượng 21.080 KV.
3.1.5.4 Bưu chính viễn thông
Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của ngành Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước; thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng các cấp. Uỷ ban nhân dân huyện Tứ Kỳ đã luôn luôn quan tâm, chỉ đạo ngành Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin huyện thực hiện tốt nhiệm vụ được giao như doanh thu, phát triển mạng lưới, lắp mới tủ, hộp cáp các loại, công tác duy tu bảo dưỡng…
Mạng lưới điện điện thoại đã được xây dựng ở tất cả 27/27 xã và thị trấn trong huyện. Riêng điểm phát hành báo chí có 3 bưu cục: Thị trấn Tứ Kỳ, Thanh Hưng Đạo, Nguyên Giáp.
Các dịch vụ mới đã mở như: EMS, điện hoa, chuyển tiền nhanh, tiết kiệm bưu điện… Bưu điện huyện đã tổ chức cung cấp các dịch vụ tốt nhất đến người tiêu dùng như nhận, trả tiền nhanh, phát bưu phẩm, bưu kiện; lắp đặt máy điện thoại, ... Mạng lưới thu cước đã triển khai thu đến tận hộ gia đình, cá nhân.
3.1.5.5 Văn hóa
Thực hiện Quyết định số 1273/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 1998 của UBND tỉnh Hải Dương vể việc quy định tiêu chí công nhận làng văn hóa, khu dân cư văn hóa. Huyện Tứ Kỳ đã tích cực chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tiến độ xây dựng làng văn hóa và được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm thực hiện, được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Phong trào xây dựng làng văn hóa trên địa bàn huyện đã có chuyển biến tích cực. Đến nay toàn huyện đã có 81 làng văn hóa trên địa bàn 27 xã, thị trấn, công nhận đạt 71,6% tổng số làng. Hầu hết các xã đều có phòng đăng ký kết hôn, và có qui định cụ thể chi tiết về tang lễ; các lễ hội trong huyện hướng vào việc khôi phục các trò chơi dân gian và các môn thể thao dân tộc, bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, biên soạn truyền thống lịch sử làng, xây dựng thư viện được khuyến khích để góp phần nâng cao dân trí.
Các làng văn hóa được công nhận cơ bản giữ vững và phát huy tốt danh hiệu, nông thôn ngày càng đổi mới. Đến nay đã có các làng: Làng Quàn xã Minh Đức, làng Đại Hà xã Hà Kỳ, làng Kim Đôi xã Ngọc Kỳ, làng Phương Quất xã Kỳ Sơn, làng Nghi Khê xã Tân Kỳ được UBND tỉnh Hải Dương đã
được tặng bằng khen. Đến nay toàn huyện đã có 77 làng văn hóa trên địa bàn 24 xã, 10 xã có tất cả các làng được công nhận làng văn hóa. Hầu hết các xã đều có phòng đăng ký kết hôn, và có qui định cụ thể chi tiết về tang lễ; các lễ hội trong huyện hướng vào việc khôi phục các trò chơi dân gian và các môn thể thao dân tộc, bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, biên soạn truyền thống lịch sử làng, xây dựng thư viện được khuyến khích để góp phần nâng cao dân trí.
3.1.5.6 Y tế
Trong những năm qua công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân huyện đã đạt đựơc những kết quả quan trọng. Hệ thống khám chữa bệnh ngày càng được cải thiện, mạng lưới y tế được củng cố và tăng cường cả về cơ sở vật chất và nhân lực. Quỹ đất dành cho ngành y tế của huyện Tứ Kỳ năm 2010 là 6,43 ha, gồm: 1 bệnh viện huyện với 140 giường bệnh, số trạm y tế xã, thị trấn 27 trạm, cơ sở y tế tư nhân 01 cơ sở. Số cán bộ y tế của huyện có 245 người, trong đó bác sỹ 45 người, y sỹ, kỹ thuật viên 98 người, y tá và nữ hộ sinh 102 người.
Dịch vụ y tế được mở rộng và phát triển đa dạng, có chất lượng, tỷ lệ người dân được chăm sóc y tế ngày càng tăng, bệnh viện huyện bước đầu đã phát huy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trong chuẩn đoán, điều trị bệnh. Công tác phòng, chống dịch bệnh được thực hiện tích cực và chủ động, nên nhiều năm liền không có dịch bệnh lớn xảy ra.
3.1.5.7 Giáo dục đào tạo
Trong những năm qua, việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia luôn được Huyện ủy, HĐND và UBND huyện tập trung chỉ đạo và được coi là một trong những nhiệm vụ trong tâm trong việc phát triển văn hóa – xã hội của huyện. Hiệu quả của việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia đã thực sự tạo được niểm tin và sự đồng thuận của Đảng, chính quyền và nhân dân trong huyện. Kết quả lớn nhất mà huyện đã đạt được chính là chất lượng toàn diện và cơ sở vật
chất các nhà trường không ngừng đổi mới theo hướng hiện đại.
3.1.5.8 Thể dục thể thao
Quỹ đất dành cho lĩnh vực thể dục thể thao của huyện là 19,89 ha, các xã đều có đất dành cho thể dục thể thao, các sân vận động và sân bóng chuyền.
Trên địa bàn huyện hiện nay có nhiều phong trào thể dục thể thao được tổ chức thường xuyên, kêu gọi được sự tham gia nhiệt tình của nhân dân trên địa bàn huyện. Trong năm huyện cũng tổ chức các phong trào thể thao như giải bóng đá thanh niên và học sinh huyện, phong trào hội khỏe phù đổng hàng năm cũng được tổ chức. Bên cạnh đó tại các xã hàng năm cũng tổ chức các phong trào thể thao như đá bóng thiếu niên - nhi đồng.
3.1.6 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của huyện Tứ Kỳ