Tỷ suất Chi phí/ Lợinhuận
Tổng chi phí
Lợi nhuận
= x 100
Chi phí/Doanh thu
Tổng chi phí Tổng doanh thu
=
Tiền lương bình quân
Tổng quỹ lương Tổng số lao động
May gia công trong hộ nông dân phát triển mạnh trong 5 năm trở lại đây.
Trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây các công ty lớn thuộc ngành hàng may gia công nở rộ tại khu vực huyện Tứ Kỳ và một số huyện lân cận:
- Công ty TNHH Phương Oanh, chuyên gia công găng tay xuất khẩu. Địa chỉ: Phạm Xá-Ngọc Sơn-Tứ Kỳ-Hải Dương.
- Công ty TNHH Thảo Nguyên, chuyên gia công quần áo và các mặt hàng may mặc trong nước và xuất khẩu. Địa chỉ: Hưng Đạo-Tứ Kỳ-Hải Dương.
- Công ty TNHH Richway, chuyên gia công hàng may mặc xuất khẩu. Địa chỉ: Ngọc Sơn-Tứ Kỳ-Hải Dương.
- Công ty TNHH Vinaho, chuyên gia công quần áo và các mặt hàng may mặc trong nước và xuất khẩu. Địa chỉ: Quang Phục-Tứ Kỳ-Hải Dương.
- Công ty TNHH May 2, chuyên gia công quần áo và các mặt hàng may mặc trong nước và xuất khẩu. Địa chỉ: Tây Kỳ-Tứ Kỳ-Hải Dương.
- Công ty TNHH Sectina, chuyên gia công găng tay xuất khẩu. Địa chỉ: Cầu Vạn-Tứ Kỳ-Hải Dương.
- ....
Các công ty mọc lên kéo theo số lượng lao động theo nghề may cũng tăng lên và các cơ sở may công nghiệp quy mô nhỏ hộ gia đình cũng theo đó mọc lên. Các cơ sở này nhận hàng gia công từ các công ty lớn sau đó một phần gia công tại cơ sở đồng thời một phần xuất hàng cho các lao động không có điều kiện đến tại cơ sở làm việc gia công tại nhà. Các lao động này có thể là lao động thường xuyên lấy hàng tại cơ sở hoặc lao động làm theo thời vụ.
Cơ sở may gia công đầu tiên xuất hiện tại huyện Tứ Kỳ vào năm 2005 là cơ sở của Đặng Văn Chiêu, địa chỉ thôn Vũ Tỉnh, xã Quang Khải, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Sau đó các cơ sở khác trong huyện cũng lần lượt
được thành lập và đưa vào hoạt động.
Khi các cơ sở may mang quy mô hộ gia đình mọc lên đã giải quyết được 3 vấn đề đồng thời đó là một mặt tăng doanh thu cho công ty xuất hàng gia công, một mặt tạo công ăn việc làm cho lao động tại huyện, mặt khác đóng góp vào thu nhập toàn huyện.
Tuy nhiên hàng hóa may gia công mang tính chất thất thường do vậy các cơ sở không chỉ nhận hàng từ công ty mà còn tìm hướng nhận hàng từ các cơ sở khác hoặc cá nhân có nhu cầu đặt hàng gia công. Một số cơ sở nhận gia công mặt hàng bảo hộ lao động, nhận gia công đồng phục các loại tại các trường học, cơ quan. Quần áo theo xu thế được đặt hàng từ các chợ đầu mối.
Các công ty ở một số huyện lân cận cũng có thể xuất hàng cho các cơ sở may gia công.
Nghề may gia công không vất vả “một nắng hai sương” như nghề nông nhưng đòi hỏi phải có sự cần mẫn, kiên trì khéo léo và tỉ mỉ mới có thể làm nên sản phẩm đáp ứng yêu cầu của bên giao hàng. Tỉnh Hải Dương hiện nay có khá nhiều vùng làm nghề may gia công một trong những huyện tập trung đông và phát triển mạnh nhất phải kể đến huyện Tứ Kỳ.Sự phát triển của nghề may gia công trong hộ nông dân đã thật sự làm thay đổi rõ rệt đời sống nhiều hộ gia đình.
Đến với nghề may gia công lao động có thể chọn thường xuyên làm nghề hoặc làm theo thời vụ. Có thể coi là ngành nghề chính, cũng có thể là ngành nghề phụ làm lúc nông nhàn nhằm tăng thu nhập. Đây cũng là một thuận lợi của ngành may gia công, cũng là một trong những lý do vì sao may gia công đang ngày một phát triển tại huyện Tứ kỳ.
May gia công cũng không đòi hỏi quá trình học tập lâu dài mới có thể hành nghề. Chỉ khoảng từ 1 đến 3 tháng học việc lao động đã có thể làm việc. Chính nhờ đó mà lao động may gia công tại huyện Tứ Kỳ ngày càng gia tăng.
Trong các năm qua thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước, của BCH tỉnh uỷ, UBND tỉnh. Để thúc đẩy ngành kinh tế phát triển, cấp uỷ đảng huyện và các xã cũng đã lưu ý hơn tới nghề may gia công trong hộ nông dân. Chính quyền các địa phương cũng đã xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở may gia công phát triển, thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo, khảo sát đánh giá kết quả hoạt động.
Bảng 4.1: Số lượng và phân loại các cơ sở may gia công ở huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
So sánh(%) Số
lượng cấu(%)Cơ lượngSố cấu(%)Cơ lượngSố cấu(%)Cơ 1.Tổng số cơ sở
may gia công trên toàn huyện Tứ Kỳ
24 100 36 100 43 100 150 119,44
2.Cơ sở quy mô
nhỏ 19 79,17 25 69,44 26 60,47 131,58 104,00 3.Cơ sở quy mô
vừa 5 20,83 11 30,56 17 39,53 220,00 154,55 4.Số hộ làm nghề may gia công BQ 31 - 63 - 97 - 203,23 153,97 5.Số cơ sở may gia công TB/xã 0,89 - 1,33 - 1,59 - 149,44 119,55 6.Số hộ làm nghề may gia công TB/xã 1,15 - 2,33 - 3,59 - 202,61 154,08
Đồ thị 4.1: Số lượng cơ sở may gia công trên địa bàn huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011-2013
Giai đoạn 2011-2013 số cơ sở may gia công trên toàn huyện Tứ Kỳ phát triển theo xu hướng tăng dần qua các năm. Kết hợp với số liệu trong bảng 4.1 ta thấy năm 2012 sơ cơ sở may gia công tăng 1,5 lần hay 150% so với năm 2011. Năm 2013 tăng 1,19 lần hay 119,44% so với năm 2012. Từ 2011 đến 2012 tốc độ tăng nhanh hơn so với từ 2012 đến 2013. Số cơ sở may gia công tăng lên kéo theo số cơ sở trung bình trên một xã cũng tăng lên. Năm 2011 một xã TB có 0,89 cơ sở, đến 2013 con số đó đã tăng lên 1,59 cơ sở.
Theo số liệu nêu trên thì xu hướng phát triển của số lượng các cơ sơ may gia công trong toàn huyện Tứ Kỳ sẽ còn tăng lên trong các năm tới.
Kết hợp đồ thị 4.2, bảng 4.1 ta có thể rút ra các nhận xét sau:
Các cơ sở may gia công quy mô nhỏ và vừa đều tăng lên qua các năm từ 2011 đến 2013.
Trong 3 năm 2011, 2012, 2013 cơ cấu cơ sở có quy mô nhỏ đều lớn hơn so với quy mô vừa, tuy nhiên cơ cấu các cơ sở có quy mô vừa dần tăng lên qua các năm. Năm 2011 các cơ sở có quy mô vừa chỉ chiếm 20,83% nhưng đến năm 2013 đã tăng lên là 39,53%. Dự kiến trong các năm tới cơ sở có quy mô vừa sẽ còn tăng tỉ trọng trong cơ cấu các cơ sở may gia công trên toàn huyện.
Số hộ làm nghề may gia công trên toàn huyện giai đoạn 2011-2013
Đồ thị 4.3: Số hộ làm nghề may gia công tại huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011-2013
Kết hợp đồ thị 4.3 với số liệu tại bảng 4.1 ta thấy số hộ làm nghề may gia công trên địa bàn huyện ngày càng tăng. Năm 2012 tăng so với năm 2011 là 2,03 lần, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 1,54 lần. Số hộ làm nghề may gia công tăng đồng thời số hộ TB một xã tham gia nghề may gia công cũng tăng. Năm 2013 là 3,59 hộ trên một xã, vào năm 2011 con số đó là 1,15.
Từ các số liệu tổng quan phân tích bên trên ta thấy các cơ sở may gia công, các hộ làm nghề may gia công trên địa bàn huyện Tứ Kỳ tăng dần qua
các năm một phần chứng tỏ được nghề may gia công trong hộ nông dân tại huyện Tứ Kỳ đang dần phát triển theo hướng số lượng tăng lên, quy mô cũng tăng lên.
Nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất chung.
Nguồn nguyên liệu là yếu tố quan trọng cấu thành nên sản phẩm, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, các yếu tố số lượng chất lượng, thời gian cung ứng và giá cả nguyên liệu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm… Tuy nhiên trong nghiên cứu này đối với các cơ sở may gia công và các hộ có hoạt động may gia công thì nguyên liệu là do bên đặt gia công giao sẵn.