4.1.3.1 Điều kiện sản xuất của hộ có lao động làm nghề may gia công
Nhằm đánh giá khách quan thực trạng tình hình gia công may trong huyện Tứ Kỳ trong thời gian qua, ngoài việc tìm hiểu tình hình sản xuất chung của toàn huyện, tôi tiến hành điều tra thu thập số liệu ngẫu nhiên ở 50 hộ nông dân làm nghề may gia công.
Thông tin chung về các nhóm hộ được mô tả mô tả ở bảng sau.
Bảng 4.10. Tình hình nhân khẩu và trình độ của hộ điều tra
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Loại hộ may gia công Chung Nhóm I Nhóm II Nhóm III 1.Tổng số hộ điều tra Hộ 11 34 5 50
2.Tổng số nhân khẩu Người 49 150 21 220
3.Tuổi TB của LĐ may GC trong hộ Tuổi 36,55 36,18 36 36,24 4.Trình độ văn hóa của LĐ may GC
TH % 18,18 2,94 0 6
THCS % 81,82 73,53 20 70
THPT % 0 23,53 80 24
5.Nhân khẩu BQ/hộ Người 4,45 4,41 4,2 4,4
6.Lao động BQ/hộ Người 2,55 2,71 2,6 2,66
công
Nam % 0 3,03 0 2
Nữ % 100 96,97 100 98
Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ tuổi trung bình của các lao động theo nghề may gia công trong hộ là 36,24 tuổi. Đây là độ tuổi trong độ tuổi lao động và tuổi lao động vẫn còn khá dài. Lao động bình quân/hộ đạt 1lao động/hộ. Chất lượng lao động là yếu tố quan trọng của nguồn lao động. Chất lượng lao động thể hiện chủ yếu ở trình độ văn hóa và kỹ thuật của lao động.
Về tình hình của hộ, qua bảng 4.10 cho thấy nhân khẩu bình quân trên các nhóm hộ tương đối đồng đều. Trong tổng số các hộ điều tra hộ có nhân khẩu cao nhất là 6 người và thấp nhất là 3 người. Số nhân khẩu bình quân trên một hộ là 4,4 người.
Về trình độ văn hóa của các lao động làm may gia công trong hộ: trong các hộ điều tra thì không ai thuộc diện mù chữ, phần lớn có trình độ từ THCS trở lên. Có sự chênh lệch về trình độ văn hóa giữa các nhóm hộ. Trong khi nhóm hộ I và II tức nhóm hộ ngoài nghề may chỉ làm nghề nông và nhóm hộ ngoài nghề may còn là nghề nông và một nghề khác tỉ lệ lao động làm may gia công có trình độ học vấn chủ yếu ở mức THCS thì nhóm hộ III là nhóm hộ làm một nghề khác(ngoài nghề nông) và nghề may gia công thì lao động may gia công có trình độ tương đối cao, 80% ở trình độ THPT. Trong tổng số hộ điều tra có 24% có trình độ THPT. Tuy nhiên, trong tương lai thu nhập của các hộ từ hoạt động may gia công tăng lên nên họ có điều kiện đầu tư cho con cái học hành, từ đó trình độ văn hóa của lao động sẽ tiếp tục được nâng cao, tỷ lệ lao động có trình độ THPT trở lên được nâng lên.
Đối với các hộ làm nghề may gia công TB có 2,66 lao động trong độ tuổi lao động, số lao động này được huy động làm tất cả những công việc trong gia đình, những lúc thời vụ làm nông nghiệp, thời gian nông nhàn sẽ tham gia nghề may gia công và nghề khác như đã nêu bên trên. Qua phỏng
vấn chúng tôi thấy phần lớn họ cho rằng nghề nông nghiệp là nghề gốc, là nghề đảm bảo lương thực cho cuộc sống, vì vậy cho dù sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả không cao họ vẫn tiến hành sản xuất. Đối với nhóm III là nhóm hộ không làm nông nghiệp do công việc khác của họ rất bận rộn lại mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn làm nông nghiệp, tuy nhiên vẫn tham gia nghề may gia công do tranh thủ thời gian nông nhàn.
Một thực trạng dễ nhìn thấy trong quá trình điều tra đó là tỷ lệ lao động tham gia nghề được qua trường lớp đào tạo rất ít, hầu hết học nghề tại các công ty, cơ sở hoặc có kinh nghiệm từ công việc may đo gia đình, tuy nhiên họ không có điều kiện hoặc gặp khó khăn trong việc tới là việc trực tiếp tại các công ty(ví dụ như thời gian hạn hẹp, quá tuổi tuyển dụng, trong thời gian nghỉ thai sản,….) họ sẽ tham gia nghề may gia công bằng cách lấy hàng từ các cơ sở về nhà, nhưng nhìn chung tay nghề kỹ thuật của người lao động tương đối tốt, vì hầu hết các mặt hàng họ đều làm được.
Với nghề may gia công trong hộ nông dân diện tích cần để tiến hành hoạt động sản xuất là không nhiều chỉ từ 0,5m đế 3m vì vậy hầu hết các hộ gia đình không phải thuê đất và diện tích sử dụng làm nghề cũng không ảnh hưởng tới các hoạt động khác của hộ. Ở đây, hầu hết các hộ gia đình may gia công sử dụng nơi ở của gia đình mình để tiến hành hoạt động sản xuất.
Lao động trong nghề may gia công chủ yếu là nữ, theo nghiên cứu này là 98%, trong khi đó nam chỉ chiếm 2%.
4.1.3.2 Chi phí sản xuất may gia công
Chi phí sản xuất luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của người sản xuất. Tuy nhiên đối với hộ nông dân làm nghề may gia công thì chi phí chỉ tính tổng giá điện+chi phí vận chuyển+một số chi phí phát sinh khấu hao máy móc hay sửa chữa. Nguyên liệu đầu vào do bên đặt gia công cung cấp. Chi phí hầu như là nhỏ và không đáng kể. Chi phí sản xuất sản phẩm giữa các hộ không có sự cách biệt lớn. Thời gian sản xuất của hộ thường không ổn định trong
năm. Trong một năm thời gian tham gia nghề may gia công là khác nhau nên chi phí cũng khác nhau giữa các hộ.
4.1.3.3 Vốn
Vốn là một yếu tố vật chất cần thiết cho hoạt động sản xuất nghề, quyết định quy mô sản xuất, thu nhập của các hộ. Điều động được một lượng vốn đủ trong lúc cần thiết là một nhân tố quyết định thành công trong SXKD. Tuy nhiên đối với hộ tham gia nghề may gia công thì vốn không cần lớn và có thể dễ dàng huy động để thực hiện. Chỉ cần trang bị một máy may công nghiệp một kim loại thông thường với mức giá mua mới khoảng 5 triệu động là hộ có thể hành nghề. Hơn nữa nếu hộ có nhu cầu mượn máy từ cơ sở thì cơ sở sẽ tạo điều kiện đáp ứng, đây là một điều kiện vô cùng thuận lợi để nghề may gia công trong hộ nông dân ngày càng phát triển.
4.1.3.4 Thu nhập từ may gia công
Theo kết quả phỏng vấn tại các hộ thì thu nhập từ nghề may gia công đem lại cho hộ khác nhau giữa các nhóm hộ
Đối với nhóm I: Hộ làm nông nghiệp + may gia công. Nghề may gia công đã giúp hộ có thu nhập tăng đáng kể, ngoài thu nhập từ làm nông nghiệp(trồng trọt, chăn nuôi) thì may gia công đóng góp khoảng 50% đến 70% thu nhập của hộ
Đối với nhóm II: Hộ làm nông nghiệp + may gia công + nghề phụ khác. Nghề may gia công giúp hộ tăng một phần thu nhập, đóng góp từ 20% đến 30% vào thu nhập của hộ.
Đối với nhóm III: Hộ làm nghề không phải nông nghiệp + may gia công. Nghề may gia công là nghề phụ, tranh thủ lúc nông nhàn giúp hộ tăng thu nhập nhưng chỉ đóng góp một phần nhỏ từ 5% đến 10% vào thu nhập của hộ.
Qua đây chúng ta có nhận xét một cách khách quan rằng: Nghề may gia công trong hộ nông dân tại huyện Tứ Kỳ trong những năm qua đã mang lại thu hập đáng kể cho các hộ, đặc biệt là những hộ chỉ tham gia sản xuất nông nghiệp.