Kết quả gia công

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN NGHỀ MAY GIA CÔNG TRONG hộ NÔNG dân ở HUYỆN tứ kỳ, (Trang 83 - 88)

Kết quả gia công của các cơ sở may gia công trên địa bàn huyện Tứ Kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tổng trả người lao động, các loạichi phí, tổng chi phí được bên đặt gia công trả. Kết quả gia công là khác nhau giữa các cơ sở do các cơ sở khác nhau thì gia công các mặt hàng khác nhau với giá đặt gia công cũng khác nhau. Có những mặt hàng mang lại lợi nhuận cao nhưng có những mặt hàng lại mang lại lợi nhuận thấp, từ đó kéo theo kết quả gia công giữa các cơ sở may gia công cũng là khác nhau. Sẽ có những cơ sở gia công có lãi và có những cơ sở gia công phải chịu lỗ. Kết quả gia công sẽ được thể hiện trong hai bảng kết quả dưới đây:

Bảng 4.11: Doanh thu và các khoản chi phí BQ của các cơ sở may gia công tại huyện tứ Kỳ năm 2013.

Tiêu chí Đơn vị tính Loại cơ sở may gia

công Chung Cơ sở nhỏ Cơ sở vừa 1.Tổng chi phí TB Triệu đồng/tháng 29,98 55,65 39,96

-Tổng quỹ lương BQ/cơ sở Triệu đồng/tháng 28,86 53,92 37,63 -Chi phí điện TB một cơ sở Triệu đồng/tháng 0,58 0,95 0,71 -Khấu hao máy móc và các chi

phí khác TB một cơ sở Triệu đồng/tháng 0,13 0,18 0,15

-Chi phí vận chuyển TB Triệu đồng/tháng 0,40 0,60 0,47

2.Thu nhập từ phí gia công Triệu đồng/tháng 35,59 64,39 45,67

3.Lợi nhuận Triệu đồng/tháng 5,62 8,75 6,71

4.Tỉ suất chi phí/lợi nhuận Đồng/100 đồng lợi

nhuận 580,13 682,07 615,81

doanh thu

Nhìn vào bảng 4.11 ta có thể nhận thấy có sự chênh lệch về tổng trả người lao động TB một tháng của cơ sở có quy mô nhỏ và cơ sở có quy mô vừa. Trong khi cơ sở có quy mô nhỏ TB một tháng chỉ cần trả 28,86 triệu đồng cho người lao động trong cơ sở thì cơ sở có quy mô vừa cần trả 53,92 triệu đồng. Từ đây có thể thấy nếu có sự chậm trễ về phí gia công từ phía đặt gia công thì cơ sở có quy mô vừa sẽ gặp khó khăn hơn so với cơ sở có quy mô nhỏ vì phải giải quyết một con số tương đối lớn về thù lao trả người lao động.

Về chi phí điện, khấu hao máy móc. Chi phí vận chuyển,…TB cơ sở có quy mô vừa đều mất nhiều chi phí hơn cơ sở có quy mô nhỏ.

Theo số liệu tổng hợp từ bảng 4.11 phí bên đặt gia công trả cho cơ sở thì cơ sở có quy mô vừa được tổng trả gấp 1,8 lần sơ với cơ sở có quy mô nhỏ, điều này cũng hoàn toàn hợp lý do cơ sở có quy mô vừa lượng hàng gia công sẽ lớn hơn so với cơ sở có quy mô nhỏ và theo đó tổng phí được nhận cũng sẽ lớn hơn.

Lợi nhuận TB mỗi tháng trong năm 2013 của các cơ sở may gia công tại huyện Tứ Kỳ của cơ sở có quy mô nhỏ là 5,62 triệu đồng và cơ sở có quy mô vừa con số đó là 8,75 triệu đồng. Đây là mức lợi nhuận dương nhưng chưa phải là con số cao chứng tỏ lợi nhuận mang lại từ nghề may gia công hiện nay tại huyện Tứ Kỳ vẫn chưa đủ thu hút các cá nhân để họ có thể có động lực thành lập các cơ sở để hoạt động trong nghề may gia công tại huyện Tứ Kỳ. Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị mà cơ sở thu được sau khi đã trừ đi các chi phí bỏ ra, nó cũng là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của các cơ sở. Đối với những mã hàng có giá trị cao thì mang lại thu nhập cao, thường mang lại lợi nhuận cao, đòi hỏi các hộ phải đầu tư nhiều nguồn lực và ngược lại các mã hàng được đầu tư ít thì thường mang lại ít lợi nhuận. Chính vì vậy, để có thu nhập cao hơn thì các cơ sở cần tìm cho mình những

bạn hàng( bên đặt gia công) phù hợp. Vẫn có trường hợp ngược lại xảy ra do tính chất đặc thù của ngành may gia công. Vậy trong tương lai để nghề may gia công trong hộ nông dân có thể phát triển thì các cơ sở cần đầu tư thêm nhiều nguồn lực và tích cực tìm kiếm các nguồn hàng mang lại lợi nhuận cao nhất có thể.

Tỉ suất chi phí trên lợi nhuận cho biết để làm ra 100 đồng lợi nhuận thì cần bao nhiêu đồng chi phí. Theo số liệu tổng hợp trên bảng tính excel: Cơ sở có tỉ suất chi phí thấp nhất là 285,42. Cơ sở có tỉ suất chi phí cao nhất là 1028,28. Tỉ suất chi phí trên lợi nhuận càng thấp chứng tỏ cơ sở gia công càng hiệu quả, bỏ ra chi phí ít nhưng vẫn mang lại mức lợi nhuận cao. Năm 2013 tỉ suất chi phí trên lợi nhuận chung của các cơ sở may gia công trên toàn huyện là khoảng 615,81đồng/100 đồng lợi nhuận. Con số này cần được cải thiện trong những năm tới để có thể dần dần trở thành con số nhỏ hơn.

Chi phí/doanh thu cho biết mức chi phí bỏ ra để đạt một đồng doanh thu. Giá trị này của các cơ sở là khá đồng đều. TB là 0,85 đồng chi phí/1 đồng doanh thu.

Xét về chi phí trung gian IC, chi phí sản xuất phản ánh hao phí vào lao động sống và lao động vật hóa để tạo nên sản phảm sản xuất, chi phí thấp giúp cho cơ sở sản xuất có điều kiện có thu nhập cao hơn. Chi phí sản xuất là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất, phản ánh quy trình tốt hay xấu, hiện đại hay thủ công, hiệu quả hay không hiệu quả, mức tiêu tốn nguyên liệu ít hay nhiều. Nhìn vào bảng, năm 2013 cơ sở may gia công đầu tư chi phí trung bình 39,96 triệu đồng/tháng/cơ sở. Tùy vào quy mô mà mức độ đầu tư chi phí là khác nhau giữa các cơ sở. Tuy nhiên không thể vận dụng quy luật quy mô càng lớn thì chi phí càng lớn. Quy luật này không đúng hoàn toàn cho gia công may.

4.1.4.4 Sản phẩm của các cơ sở may gia công

hàng hóa, lấy từ nhiều nguồn khác nhau, theo số liệu tổng hợp được từ các cơ sở được điều tra thì các mặt hàng chủ yếu thường được các cơ sở gia công như sau:

- Găng tay: chủ yếu là lót găng tay lấy từ các công ty chuyên sản xuất và gia công găng tay xuất khẩu như Công Ty TNHH Sectina, CT TNHH Phương Oanh. Trong 20 cơ sở điều tra có tới 14 cơ sở gia công mặt hàng này trong năm 2013 chiếm tới 70% số cơ sở.

- Các loại áo khoác 2 lớp, 3 lớp thường được cung cấp bởi các CT TNHH May 2,CT TNHH Richway, CT TNHH Vinaho,…có 25% các cơ sở chuyên gia công mặt hàng này trong năm 2013

- Lót áo khoác xuất khẩu: có 15% các cơ sở từng gia công mặt hàng này trong năm 2013.

- Nẹp, cổ, đai, mũ: Chỉ có 5% số cơ sở may gia công nhận được đơn hàng có các mặt hàng này trong năm 2013

- Áo phông: 15% các cơ sở có gia công mặt hàng này trong năm 2013 - Quần áo đồng phục các loại: 25% các cơ sở từng gia công mặt hàng này trong năm 2013

- Quần áo và các thiết bị bảo hộ lao động(găng tay bảo hộ): 30% các cơ sở gia công mặt hàng này trong năm 2013

- Quần áo thị trường(hàng chợ): có 25% các cơ sở gia công mặt hàng này trong năm 2013

Các loại hàng hóa khác nhau thì giá cả gia công sẽ khác nhau.

Bảng 4.12: Phí gia công của các mặt hàng được gia công phổ biến BQ các cơ sở may gia công tại huyện Tứ Kỳ

STT Mặt hàng Đơn giá (đồng/1 đơn vị SP Số lượng (Chiếc/tháng) Thành tiền (Triệu đồng) 1 Găng tay 3500 10500 36,75 2 Áo khoác 2 lớp 16000 2000 32 3 Áo khoác 3 lớp 18000 1800 32,4

4 Lót áo xuất khẩu 25000 1500 37,5

6 Quần, áo đồng phục HS 8000 3400 27,2

7 Áo thời trang 8000 3100 24,8

8 Quần, áo bảo hộ LĐ 13000 2200 28,6

9 Nẹp áo 3000 13000 39

10 Cổ áo 5000 8000 40

11 Mũ 10000 3800 38

Có thể thấy các mặt hàng gia công xuất hiện tại các cơ sở may gia công trên địa bàn huyện Tứ Kỳ năm 2013 có các đơn giá khác nhau và từ đó kéo theo lợi nhuận mang về cho cơ sở cũng khác nhau. Nhìn vào bảng 4.12 ta thấy rất rõ: Nếu gia công các mặt hàng như găng tay, lót áo xuất khẩu hay một số bộ phận của quần áo xuất khẩu như nẹp, mũ, cổ áo thì phí gia công thu về một tháng sẽ cao hơn là các mặt hàng đồng phục học sinh, quần áo bảo hộ, quần áo thị trường,…Có thể so sánh mặt hàng cao nhất và thấp nhất trong bảng đó là cổ áo xuất khẩu và quần áo thời trang mang tính thị trường thì thấy nếu sản xuất mặt hàng cổ áo của quần áo xuất khẩu doanh thu một tháng thu về sẽ cao hơn mặt hàng quần áo thị trường là 15,2 triệu đồng. Đây là một con số thể hiện sự chênh lệch rất lớn về doanh thu mà các mặt hàng gia công khác nhau đem lại.

Vậy là để mang lại doanh thu cao cho cơ sở may gia công của mình rõ ràng các chủ cơ sở cần tìm cho mình những mặt hàng gia công có thể đem lại doanh thu và lợi nhuận cao nhất, tuy nhiên tùy theo điều kiện của từng cơ sở và khả năng tìm kiếm nguồn hàng của chủ cơ sở thì cơ sở sẽ có các mặt hàng gia công như thế nào, không phải cơ sở nào cũng có thể tìm cho mình mặt hàng gia công mang lại lợi nhuận cao nhất, tùy theo các mối quan hệ các chủ cơ sở gây dựng được mà theo đó các mặt hàng gia công của các cơ sở là khác nhau. Lại thêm lý do hàng hóa may gia công không đều trong năm và biến động theo mùa, theo xu thế thị trường, theo thị hiếu khách hàng mà có những cơ sở trong một khoảng thời gian nhất định vẫn phải gia công những mặt hàng ít lợi nhuận để duy trì cơ sở.

Từ đây có thể thấy mặt hàng gia công trong may gia công là rất quan trọng, cơ sở gia công mặt hàng gì cũng có thể quyết định tới sự phát triển trong tương lai của cơ sở đó. Đây là một khó khăn cũng là thuận lợi đối với cơ sở may gia công.

4.1.5 Phân tích SWOT cho phát triển nghề may gia công trên địa bàn huyện Tứ Kỳ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN NGHỀ MAY GIA CÔNG TRONG hộ NÔNG dân ở HUYỆN tứ kỳ, (Trang 83 - 88)