Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN NGHỀ MAY GIA CÔNG TRONG hộ NÔNG dân ở HUYỆN tứ kỳ, (Trang 53 - 54)

Thu thập số liệu là việc làm cần thiết không thể thiếu đối với bất cứ một đề tài nghiên cứu nào. Bởi số liệu là yếu tố phản ánh đúng nhất các hiện tượng kinh tế xã hội. Số liệu cần cho sự phân tích đánh giá hiện tượng kinh tế xã hội gồm có số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Mỗi loại này lại có cách thu thập khác nhau.

Số liệu thứ cấp bao gồm: Sử dụng tài liệu thông qua các công trình nghiên cứu đã được công bố của các tác giả trong và ngoài nước, những báo cáo, nghị quyết của trung ương Đảng, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, những nghiên cứu trước đây trong vấn đề may gia công trong hộ nông dân… thông tin qua các báo cáo thống kê, niên giám thống kê của tổng cục

thống kê huyện Tứ Kỳ qua các năm, các dự án quy hoạch của huyện về các vấn đề như lao động, việc làm. Qua đó nhằm phân tích, khái quát về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, các giải pháp và kết quả đã thực hiện trong quá trình phát triển may gia công trong hộ nông dân trong thời gian qua.

Số liệu sơ cấp: Thu thập theo phương pháp điều tra chọn mẫu. Xác định mẫu điều tra, số mẫu và cơ cấu mẫu điều tra ở địa bàn nghiên cứu đã lựa chọn theo phương pháp lập phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp các cơ sở may gia công và các hộ gia đình trên địa bàn huyện. Sử dụng các phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi đóng mở, nội dung phiếu điều tra phục vụ cho tính toán, phân tích để làm rõ thực trạng phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân trên địa bàn. Là tài liệu, số liệu thu thập được thông qua điều tra, cách điều tra như: Quan sát, phỏng vấn trực tiếp các chủ cơ sở may gia công, lao động may gia công, các tài liệu liên quan tới may gia công tại các cơ sở.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN NGHỀ MAY GIA CÔNG TRONG hộ NÔNG dân ở HUYỆN tứ kỳ, (Trang 53 - 54)