Quy mô doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố quyết định đến chính sách cổ tức của công ty, bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Giả thuyết nghiên cứu

3.1.2 Quy mô doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp được xem là yếu tố có tác động đáng kể đến quyết định chính sách cổ tức, mặc dù những phát hiện có sự mâu thuẫn về chiều hướng tác động này. Một số lượng lớn các nghiên cứu trước đây đã xem xét mối quan hệ giữa

quy mơ doanh nghiệp và chính sách cổ tức nhưng khơng đạt được sự đồng thuận. Cụ thể, một số nghiên cứu thực nghiệm đã tìm thấy tồn tại mối quan hệ đáng kể giữa lượng cổ tức tiền mặt được thanh toán và quy mô của doanh nghiệp (Jakob và Johannes, 2008). Hơn thế nữa, Jensen và Meckling (1976) cho rằng đối với các cơng ty lớn thì nhà quản lý có quyền kiểm sốt nhiều hơn vì đối với loại hình quy mơ lớn thì quyền sở hữu cơng ty đã bị phân tán nhiều hơn, và khi đó sự giám sát của cổ đông sẽ yếu dần đi. Cho nên, vấn đề đại diện và vấn đề thông tin bất cân xứng của các doanh nghiệp này sẽ gia tăng. Chính sách trả cổ tức được xem như là một công cụ được dùng để giảm thiểu vấn đề này, bởi vì khi cơng ty thanh tốn cổ tức thì có ngụ ý đang thực hiện gửi các tín hiệu tích cực về triển vọng trong tương lai của công ty ra bên ngồi, từ đó tạo ra niềm tin tốt đối với các nhà quản lý và mức độ vấn đề đại diện của công ty sẽ thấp hơn (Lloyd và các cộng sự, 1985; Sawicki, 2005). Niềm tin tốt đối với các nhà quản lý sẽ thúc đẩy không chỉ chia sẻ thu nhập của công ty với các cổ đơng mà cịn sẵn sàng chấp nhận một sự giám sát từ thị trường vốn bên ngồi khi nhu cầu tài chính gia tăng với các khoản trả cổ tức cao (Bhattacharya, 1979; Rozeff, 1982; Dempsey và Laber, 1992; Mitton, 2004). Đồng thời, nếu công ty thường xuyên tiếp cận nguồn vốn bên ngồi thì vấn đề giám sát và vấn đề rủi ro đều có thể suy giảm. Vì khi đó nhà đầu tư có cơ hội để giám sát chặt chẽ công ty và làm cho nhà quản lý sẽ đưa ra các quyết định vì lợi ích của nhà đầu tư hơn. (Easterbrook, 1984).

Các nghiên cứu khác đã xem xét đối với các doanh nghiệp nhỏ, khi cần huy động vốn từ bên ngồi thì phải chịu chi phí giao dịch cao nên việc trả cổ tức sẽ thấp (Holder và các cộng sự, 1998). Lý thuyết cho rằng các doanh nghiệp nhỏ hơn sẽ ít đa dạng hơn về mặt sản xuất, và do đó, rủi ro phải đối mặt sẽ cao hơn và sẽ gặp nhiều ràng buộc về tài chính hơn (Behr và Güttler, 2007). Đồng thời, do các công ty tương đối nhỏ nên khó tìm được nguồn viện trợ từ bên ngồi và lãi suất huy động sẽ bị cao hơn vì tài sản đảm bảo nhỏ và không đa dạng nên thường thanh toán mức cổ tức cao hơn để thu hút nhà

đầu tư (Duria và các cộng sự, 1999; Lehmann và Neuberger, 2000). Do đó, khả năng tiếp cận với các nguồn tài trợ bên ngoài sẽ trở nên khó khăn và chi phí tiếp cận sẽ tương đối cao, điều này sẽ làm hạn chế khả năng thanh tốn cổ tức của các cơng ty nhỏ và khiến họ có khuynh hướng giữ lại các nguồn vốn nội bộ này để tài trợ cho các dự án đầu tư với mục đích tăng trưởng trong tương lai.

Mặt khác, một số bằng chứng thực nghiệm khác lại tìm thấy tồn tại mối tương quan âm giữa quyết định trả cổ tức và quy mô doanh nghiệp. Các nghiên cứu này ghi nhận phản ứng của sự thay đổi giá cổ phiếu đối với các cơng ty có quy mơ tương đối nhỏ so với cơng ty có quy mơ lớn hơn khi xuất hiện các thông báo chi cổ tức cao hơn (Jin, 2000; Yoon và Starks, 1995). Có ý kiến cho rằng quy mơ của cơng ty càng lớn thì thơng tin cơng khai về doanh nghiệp càng lớn và vấn đề thông tin bất cân xứng sẽ suy giảm (Eddy và Seifert, 1988). Mà vấn đề thông tin bất cân xứng giữa người bên trong và bên ngoài sẽ xác định giá trị của các nội dung thông tin được thể hiện trong thanh tốn cổ tức. Do đó, chuỗi lý thuyết này hàm ý rằng sức mạnh tín hiệu của cổ tức sẽ suy giảm với sự gia tăng trong quy mô doanh nghiệp, điều này sẽ ngăn cản các công ty lớn thực hiện chi trả cổ tức. Cho nên luận văn đưa ra kỳ vọng về dấu đối với mối quan hệ giữa chính sách chi trả cổ tức và quy mô doanh nghiệp như sau:

H2. Mối tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và quyết định chi trả cổ tức của các doanh nghiệp có thể là dương (+) hoặc âm (-).

Đồng thời, trong luận văn này, quy mơ doanh nghiệp được tính tốn tương tự với các cách đo lường trước đây (Eddy và Seifert, 1988; Redding, 1997; Gul, 1999; Dang và Li, 2005; Awan và các cộng sự, 2011; Jabbouri, 2016) bằng cách sử dụng logarithm tự nhiên của tổng tài sản để đại diện cho quy mô doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố quyết định đến chính sách cổ tức của công ty, bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)