Triển vọng tăng trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố quyết định đến chính sách cổ tức của công ty, bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Giả thuyết nghiên cứu

3.1.4 Triển vọng tăng trưởng

Qua cuộc khảo sát các nhà quản lý Canada về cách họ đưa ra quyết định chi trả cổ tức, Baker và các cộng sự (2008) khẳng định các quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định chi trả cổ tức phải nhất quán và phụ thuộc vào nhau. Partington (1983) công nhận phát hiện này bằng việc thể hiện khả năng mà công ty quyết định chi trả cổ tức và quy mô của quyết định này phụ thuộc vào tiềm năng đầu tư và triển vọng tăng trưởng của cơng ty. Trong khi đó, các nghiên cứu khác ghi nhận rằng triển vọng tăng trưởng sẽ có xu hướng làm giảm nguồn tiền mặt mà cơng ty đang nắm giữ do tiền mặt này có thể được sử dụng để chi trả cổ tức (Smith và Watts, 1992; Gaver và Kenneth, 1993; Faccio và các cộng sự, 2001). Phù hợp với lý thuyết vòng đời, các cơng ty chậm hoặc khơng có triển vọng tăng trưởng sẽ phải thực hiện quyết định trả cổ tức ở mức cao ở giai đoạn trưởng thành (Baker và Kapoor, 2015). Ngược lại, các doanh nghiệp có triển vọng tăng trưởng cao có thể quyết định giữ lại phần lớn thu nhập để giảm thiểu tiếp cận với các nguồn tài trợ bên ngoài khi đang có nhu cầu về vốn để trang trải cho các dự án trong tương lai (Kania và Bacon, 2005).

Một lời giải thích hợp lý là việc đầu tư vào mức vốn lưu động cần thiết để đạt được sự gia tăng trong doanh thu, tạo ra một mức tăng trưởng cao hơn so với mức gia tăng của đòng tiền (Higgins, 1972, 1981). Tuy nhiên, các bằng chứng thực nghiệm cũng lập luận rằng tồn tại mối tương quan âm giữa triển vọng tăng trưởng và quyết định thanh toán cổ tức chỉ có hiệu lực ở các nước có sự bảo hộ pháp lý mạnh mẽ cho các cổ đơng (Mitton, 2004). Có thể thấy rằng, trong trường hợp các cổ đông nghi ngờ sẽ không được chia sẻ lợi nhuận trong tương lai từ phía cơng ty, thì các cổ đông này sẽ muốn nhận phần cổ tức hiện tại bằng cách gây áp lực lên các nhà quản lý để được trả cổ tức, bất kể cơ hội tăng trưởng như thế nào (La Porta và các cộng sự, 2000). Mức độ bảo vệ nhà đầu tư và sự phù hợp của các cơ chế quản trị khác nhau giữa các nước được điều tra, làm phức tạp bản chất của mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và cơ hội tăng

trưởng. Cho nên luận văn đưa ra kỳ vọng về dấu đối với tác động của cơ hội tăng trưởng đến quyết định chi trả cổ tức như sau:

H4: Mối tương quan giữa triển vọng tăng trưởng và quyết định chi trả cổ tức của các cơng ty có thể là dương (+) hoặc âm (-).

Đồng thời, trong nghiên cứu này, cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp được tính tốn tương tự với cách đo lường trước đây (Rozeff, 1982; Lloyd và các cộng sự, 1985; Jensen và các cộng sự, 1992; Alli và các cộng sự, 1993; Manos, 2003; Jabbouri, 2016) bằng cách sử dụng phần trăm thay đổi trong tổng tài sản ở năm t so với năm t - 1 để đại diện cho cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố quyết định đến chính sách cổ tức của công ty, bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)