CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Giả thuyết nghiên cứu
3.1.8 Tình hình nền kinh tế
Sự tương đồng về chính sách cổ tức giữa các quốc gia chủ yếu là do sự khác biệt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, Glen và các cộng sự (1995) cho rằng điều này được thể hiện trong hoạt động thị trường chứng khoán. Những thay đổi từ các yếu tố kinh tế vĩ mô không chỉ ảnh hưởng đến nền tảng của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến các quyết định của công ty (Zarnowitz, 1985; Mascarenhas và Aaker, 1989). Theo đó, các nhà quản lý có thể thay đổi quyết định đầu tư, tài trợ cũng như các quyết định chi trả cổ tức để phù hợp với những thay đổi trong điều kiện kinh tế. Các tài liệu trước đây cho thấy sự biến động kinh tế thúc đẩy các nhà quản lý để thay đổi kết hợp tài chính của họ như thế nào (Hatzinikolaou và các cộng sự, 2002). Có thể trì hỗn, cắt giảm hoặc mở rộng các khoản đầu tư của họ (Huizinga, 1993; Carpenter và các cộng sự, 1994), hoặc quyết định các chiến lược như mua lại và sáp nhập (Nelson, 1959; Weston and Mansinghka, 1971; Melicher và Rush, 1973; Melicher và các cộng sự, 1983). Những biến động của nền kinh tế này cũng thúc đẩy các nhà quản lý thay đổi quyết định trả cổ tức hoặc chuyển tín hiệu cho nhà đầu tư hoặc điều chỉnh quyết định thanh toán cổ tức đối với các điều kiện kinh tế hiện hành (Greer, 1984; Mascarenhas và Aaker, 1989).
Những tác động tiêu cực có liên quan đến các biến động kinh tế vĩ mô tại các thị trường tài chính mới nổi (Pallage và Robe, 2003) và hạn chế của các doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường vốn quốc tế trong môi trường này, đặc biệt ở các quốc gia có mơi trường kinh tế nghèo nàn (Kaminsky và các cộng sự, 2004) sẽ làm thay đổi chính sách chi trả cổ tức.
Khi các điều kiện của nền kinh tế khác nhau sẽ làm thay đổi sức mạnh tín hiệu trong cổ tức của doanh nghiệp (Salminen và Martikainen, 2008; Farooq và các cộng sự, 2012). Các nghiên cứu cho rằng các nhà đầu tư sẽ có khuynh hướng phản ứng với việc thanh tốn cổ tức mạnh mẽ hơn trong thời kỳ suy thoái kinh tế so với giai đoạn tăng trưởng ổn định. Điều này ghi nhận rằng mức độ mà các nhà đầu tư quan tâm quyết định trả cổ tức trong giai đoạn tăng trưởng cao sẽ tương đối thấp hơn, nó được phản ánh bằng việc khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong quyết định cổ tức thì nhà đầu tư ít quan tâm và ít phản ứng hơn (Farooq và các cộng sự, 2012). Một cách giải thích hợp lý về phát hiện này là trong thời kỳ kinh tế tốt, mối lo ngại về quản trị doanh nghiệp sẽ thấp hơn và nhà đầu tư cũng ít phản ứng trong việc thay đổi quyết định về cổ tức. Rajan và Zingales (1998) đã khẳng định với thời kỳ kinh tế tốt như thị trường Đơng Á thì các nhà đầu tư có thể bỏ qua các vấn đề về quản trị doanh nghiệp. Các tác giả cho rằng cả nhà quản lý và nhà đầu tư đều chú ý ít hơn đến các cơ chế quản trị khi thị trường đang bùng nổ và sự ưa thích của nhà đầu tư đối với rủi ro là rất cao. Một trong những giải thích được đề xuất là miễn là các nhà đầu tư kiếm được những gì họ mong đợi, họ sẽ ít chú ý hơn đến việc quản trị doanh nghiệp trong công ty cũng như chính sách chi trả cổ tức (Shleifer và Vishny, 1997; Mitton, 2002). Tuy nhiên, trong thời kỳ suy thoái kinh tế khi thu nhập giảm và nguồn lực của công ty trở nên dễ bị tổn thất hơn bởi cổ đơng nội bộ thì nhà đầu tư rất quan tâm đến vấn đề quản trị doanh nghiệp (Johnson và các cộng sự, 2000). Trong những trường hợp như vậy, cổ đông yêu cầu trả cổ tức để tăng lợi nhuận của họ đã bị ảnh hưởng bởi hiệu suất của thị trường và để giảm khả năng bị
chiếm đoạt bởi cổ đông nội bộ (Lemmon và Lins, 2003). Ngoài ra, nhà quản lý và cổ đơng nội bộ có thể tăng cường thanh toán trong một khoảng thời gian thực hiện thị trường, vì cổ tức là cơng cụ hiệu quả nhất làm cho các nhà đầu tư có thể an tâm về tương lai của công ty và phản ánh sự quản trị thích hợp và các vấn đề đại diện thấp. Cho nên luận văn đưa ra kỳ vọng về dấu đối với tác động của tình hình nền kinh tế đến quyết định thanh tốn cổ tức của các cơng ty như sau:
H8: Mối tương quan giữa tình hình nền kinh tế và quyết định chi trả cổ tức của các doanh nghiệp là âm (-).
Trong luận văn này, tình hình nền kinh tế được tính tốn tương tự với cách đo lường trước đây (Rajan và Zingales, 1998; Salminen và Martikainen, 2008; Farooq và các cộng sự, 2012; Jabbouri, 2016) bằng cách sử dụng tỷ suất sinh lợi chứng khoán của sàn mà doanh nghiệp niêm yết để phản ánh tình hình nền kinh tế.
Bảng 3.1 Mô tả biến
Biến Đo lường biến Kỳ vọng dấu
Cổ tức (Pay1) tỷ lệ cổ tức tiền mặt trên thu nhập sau
thuế của mỗi cổ phần
Cổ tức (pay2)
tỷ lệ cổ tức tiền mặt trên doanh thu thuần của mỗi cổ phần
Quy mô Logarithm tự nhiên của tổng tài sản +/-
Đòn bẩy tỷ lệ tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn
trên tổng tài sản
-
Cơ hội tăng trưởng sự gia tăng trong tổng tài sản năm t so
với năm t - 1
+/- Thanh khoản tỷ lệ tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho +
trên nợ ngắn hạn
Dòng tiền tự do
tỷ lệ lợi nhuận sau thuế cộng khấu hao cộng lãi vay trừ chi tiêu vốn trên tổng tài sản
+
Quyết định cổ tức trong
quá khứ mức độ chi trả cổ tức trong quá khứ
+/-
Lợi nhuận hiện tại tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở
hữu
+
Lợi nhuận tương lai
tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên số lượng cổ phần lưu hành
+
Tình hình nền tế tỷ suất sinh lợi của sàn mà doanh nghiệp
niêm yết
-
Nguồn: Tổng hợp của tác giả