CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Mơ hình nghiên cứu
Nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu về những yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng ngân hàng đã sử dụng mơ hình với số liệu dạng bảng động như Abhiman Das & Saibal Ghosh (2007), Daniel Foos & ctg (2010), Gabriel Jimenez & Jesus Saurina (2006)…
Dựa vào các giả thuyết nghiên cứu đã được phát biểu ở trên, mơ hình nghiên cứu được đề xuất như sau:
Mơ hình hồi quy bảng động:
𝐋𝐋𝐑𝐢𝐭 = 𝛃𝟎+ 𝛃𝟏𝐋𝐋𝐑𝐢,𝐭−𝟏+ 𝛃𝐣𝐗𝐢𝐭+ 𝛂𝐢
Diễn giải cụ thể cho các biến:
𝐋𝐋𝐑𝐢𝐭 = 𝛃𝟎 + 𝛃𝟏𝐋𝐋𝐑𝐢,𝐭−𝟏 + 𝛃𝟐𝐋𝐆𝐢𝐭+ 𝛃𝟑𝐋𝐆𝐢,𝐭−𝟏 + 𝛃𝟒𝐍𝐏𝐋𝐢𝐭+ 𝛃𝟓𝐒𝐈𝐙𝐄𝐢𝐭 + 𝛃𝟔𝐑𝐎𝐄𝐢𝐭+ 𝛃𝟕𝐆𝐃𝐏𝐢𝐭+ 𝛃𝟖𝐆𝐃𝐏𝐢,𝐭−𝟏+ 𝛃𝟗𝐈𝐍𝐅𝐢𝐭+ 𝛂𝐢,𝐭
i = 1, 2, …, 15 (Ngân hàng thứ i)
t = 1, 2, …, 9 (Thứ tự các năm, từ 2007 – 2015)
LLRit: Rủi ro tín dụng của NHTM thứ I trong năm t;
LGi,t−1: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của NHTM thứ I trong năm t - 1;
NPLit: Tỷ lệ nợ xấu của NHTM thứ I trong năm t;
SIZEit: Quy mô của NHTM thứ I trong năm t;
ROEit: Khả năng sinh lợi của NHTM thứ I trong năm t; GDPit: Tốc độ tăng trưởng GDP thực năm t;
GDPi,t−1: Tốc độ tăng trưởng GDP thực năm t-1;
INFit: Tỷ lệ lạm phát năm t;
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng mơ hình hồi quy dạng bảng động, phương pháp GMM để kiểm định tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các mơ hình dạng tĩnh như Pooled regression, FEM, REM để so sánh với mơ hình dạng bảng động.
Phương pháp GMM có thể khắc phục được các giả thuyết bị vi phạm khi sử dụng phương pháp OLS (như tự tương quan, phương sai thay đổi hay hiện tượng nội sinh).